Ngân hàng tháo gỡ khó khăn cho người dân trong dịch bệnh Corona

2020-02-21 21:13:39 0 Bình luận
Việt Nam là một quốc gia láng giềng với Trung Quốc, chung đường biên giới, có sự giao thương kinh tế, du lịch và đi lại lớn. Do vậy, Việt Nam được các tổ chức y tế đánh giá là có nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh Covid-19.

 Đánh giá đúng mức độ nghiêm trọng của dịch Covid-19, Đảng và Chính phủ đã sớm có những biện pháp khẩn trương, kịp thời, đặc biệt là ngày 28/1/2020 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 05/CT-TTg về phòng, chống dịch bệnh viêm phổi Covid-19, thành lập Tổ phản ứng nhanh với sự vào cuộc của các Bộ, ngành, địa phương nhằm đảm bảo hiệu quả cao nhất cho công tác phòng - chống dịch bệnh, hạn chế tối đa sự lây lan. Để đối phó với các tác động của dịch Covid-19 đối với hoạt động ngân hàng, NHNN đã có nhiều chỉ đạo các tổ chức tín dụng (TCTD) có phương án tổ chức kinh doanh phù hợp, không ảnh hưởng đến khách hàng, xem xét giảm lãi suất, giãn nợ cho các doanh nghiệp (DN), hộ gia đình chịu nhiều ảnh hưởng, thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt…

Phó Thống đốc thường trực NHNN Việt Nam Đào Minh Tú phát biểu tại Hội nghị

Ảnh hưởng của dịch Covid-19 đến hệ thống ngân hàng sẽ chủ yếu thông qua tác động đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của DN, khách hàng và bản thân ngân hàng. Theo đó, dự báo dịch bệnh Covid-19 sẽ tác động ở 3 khía cạnh quan trọng: (1) Cầu tín dụng giảm, do nhu cầu tín dụng của các DN, hộ gia đình thấp hơn, đặc biệt là trong quý 1 và quý 2; (2) Tiềm ẩn nợ xấu tăng, khi các DN, hộ gia đình chịu tác động tiêu cực từ dịch bệnh, dẫn đến hoạt động sản xuất kinh doanh gặp khó khăn; (3) Nhu cầu giao dịch qua ngân hàng số, thanh toán không dùng tiền mặt tăng do một số khách hàng ngại tiếp xúc.

Một trong những tác động và cũng là thách thức lớn nhất của dịch bệnh này chính là yếu tố tâm lí. Khi tâm lí lo ngại gia tăng, nhu cầu giải trí, du lịch, tiêu dùng sẽ giảm xuống (trong khi thường sẽ tăng tốt hơn vào dịp đầu năm); hoạt động sản xuất kinh doanh, nhất là các ngành sản xuất theo chuỗi cung ứng sẽ cầm chừng, thậm chí bị gián đoạn; hoạt động xuất – nhập khẩu sẽ khó khăn hơn… Ngược lại, nếu tâm lí vững vàng và ổn định hơn, cùng với đó là những tiến triển trong đối phó với dịch bệnh ở cả cấp độ toàn cầu và trong nước, các hoạt động sẽ dần trở lại bình thường, thậm chí hồi phục nhanh chóng.

Để đối phó với các tác động của dịch đối với hoạt động ngân hàng, NHNN đã có nhiều chỉ đạo các TCTD có phương án tổ chức kinh doanh phù hợp, không ảnh hưởng đến khách hàng, xem xét giảm lãi suất, giãn nợ cho các DN, hộ gia đình chịu nhiều ảnh hưởng, thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt… Đáng chú ý trong cuộc họp với 21 NHTM ngày 6/2/2020 vừa qua, NHNN đã yêu cầu các NHTM không được tăng lãi suất cũng như có các biện pháp hỗ trợ khách hàng vay để giảm thiểu thiệt hại với nền kinh tế do ảnh hưởng của virus Corona. Dịch bệnh này có thế khiến lãi suất huy động và cho vay khó giảm hơn nhưng với sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ và NHNN, lãi suất vẫn có khả năng giảm, rõ nhất là ở nửa cuối năm khi dịch bệnh lắng xuống và giải ngân đầu tư công có kết quả tốt. Thực tế trong những ngày gần đây, các TCTD cũng đang chủ động, tích cực thực hiện và một số TCTD đã công bố giảm lãi suất hoặc có các gói hỗ trợ tín dụng cũng như tư vấn, thông tin đến khách hàng về dịch bệnh và phòng ngừa.

Hiện tại có 2 diễn biến mà các nhà đầu tư có thể trông đợi, đó là:

Thứ nhất là làn sóng kích thích kinh tế, hạ lãi suất tại hàng loạt các quốc gia. Ở Việt Nam, đó là tích cực giải ngân đầu tư công và hạ lãi suất cho vay. Dịch bệnh ở góc độ tích cực cũng là một động lực rất lớn để gia tăng quyết tâm tái cơ cấu, từ đó mang lại sức bật mạnh cho kinh tế Việt Nam cả ngắn hạn cũng như dài hạn.

Thứ hai là kết quả xếp hạng thị trường, với việc Việt Nam có thể được  FTSE cân nhắc nâng hạng. Dù khả năng này không lớn nhưng những nỗ lực vừa qua của Việt Nam chắc chắn sẽ được ghi nhận, từ đó mang lại tâm lí tích cực cho thị trường.

Trên thực tế, những hộ gia đình và DN vay vốn phát triển nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định 116/2018/NĐ-CP sửa đổi một số điều của Nghị định số 55/2015/NĐ-CP đã được hỗ trợ gia hạn nợ hữu hiệu. Theo đó, trường hợp khách hàng bị thiệt hại về vốn vay, tài sản hình thành từ vốn vay do hậu quả thiên tai, dịch bệnh xảy ra trên phạm vi rộng hoặc do nguyên nhân khách quan, bất khả kháng và được các TCTD đánh giá chưa có khả năng hoặc không có khả năng trả nợ vay cho TCTD, chính quyền địa phương đánh đánh giá cụ thể thiệt hại, báo cáo Thủ tướng Chính phủ, NHNN, Bộ Tài chính để được xem xét khoanh nợ không tính lãi đối với dư nợ bị thiệt hại; thời gian khoanh nợ tối đa 2 năm.

Các khoản nợ khoanh được giữ nguyên nhóm nợ như đã phân loại trước khi thực hiện khoanh nợ. Số tiền lãi TCTD không thu được do đã thực hiện khoanh nợ cho khách hàng được ngân sách nhà nước cấp tương ứng từ ngân sách địa phương. Trường hợp ngân sách địa phương khó khăn, các cơ quan hữu quan quyết định hỗ trợ từ dự phòng ngân sách trung ương. Nếu khách hàng khi tham gia mua bảo hiểm đối với đối tượng sản xuất nông nghiệp hình thành từ nguồn vốn vay, được TCTD giảm lãi suất cho vay với mức tối thiểu 0,2%/năm so với lãi suất của các khoản cho vay cùng loại và có thời hạn tương ứng.

Hộ gia đình và DN vay vốn nếu bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh lập hồ sơ đề nghị khoanh nợ, trong đó có chứng thực của chính quyền địa phương xác nhận có thiên tai dịch bệnh và tài liệu chứng minh khách hàng có vay vốn tại TCTD. Trong thời gian 30 ngày kể từ ngày có văn bản thông báo tình trạng thiên tai, dịch bệnh trên phạm vi rộng của chính quyền cấp tỉnh hoặc từ ngày xảy ra thiệt hại do nguyên nhân khách quan, bất khả kháng, chi nhánh TCTD, quỹ tín dụng nhân dân phối hợp với khách hàng lập hồ sơ đề nghị khoanh nợ.

Sau thời gian xét duyệt và trình hồ sơ theo quy định của Nghị định này, NHNN chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính xem xét quyết định việc khoanh nợ. Trong trường hợp tổng số tiền đề nghị khoanh nợ của các TCTD cùng một đợt thiên tai, dịch bệnh hoặc cùng đợt xảy ra rủi ro do nguyên nhân khách quan, bất khả kháng thì quyết định khoanh nợ, nếu số tiền vay thuộc thẩm quyền của NHNN thì cơ quan này quyết định, nếu vượt quá thẩm quyền trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.

Theo thống kê của NHNN Việt Nam, tính đến cuối tháng 11/2019 chỉ tính riêng dư nợ bị thiệt hại do ảnh hưởng của dịch tả lợn châu Phi đã gần 2.000 tỉ đồng, các TCTD đã hỗ trợ người chăn nuôi lợn các tỉnh thành có dịch qua các biện pháp như cơ cấu lại thời hạn trả nợ 493,4 tỉ đồng dư nợ; miễn giảm lãi suất cho vay cho dư nợ 141,2 tỉ đồng; cho vay mới phục hồi sản xuất kinh doanh 294,3 tỉ đồng; các biện pháp khác (ưu tiên thu hồi vốn gốc và trả lãi sau...) 22 tỉ đồng. Điều đó cho thấy trên thực tế hệ thống ngân hàng luôn đồng hành và thực hiện nghiêm các chính sách hỗ trợ tài chính cho người vay vốn mỗi khi gặp thiên tai dịch bệnh.

Khi người vay vốn gặp khó khăn do dịch bệnh gây nên, nếu được ngân hàng cho kéo dài thời gian trả nợ nhưng không bị ngân hàng chuyển nhóm nợ có ý nghĩa rất lớn vì người vay vốn không bị áp lực trả lãi hàng tháng hoặc theo kỳ; bản thân các TCTD cũng không bị gia tăng mạnh nợ xấu.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Quảng Ninh: Thông qua 14 nghị quyết quan trọng tại Kỳ họp thứ 18 HĐND tỉnh

Sau một ngày (19/4) làm việc khoa học, nghiêm túc, trách nhiệm, Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh Quảng Ninh khóa XIV nhiệm kỳ 2021 - 2026 đã hoàn thành toàn bộ nội dung, chương trình Kỳ họp thứ 18 theo quy định tại Luật Tổ chức chính quyền địa phương và các quy định pháp luật hiện hành.
2024-04-20 13:28:10

Hải Phòng tổ chức thi kể chuyện theo sách

Đây là hoạt động thường niên và là năm thứ 10 TP.Hải Phòng tổ chức, hưởng ứng các hoạt động về Ngày Sách nhằm khuyến khích và phát triển phong trào đọc sách trong cộng đồng, khẳng định sách và văn hóa đọc mãi trường tồn.
2024-04-20 09:09:26

Hải Phòng tổ chức gặp mặt chiến sĩ Điện Biên và thân nhân

Sáng 19/4, TP.Hải Phòng tổ chức buổi gặp mặt thân nhân liệt sĩ, thanh niên xung phong, dân quân hỏa tuyến, những người đã trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ năm xưa.
2024-04-20 08:25:46

Chia sẻ về chữ “thật” của TH true MILK tại Diễn đàn Thương hiệu Quốc gia Việt Nam 2024

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng chất lượng sản phẩm và mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.
2024-04-19 17:55:22

Cựu chiến binh xã Quảng Hải tổ chức nhiều mô hình phát triển kinh tế

Chiều 19/4, Hội cựu chiến binh xã Quảng Hải, thị xã Ba Đồn tổ chức Hội nghị tổng kết phong trào thi đua “Cựu chiến binh gương mẫu” giai đoạn 2019 – 2024.
2024-04-19 16:20:00

Việt Nam nằm trong tốp đầu châu Á về đầu tư cơ sở hạ tầng

Ngày 18/4, trong khuôn khổ “Tuần lễ bền vững”, Đại hội đồng Liên hợp quốc (LHQ) đã tổ chức Phiên thảo luận cấp cao về Thúc đẩy phát triển bền vững thông qua kết nối cơ sở hạ tầng.
2024-04-19 11:24:44
Đang tải...