Người đàn ông 'đã chết' 18 năm đấu tranh, chứng minh mình còn sống

2022-03-20 09:30:00 0 Bình luận
Khi tất cả mọi người đều xa lánh, cười nhạo mình là kẻ đã chết, người đàn ông này quyết tâm minh chứng cho sự tồn tại của mình suốt 18 năm.

Ông La Bihari sống ở làng Khalilabad, bang Uttar Pradesh (Ấn Độ) đã trải qua hơn một thập kỷ gian truân để minh chứng cho sự sống của mình.

Câu chuyện bắt đầu từ năm 1977, ông trở về nơi mình sống để làm giấy chứng nhận cư trú, thu nhập và tầng lớp xã hội, nhằm đảm bảo một khoản vay cho công việc kinh doanh. Tuy nhiên, nam nhân viên hành chính nhìn Bihari và nói anh đã chết.

Mặc dù ông La Bihari cố hết sức giải thích, khẳng định mình còn sống khoẻ mạnh nhưng người đàn ông kia không thèm quan tâm. Anh ta cho Bihari xem giấy tờ sổ sách, trong đó ghi rõ Bihari đã chết vào ngày 30/7/1976. Đất đai của anh đã được chuyển cho người anh họ quản lý. 

Người đàn ông mất 18 năm để chứng minh mình còn sống

Không chịu bỏ cuộc, ông quyết định làm sáng tỏ mọi thứ để lấy lại công bằng cho mình. Ông không ngờ đó là một chặng hành trình dài đằng đẵng đến vậy.

Ban đầu, Bihari liên lạc với một luật sư, ông ta đã cười nhạo ông rằng "Một người đàn ông đã chết vừa đến gặp tôi". Sau đó, Bihari gửi đơn khiếu nại lên chính quyền địa phương, cũng là những người tuyên bố ông đã chết. Dân làng từ đó bắt đầu chế nhạo Bihari, gọi ông là 'mritak' (người chết) và hồn ma. Tuy rất nhục nhã, Bihari vẫn chẳng thể làm gì khác.

Cho đến năm 1980, ông gặp một chính trị gia và người này cho ông i vài lời khuyên để ông có thể thay đổi cuộc đời. Thay vì xấu hổ vì bị xem là người chết, ông nên tận dụng điều đó để làm bẽ mặt những kẻ đã đẩy mình vào hoàn cảnh này.

 Lal Bihari bắt đầu tự biến mình thành kẻ ngốc nhằm làm nổi bật vấn đề mà ông đang gặp phải. Cũng nhờ vậy, Bihari phát hiện ra ông chỉ là một trong số rất nhiều 'người chết' còn sống ở Ấn Độ - những người rất cần sự hỗ trợ và hướng dẫn.

Trong số những trò hề mà Bihari tạo ra suốt 18 năm để chứng minh mình chưa chết, ông từng cố tham gia một cuộc bầu cử khu vực, đi nhận tiền trợ cấp góa phụ cho vợ. Ông thậm chí từng bắt cóc em họ - con trai cặp vợ chồng mà Bihari tin đã hối lộ quan chức địa phương - để khai tử cho mình. Bihari còn lập một tổ chức từ thiện nhằm giúp đỡ những người có hoàn cảnh giống ông. Các tờ báo bắt đầu viết về ông và câu chuyện về cuộc đời Bihari dần lan truyền khắp Ấn Độ.

Mãi đến năm 1994, khi có nhân viên phụ trách hành chính mới, Lal Bihari mới được công nhận là còn sống trong hồ sơ chính thức của địa phương. Nhưng câu chuyện chưa kết thúc ở đó. Trải qua hành trình 18 năm khó khăn, người đàn ông Ấn Độ dành phần lớn thời gian để giúp đỡ những người có hoàn cảnh tương tự qua tổ chức Mritak Sangh do ông thành lập. Đến nay, Bihari đã giúp được hàng trăm người, tiến hành nhiều cuộc điều tra đối với hàng chục quan chức tham nhũng. Câu chuyện khó tin của ông còn được chuyển thành bộ phim Kaagaz.

Câu chuyện mà ông Bihari găp phải không phải hiếm gặp ở Ấn Độ,  nhiều người vẫn dùng cách thức khai tử người thân, họ hàng để chiếm đoạt tài sản, đất đai của họ.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Ra mắt Tour kết nối Phố cổ với không gian nghệ thuật công cộng Phúc Tân

Quận Hoàn Kiếm vừa ra mắt Tour du lịch hấp dẫn kết nối Trung tâm văn hóa nghệ thuật 22 Hàng Buồm với không gian cầu đi bộ Trần Nhật Duật và Dự án nghệ thuật công cộng Phúc Tân.
2024-05-04 11:35:45

Hải Phòng xây dựng nhà cho gia đình người bại liệt nghèo khó

Sáng 3/5, Ủy ban MTTQ Việt Nam quận Lê Chân phối hợp với phường Vĩnh Niệm tổ chức khởi công xây dựng nhà “Đại đoàn kết” cho gia đình ông Nguyễn Văn Nam, bị bại liệt nửa người, phải ngồi xe lăn.
2024-05-04 08:41:24

Hải Phòng: Bắn pháo hoa nổ tầm thấp các ngày cuối tuần tại đảo Vũ Yên

TP.Hải Phòng vừa được Bộ Văn hóa, Thể thao & Du lịch đồng ý việc tổ chức một điểm bắn pháo hoa nổ tầm thấp vào các ngày thứ bảy, chủ nhật hàng tuần tại Khu vui chơi giải trí, nhà ở và công viên sinh thái đảo Vũ Yên (Thủy Nguyên)
2024-05-04 08:03:06

Không khí Điện Biên Phủ trước Lễ kỷ niệm 70 năm chiến thắng

Từ hơn 1 tuần nay, dòng người từ khắp mọi miền tổ quốc đã kéo về Điện Biên Phủ để chào đón Lễ kỷ niệm 70 năm (7-5-1954) quân và dân Việt Nam lập nên kỳ tích lừng lẫy năm châu. Một số hình ảnh tại Điện Biên Phủ lúc này.
2024-05-04 06:10:00

Giới trẻ Hà Thành săn lùng 'Sứa đỏ': Trào lưu ẩm thực 2024?

Trong kho tàng ẩm thực Việt Nam, có vô vàn món ăn độc lạ và hấp dẫn gây “thương nhớ”. Nếu như trong năm 2023 món “gỏi măng cụt” nổi lên rầm rộ khắp các trang mạng xã hội thì trong đầu năm nay, món “Sứa đỏ” soán ngôi vị làm dân mạng đua nhau đi thưởng thức.
2024-05-04 06:10:00

Sơ duyệt lễ diễu binh kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

Lực lượng Quân đội, Công an cùng các khối khác đã tiến hành sơ duyệt lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ tại sân vận động tỉnh Điện Biên.
2024-05-03 14:57:17
Đang tải...