Người vợ không tay lấy chồng khoẻ mạnh, hơn 10 năm được bế
Chị Lâm Thị Hồng Nhung (33 tuổi, quê Kiên Giang), sinh ra trong gia đình có 5 anh em. Chị kém may mắn khi mắc dị tật bâm sinh, không có tay, cong vẹo cột sống. Sức khoẻ không như bao người, ở độ tuổi trưởng thành, chị Nhưng nặng khoảng 15kg.
Năm 22 tuổi, chị Nhung quên anh Vũ Phương (chồng chị) qua giới thiệu của một người bạn. Qua vài lần nhắn tin làm quen, chị Nhung quyết định nói về sự khiếm khuyết của bản thân.
"Nếu anh thương thì thương cho thật, nếu không thật anh lấy em về, anh bỏ tội em", chị Nhung thẳng thắn nói với anh. Thế nhưng, người đàn ông này không vì thế mà làm lơ, còn xuống tận nhà để gặp chị.
Anh Phương đã tìm đến nhà chị Nhung, mượn cớ xây chuồng heo cho gia đình chị để được tìm hiểu. Một ngày mẹ chị Nhung đi chợ vắng, chị thủ thỉ hỏi anh Phương suy nghĩ kỹ chưa. Bởi, chị cũng như những người con gái khấc, không muốn ai thương hại mình.
Anh Phương thật thà đáp: "Anh thấy em vậy nhưng mà anh thương. Em chịu không? Nếu em chịu thì anh tiến tới". Người đàn ông ấy khi đó cũng quả quyết rằng sẽ thương chị thật lòng, không bao giờ bỏ chị.
Năm 2011, anh chị về chung một nhà. Thời điểm đó, nhiều người bàn tán cho rằng, chị khuyết tật mà lấy chồng thì sẽ không được bao lâu cũng bị bỏ, bởi người bình thường lấy nhau còn bỏ huống hồ là chị. Bỏ mặc ngoài tai, anh chị đã chứng minh điều họ nghĩ hoàn toàn sai với kết quả 10 năm hôn nhân, cả hai có một cô con gái khoẻ mạnh và tổ ấm hạnh phúc.
Cuộc sống tuy khó khăn nhưng vợ chồng chị Nhung vẫn thương nhau như thuở ban đầu. Thậm chí, anh Phương còn thương chị hơn cả trước đây. Chị Nhung kể, hồi mang bầu lớn không thở được, chị phải ngủ ngồi, anh Phương xao bóp và ẵm chị ngủ cả đêm. Hồi mới lên Đồng Nai lam việc, kinh tế eo hẹp nêm dù bầu, them chim cút nướng, chị vẫn cố nhịn.
Vậy mà, người chồng thật tâm lý, âm thầm mua về cho vợ bồi bổ. Không chỉ thương vợ, anh còn coi mẹ vợ như mẹ ruột. Mẹ chị bị tai biến nằm liệt một chỗ, anh vừa chăm sóc chị vừa về chăm mẹ, không nề hà đổ bô cho bà. Tháng nào cũng vậy, dù kiếm được nhiều hay ít, anh Phương cũng để dành 2 triệu cho mẹ mua thuốc và chủ động nhắc vợ gửi tiền về cho mẹ.
Dù cuộc sống không tránh khỏi những lúc giận nhau, nhưng anh chị không bao giờ giận quá 1 phút 30 giây. Nụ cười hạnh phúc vẫn đầy ắp trong tổ ấm của gia đình nhỏ.
Tình yêu đẹp nhất xuất phát từ những điều bình dị nhất, có ở xung quanh chúng ta. Như chuyện tình của cô gái Quỳnh Trâm, một vận động viên điền kinh khiếm thị đến từ Sài Gòn.
Năm 2020, Trâm đến Mỹ biểu diễn văn nghệ rồi bị kẹt do dịch Covid. Cũng nhờ đó mà Trâm có cuộc tình đẹp và một đám cưới chóng vánh nhưng hạnh phúc với người chồng cũng đồng cảnh ngộ.
Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binh và người khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.