Nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn - Mái nhà chung ấm tình đồng đội

2017-07-02 21:17:00 0 Bình luận
HOANHAP.VN - Sau những năm tháng mưa bom bão đạn, đại ngàn Trường Sơn đã trở lại sự bình yên đời thường, anh linh của những người lính quả cảm năm xưa vẫn hiện hữu, vẫn rộn ràng bên những bản bản hùng ca lịch sử, sống chung một mái nhà đồng đội - nghĩa trang Trường Sơn.

Mỗi năm, Nghĩa trang Trường Sơn đón hàng triệu lượt người đến thăm viếng


Nghĩa trang Trường Sơn tọa lạc trên khu đồi Bến Tắt, cạnh đường quốc lộ 15, thuộc địa phận xã Vĩnh Trường, huyện Gio Linh và cách trung tâm tỉnh lỵ (thị xã Đông Hà) khoảng 38km về phía Tây. Nghĩa trang Trường Sơn được khởi công xây dựng vào ngày 24/10/1975 và hoàn thành vào ngày 10/4/1977 sau khi được Trung ương Đảng và Bộ quốc phòng phê duyệt. Đây là nghĩa trang liệt sĩ quốc gia lớn nhất, nơi trở về của hàng ngàn liệt sĩ từ những chiến trường Đông - Tây Trường Sơn, từ đất nước Triệu Voi và quê hương Chùa Tháp trên con đường mòn huyền thoại. Các chị, các anh là những người con ưu tú của Đông Bắc, Tây Bắc vùng quê sơn cước, của châu thổ sông Hồng trĩu nặng phù sa, của Khu 4, Khu 5 anh dũng, mặn mà, của Tây Nguyên kiêu hùng hay tận trời Nam ngọt ngào của Tổ quốc.

Nơi đây hiện quy tụ 10.263 phần mộ của các liệt sĩ với tổng diện tích 140.000m2. Trong đó, diện tích đất mộ là 23.000m2, khu tượng đài 7.000m2, khu trồng cây xanh 60.000m2, khu hồ cảnh 35.000m2 và mạng đường ô tô rải nhựa trong khuôn viên nghĩa trang 15.000m2. Phần đất mộ được phân thành 10 khu vực chính, khu trung tâm nằm trên một ngọn đồi cao 32,4m. Ở đây có 6 bức phù điêu được chạm khắc trên đá nguyên khối, khắc họa những hình ảnh tiêu biểu của các binh chủng hợp thành của bộ đội Trường Sơn, với khẩu hiệu: “Mở đường mà tiến - Đánh địch mà đi”.


Nghĩa trang Trường Sơn hiện quy tụ 10.263 phần mộ của các liệt sĩ


Đài tưởng niệm tại Nghĩa trang Trường Sơn được xây bằng đá trắng cao vút uy nghiêm, rỗng ruột và khuyết ba mặt, thể hiện nỗi mất mát vô cùng. Các khu đặt mộ liệt sĩ được xếp theo tỉnh, thành phố trải trên năm quả đồi, xen kẽ các khu mộ là những cánh rừng. Mỗi khu đều có nhà tưởng niệm với kiến trúc phảng phất hình ảnh các vùng quê đất nước. Ngay sau tượng đài có một cây bồ đề thường gọi là “cây bồ đề thiêng”. Lối đi được lát đá, gạch hoặc tráng xi măng, hoa nở bốn mùa hai bên. Trong Nghĩa trang còn có Đại Hồng chuông đặt tại tháp chuông do các tổ chức và cá nhân phát nguyện đúc và hiến cúng. Trên thân chuông có khắc lời đề từ của Giáo sư AHLĐ Vũ Khiêu: “Bát ngát Trường Sơn hồn liệt sĩ/ Dạt dào Đông Hải khí anh linh/ Ba hồi chiêu mộ rung tâm trí/ Muôn dặm non sông nặng nghĩa tình".

Nơi đây từng là căn cứ của Bộ tư lệnh Trường Sơn, nên thế vững chắc, non xanh nước biếc, phong thủy tâm linh. Đây là một công trình đền ơn đáp nghĩa đồ sộ và quy mô nhất mang tính nghệ thuật cao, thể hiện lòng thương nhớ sâu sắc, niềm biết ơn và sự tôn vinh thầm kín của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta đối với những người con yêu quý trên mọi miền đất nước đã không tiếc máu xương cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng và thống nhất đất nước, những người đã xây dựng và chiến đấu bảo vệ đường mòn Hồ Chí Minh huyền thoại trong suốt thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Phần lớn những liệt sĩ đã ngã xuống khi mới bước vào tuổi mười tám, đôi mươi. Họ là những anh bộ đội, những cô thanh niên xung phong tuổi đời đang phơi phới đã chia tay gia đình, người thân lên đường ra trận theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc bằng tình yêu nước cháy bỏng. Nhưng khi kết thúc chiến tranh họ không quay trở về nhà mà yên nghỉ lại nơi này.



Các khu đặt mộ liệt sĩ được xếp theo tỉnh, thành phố, mỗi khu đều có nhà tưởng niệm với kiến trúc phảng phất hình ảnh các vùng quê đất nước


Mỗi năm, nơi đây đón hàng triệu lượt người đến thăm viếng. Có những gia đình ở nơi địa đầu Tổ quốc như Lạng Sơn, Hà Giang hay ở những thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh đến những vùng đất tận cùng của đất nước như mũi Cà Mau… năm nào cũng đến thắp hương; nhiều cơ quan đoàn thể hàng năm đều tổ chức chuyến đi, vượt cả ngàn km đến nghĩa trang để dâng hương hoa lên anh linh của các anh hùng liệt sĩ.

Không chỉ là nơi an nghỉ của các anh hùng liệt sĩ mà còn là nơi suy tôn, là biểu tượng sáng ngời của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, của tinh thần, ý chí đấu tranh giành độc lập và khát vọng hòa bình của nhân dân ta. Nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn là nơi để các gia đình liệt sĩ, các đoàn đại biểu của Đảng và Nhà nước, chính quyền các địa phương đến viếng thăm và thực hiện công việc đền ơn đáp nghĩa và hành hương của nhân dân khắp mọi miền đất nước và bạn bè quốc tế theo truyền thống đạo lý cao đẹp của dân tộc Việt Nam “Uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

SHB ra mắt giải pháp tài trợ linh hoạt cho ngành gạo, đồng hành cùng Chính phủ phát triển nông nghiệp bền vững

Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội (SHB) chính thức triển khai giải pháp tài chính toàn diện dành cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực lúa gạo. Giải pháp tập trung vào tài trợ vốn, giúp đảm bảo dòng tiền lưu thông trong toàn bộ chuỗi sản xuất – kinh doanh, từ thu mua nguyên liệu, tạm trữ đến xuất khẩu.
2025-05-14 09:18:17

Diễu binh và duyệt binh: Những điểm khác biệt cơ bản

Theo Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu, nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, cả diễu binh và duyệt binh đều là những hoạt động nhằm thể hiện sức mạnh quân sự của đất nước. Tuy nhiên, giữa hai hình thức này có những điểm khác biệt rõ rệt về quy mô, thành phần tham gia và mục đích tổ chức.
2025-05-14 08:48:35

Chủ tịch nước Lương Cường dự lễ khánh thành Bến cảng container quốc tế - Cảng Hải Phòng

Chiều 13/5, Chủ tịch nước Lương Cường dự lễ khánh thành Dự án đầu tư xây dựng Bến cảng container quốc tế số 3 & 4 do CTCP Cảng Hải Phòng phối hợp với Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam tổ chức
2025-05-13 18:45:00

Thủ tướng đề nghị doanh nghiệp Hoa Kỳ ủng hộ thỏa thuận thương mại cùng có lợi

Sáng 13/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính làm việc với đại diện cộng đồng doanh nghiệp Hoa Kỳ đang đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam để lắng nghe, giải quyết các vướng mắc, đề xuất giải pháp thúc đẩy hợp tác đầu tư, kinh doanh Việt Nam - Hoa Kỳ.
2025-05-13 17:49:49

TP.Hải Phòng tổ chức gắn biển tuyến đường mang tên Cố Tổng Bí thư Đỗ Mười

Sáng 13/5, Hải Phòng tổ chức lễ gắn biển tên đường Đỗ Mười. Đây là một trong những công trình chào mừng 70 năm ngày giải phóng Thành phố (13/5/1955-13/5/2025) và để ghi nhớ công lao to lớn của cố Tổng Bí thư đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
2025-05-13 12:49:59

Khởi công dự án đường cao tốc qua tỉnh Nam Định - Thái Bình và Khu công nghiệp Hưng Phú

Dự án cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng đoạn qua tỉnh Nam Định và Thái Bình là dự án đối tác công tư (PPP) lớn nhất ngành giao thông hiện nay với tổng mức đầu tư 19.785 tỷ đồng.
2025-05-12 16:34:29
Đang tải...