Người phụ nữ khuyết tật còn 1 tay bị chồng bỏ làm nghề cắt tóc nuôi con

2022-06-14 13:21:20 0 Bình luận

Đó là câu chuyện của chị Lê Thị Kim Trâm, 42 tuổi tại Đồng Nai đang nhận được sự quan tâm và chia sẻ của nhiều người. Với hy vọng chị sẽ ngày càng cố gắng, kiếm được tiền để nuôi hai con ăn học, mặc dù không có chồng bên canh.

Chị Trâm chia sẻ, cách đây 4 năm trong một lần lái xe chở người em đi Đồng Nai, chị Lê Thị Kim Trâm đã gặp tai nạn giao thông và mất đi cánh tay trái. Tỉnh dậy và nhận thức được tình trạng của bản thân, chị Trâm nghĩ, đời mình đã "tàn", không thể tiếp tục nghề cắt tóc gia truyền được.

Chị đã nghĩ đến việc đi bán vé số, hoặc lấy thức ăn về bán dạo tuy nhiên suy đi nghĩ lại thì chị vẫn yêu nghề cắt tóc. Thời gian ở viện chị đã tìm hiểu thử xem làm cách nào để xoay sở cắt tóc cho khách bằng 1 tay.

Sau bao nhiêu cố gắng, cuối cùng chị Trâm vẫn giữ được nghề cắt tóc gia truyền.

Ngày trở về từ bệnh viện, chị Trâm không dám cắt tóc cho ai, cũng chưa quen với nhịp sống chỉ có một tay. Đến một hôm có người đàn ông là khách quen đến cắt tóc, anh bất ngờ khi biết hoàn cảnh của chị. Anh không những không bỏ đi mà còn tin tưởng để chị cắt tóc bằng 1 tay: "Trước em cắt hai tay nhưng giờ còn một tay thì cứ cắt một tay, lấy đầu anh thực hành luôn".

Vừa mừng vừa lo, chị Trâm cầm tông đơ bắt đầu thử, "đánh vật" cả tiếng đồng hồ mới xong. Nhìn thành quả, chị chưa ưng ý lắm nhưng người khách không ý kiến gì, chỉ động viên chị cố gắng. 

"Tôi không hài lòng với đầu tóc vừa cắt, thấy ngại với khách. Nhưng hơn hết, tôi biết ơn ông ấy vô cùng bởi nhờ ổng mà tôi dám thử. Những tưởng tượng lúc còn ở viện khác xa với việc bắt tay làm", chị Trâm trải lòng.

Chị Trâm cầm chiếc tông đơ lướt trên mái tóc của một vị khách nữ. (Ảnh: Diệp Phan)

Cố gắng vừa giữ nghề, vừa kiếm tiền... Nhưng không phải khách nào cũng đủ "dũng cảm" để cho chị cắt tóc với một tay, có người đến rồi lại bỏ đi. Có người cũng để chị thử nhưng dù là khách ruột, chị không còn thấy họ quay lại thêm lần nào nữa.

Sau nửa năm kể từ ngày bị tai nạn, cửa tiệm ngày càng vắng khách, có hôm cả ngày chỉ có đúng một người. Tiền công, cũng chỉ dám lấy một nửa vì biết mình làm chưa đạt.

Trong khi chi Trâm đang dần thích nghi với cơ thể mới thì chồng chị lại tìm cách rời khỏi gia đình, tìm kiếm một hạnh phúc mới. Anh hay gây sự, cãi vã khiến chị cảm thấy không thiết sống, 2 lần "thực hiện" đều được các con chị níu lại. 

"Nhớ lại cảnh người nằm dưới bánh xe tải còn không chết thì sao lại phải chết vì một người đàn ông không đáng", chị Trâm tâm sự

Chị quyết định ly hôn. ba mẹ con chuyển thuê một mặt bằng nhỏ, mở cửa tiệm ở đường Nguyễn Cừ, phường Thảo Điền, quận 2.

Ban đầu ít người biết đến tiệm cắt tóc của chị, hơn nữa lại thấy chị cắt bằng 1 tay nên không yên tâm. Tuy nhiên, dần dần mọi người cảm thấy thương cảm cho hoàn cảnh của ba mẹ con nên đến ủng hộ. Chị Trâm bắt đầu có một lượng khách quen, tuy không nhiều nhưng không bị ế như trước. Chị Trâm ít cắt nhưng nhận gội đầu cho khách nhiều hơn.

Chị Mỹ Duyên, 27 tuổi, một người dân ở phường Thảo Điền cho biết: "Mình biết chị Trâm cắt tóc một tay lâu rồi nhưng chưa biết tay nghề của chị ấy thế nào nên còn ngại, sợ hư tóc. Vừa rồi mình đã đến tiệm, thấy rất lạ vì trước giờ chưa có thợ nào cắt tóc cho mình bằng tông đơ như chị ấy cả. Chị Trâm cắt rất nhanh và đẹp".

Hiện tại, thu nhập từ nghề cắt tóc, gội đầu giúp chị có tiền để trang trải cho cuộc sống của ba mẹ con. Điều chị băn khoăn nhất chính là cậu con trai 9 tuổi của chị hay bị bạn bè trêu là mẹ chỉ có 1 tay. Thế nhưng mặc ai nói gì thì nói, cậu bé đáp trả: "Mình rất tự hào về mẹ, mẹ mình một tay nhưng có thể nuôi được chị em mình ăn học".

Giờ đây, cuộc sống của chị chỉ xoay quanh hai đứa con. (Ảnh: NVCC)

Biết được hoàn cành của chị Trâm, cộng đồng mạng đã gửi những lời động viên, chia sẻ, hy vọng chị Trâm sẽ ngày càng cố gắng, kiếm được tiền để nuôi hai con ăn học. Mặc dù không có chồng cạnh bên lúc khó khăn nhất nhưng chị không bị gục ngã mà mạnh mẽ sống tiếp:

Chị Trâm cho biết: "Với tôi, kể từ khi mất cánh tay trái, việc duy trì được nghề cắt tóc và có thu nhập ổn định để nuôi hai con chỉ bằng một cánh tay phải giống như một giấc mơ".

Câu chuyện, cách suy nghĩ, hành động và sự nỗ lực của chị Trâm khiến nhiều người cảm phục. Nhưng cũng không biết đáng trách hay đáng tiếc người chồng, người cha đã bỏ đi giữa lúc chị Trâm cần người đồng hành nhất.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Đảng bộ Phường Dương Nội nghiêm túc tiếp thu các chuyên đề tại Hội nghị Toàn quốc Tập huấn Công tác Kiểm tra, Giám sát năm 2025

Sáng ngày 14 tháng 7 năm 2025, trong không khí trang trọng và nghiêm túc, Đảng ủy phường Dương Nội đã tổ chức thành công điểm cầu trực tuyến tham dự Hội nghị toàn quốc tập huấn nghiệp vụ công tác kiểm tra, giám sát năm 2025.
2025-07-14 17:25:00

Thủ tướng dâng hương tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh và các anh hùng, liệt sĩ

Chiều 13/7, trong chương trình công tác tại Cần Thơ, nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2025), Thủ tướng Phạm Minh Chính và đoàn công tác đã dâng hương, dâng hoa tưởng nhớ, tri ân Chủ tịch Hồ Chí Minh và các anh hùng, liệt sĩ tại Nghĩa trang Liệt sĩ TP. Cần Thơ.
2025-07-14 09:52:35

Đoàn công tác tỉnh Phú Thọ và hành trình tri ân dọc miền đất lửa

Nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ, Đoàn công tác tỉnh Phú Thọ tổ chức hoạt động tri ân tại Hà Tĩnh và Quảng Trị, thể hiện lòng biết ơn sâu sắc với các Anh hùng liệt sĩ.
2025-07-14 09:17:29

Hành trình tìm lại ký ức về một thời hoa lửa

Từ ngày 7 đến 9/7/2025, Tạp chí Hòa Nhập đã tổ chức chương trình “Hành quân về chiến trường xưa” với sự tham gia của hơn 120 đại biểu là thương binh, bệnh binh, cựu chiến binh, thanh niên xung phong cùng đại diện các đơn vị, doanh nghiệp.
2025-07-14 01:26:47

Bí mật đằng sau màn drift đỉnh cao của sĩ quan Cảnh vệ

Gần đây, thông qua các phương tiện thông tin đại chúng và các nền tảng mạng xã hội, cộng đồng mạng vô cùng phấn khích, mãn nhãn trước tình huống xử lý nghiệp vụ bảo vệ yếu nhân của cán bộ, chiến sĩ Bộ Tư lệnh Cảnh vệ với màn quay xe đỉnh cao trong Chương trình “Vinh quang CAND Việt Nam” tại TP Hồ Chí Minh tháng 6/2025 và chương trình biểu diễn phục vụ Khai mạc Hội thao CAND năm 2024 tại Đà Lạt, Huế, Phú Thọ. Nhưng đó chỉ là một trong rất nhiều kỹ năng của CBCS điều khiển phương tiện nghiệp vụ thuộc Phòng Hậu cần - Bộ Tư lệnh Cảnh vệ, Bộ Công an.
2025-07-13 22:27:00

“Một thời Quảng Trị”: Hồi ức của người lính, dấu ấn một thời trận mạc

Mỗi khi tháng Bảy về, nơi chiến trường xưa Quảng Trị lại đón bước chân lặng lẽ của một người lính từng vào sinh ra tử – Thượng tướng, Viện sĩ, Tiến sĩ Nguyễn Huy Hiệu. Với ông, những địa danh như Cồn Tiên, Dốc Miếu, Khe Sanh, hay dòng Thạch Hãn không đơn thuần là tên gọi, mà là ký ức máu thịt về một thời đạn bom, một thời chiến đấu và cống hiến không tiếc tuổi xuân cho Tổ quốc. Cuộc đời ông, từ người lính trẻ đến vị tướng trí thức, và cuốn hồi ức "Một thời Quảng Trị" đã trở thành một phần di sản quý báu, soi chiếu cho thế hệ hôm nay về sự hy sinh và khát vọng hòa bình.
2025-07-13 19:50:40
Đang tải...