Nhà tái định cư: Tiền nào, của ấy

2016-05-10 15:46:39 0 Bình luận
Giá thấp, được trả chậm với lãi suất ưu đãi, nhà tái định cư không chỉ giải quyết bài toán chỗ ở cho những gia đình có nhà, đất phải giải tỏa để xây dựng công trình công cộng, mà còn là cơ hội có chỗ an cư của nhiều người dân có thu nhập thấp. Tuy nhiên, chất lượng của nhà tái định cư rất kém, đúng như câu thành ngữ “tiền nào của nấy”.

Nhà tái định cư sau hơn 10 năm hoạt động đã xập xệ như các khu tập thể cũ có tuổi đời 40 - 50 năm. Ảnh: Dũng Minh
 
Cách đây mấy năm, có thể nói rằng, nhà tái định cư đã từng là niềm hy vọng của khá nhiều người thu nhập thấp, vì giá bán thấp, lại được vay lãi suất ưu đãi.
 
Hầu hết các dự án nhà tái định cư đều áp dụng tiến độ thanh toán chỉ cần đóng tiền khoảng 10% là được nhận nhà, trong khi giá nhà tái định cư thường thấp hơn khoảng 20-30% so với giá sản phẩm tương tự trên thị trường. Do vậy, thời điểm này, dù tiền chênh xuất hiện ở nhiều dự án nhà tái định cư, nhưng vẫn rất hút người mua, bởi kể cả tiền chênh, thì người mua cũng chỉ bỏ ra số tiền ban đầu khoảng 40% giá trị căn hộ là đã có nhà ở. Số tiền còn lại được trả chậm với lãi suất thấp.
 
Đây gần như là lựa chọn tốt nhất đối với những người thu nhập thấp, bởi cùng thời điểm, giá nhà thương mại có giá trị trên dưới 1,5 tỷ đồng/căn, trong khi lãi suất vay ngân hàng lên tới 14 - 15%/năm, vượt quá khả năng của nhiều người.
 
Tuy nhiên, niềm vui của cư dân các khu tái định cư không kéo dài được lâu. Bởi giá rẻ thường đi liền với chất lượng thấp. Kiểu xây dựng theo cơ chế bao cấp, bất kể chất lượng thế nào cũng được đưa vào sử dụng, không có chủ quản lý đích thực..., khiến nhà tái định cư nằm “bên lề” quản lý và xuống cấp rất nhanh, ảnh hưởng đến cuộc sống của cư dân.
 
Điển hình cho câu chuyện này là khu nhà tái định cư Nam Trung Yên. Được đưa vào sử dụng từ năm 2005, khu tái định cư Nam Trung Yên được coi là một trong những khu tái định cư kiểu mẫu ở Thủ đô. Tuy nhiên, sau một thời gian ngắn đưa vào sử dụng, công trình đã bị xuống cấp trầm trọng, rõ nhất là hệ thống tường nhà nhiều chỗ bị bong tróc, nứt nẻ, nước sinh hoạt ngấm từ tầng trên xuống tầng dưới… Không những vậy, thang máy thường xuyên hỏng, thậm chí không hoạt động cả tuần, hành lang nhem nhuốc bốc mùi xú uế, nước chảy tràn lan, rác rưởi bủa vây..., gây bức xúc cho người dân.
 
Không chỉ khu tái định cư Nam Trung Yên, mà tình trạng xuống cấp nhanh cũng xảy ra tại khu tái định cư Đền Lừ (phường Thịnh Liệt, quận Hoàng Mai). Theo ghi nhận của phóng viên Đầu tư Bất động sản, toàn bộ khu nhà đã xuất hiện tình trạng rêu mốc, tường ẩm ướt, gạch nền tầng để xe sụt lún, biến dạng, hở cả đường ống thoát nước ngầm, vườn hoa biến thành nơi trồng rau xanh, nhiều nơi trở thành nơi tập kết rác thải sinh hoạt.
 
Không chỉ có vậy, tại khu tái định cư Đền Lừ, nhiều hộ dân còn tự ý cơi nới thành các chuồng cọp, gây mất cảnh quan toàn bộ khu nhà.
 
Ngoài chất lượng xây dựng của những kém, thì người mua nhà cũng gặp rủi ro khi mua nhà tái định cư, bởi quy định hạn chế chuyển nhượng nhà tái định cư trong vòng 10 năm, nên dù bức xúc, cũng khó chuyển đi vì không được chuyển nhượng khi chưa đủ thời gian quy định.
 
Chưa kể, với những người mua lại nhà tái định cư, giao dịch chủ yếu dựa trên niềm tin, nên việc nắm được hoàn cảnh, tính cách của chủ cũ căn hộ rất quan trọng. Thực tế, đã có không ít trường hợp người mua gặp phải những vị chủ cũ tác quái khiến họ không ít lần lâm vào cảnh “uất đến tận cổ”. Với những định kiến xấu về nhà tái định cư, các hộ dân tại đây khó tìm người mua để chuyển nhượng.
 
Thực trạng trên của các khu nhà tái định cư cho thấy, khó có thể có loại hàng hóa vừa “ngon - bổ - rẻ”.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Đồng chí Trương Quốc Huy giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Ninh Bình

Theo Quyết định của Bộ Chính trị về công tác cán bộ, đồng chí Trương Quốc Huy, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Nam, được phân công giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Ninh Bình nhiệm kỳ 2020 – 2025.
2025-07-01 15:16:42

Tiểu sử Bí thư Tỉnh ủy Phú Thọ Đặng Xuân Phong

Sáng 30/6, tại TP. Việt Trì diễn ra lễ công bố các Nghị quyết của Quốc hội, Quyết định của Trung ương về sắp xếp tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính của tỉnh Phú Thọ. Trung ương chỉ định ông Đặng Xuân Phong, Uỷ viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Vĩnh Phúc, giữ chức Bí thư Tỉnh uỷ Phú Thọ mới nhiệm kỳ 2020 - 2025.
2025-07-01 15:06:59

‘Rạng rỡ Hải Phòng’ chào mừng sự trở về với cội nguồn chung

Tối 30/6, tại Quảng trường Nhà hát thành phố và Trung tâm Văn hóa Xứ Đông đã diễn ra Cầu truyền hình trực tiếp chương trình nghệ thuật đặc sắc với chủ đề “Rạng rỡ Hải Phòng”, chào mừng sự kiện hợp nhất tỉnh Hải Dương và TP.Hải Phòng.
2025-07-01 10:13:48

Flamingo Golden Hill: Tâm điểm đầu tư mới tại vùng trọng điểm du lịch tỉnh Ninh Bình mới

Giữa làn sóng dịch chuyển sản xuất và phát triển hạ tầng du lịch tâm linh khu vực Nam Hà Nội, Flamingo Golden Hill nổi lên là tâm điểm sinh lời mới, hội tụ cả lợi thế vị trí vàng, pháp lý hoàn chỉnh, cùng dòng khách thuê chuyên gia quốc tế ổn định. Dự án này đang thu hút mạnh mẽ giới đầu tư săn tìm bất động sản có dòng tiền sinh lời bền vững và tiềm năng tăng trưởng bứt phá.
2025-07-01 09:03:32

Hà Nội: Đất công ngõ đi có biến thành đất tư?

Con Hẻm 305/46/40, đã được nhân dân đồng thuận và UBND xã Ninh Hiệp quy hoạch tôn tạo mở rộng từ năm 1994 làm lối đi chung khi thanh lý đất cho các hộ gia đình, nhưng hiện nay đang có nguy cơ bị quy thành đất sử dụng riêng.
2025-06-30 20:57:00

Hà Nội: Hãy trả lại quyền lợi hợp pháp cho thương binh Trần Xuân Thủy!

Ông Trần Xuân Thủy, sinh năm 1948, là thương binh nặng ¼ (tỷ lệ thương tật 81%). Ông Trần Xuân Thủy nguyên là ủy viên Ban chấp hành, Trưởng ban Kiểm tra của Hiệp hội doanh nghiệp của thương binh và NKT Việt Nam và vợ là bà Trịnh Thị Ngào, sinh năm 1952 (hiện đang sống tại nhà số 10, ngõ 22, Phố Văn La, Phú La, Hà Đông, Hà Nội) vừa có đơn kêu cứu gửi đến Tạp chí điện tử Hòa Nhập.
2025-06-30 20:19:00
Đang tải...