Nhiều tỉnh miền núi căng mình chống lũ

2024-09-09 10:04:44 0 Bình luận
Trong khi các địa phương như: Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Phòng…tập trung khắc phục hậu quả nặng nề của cơn bão Yagi thì từ đêm 8/9 nhiều tỉnh miền núi như Thái Nguyên, Yên Bái, Lào Cai, Lạng sơn, Cao Bằng… phải căng mình chống lũ.

Căng mình chống lũ (ảnh CTV)

Trắng đêm chạy lũ

Trước tình hình mực nước trên sông Cầu đang lên nhanh, ngay trong đêm 8/9, UBND tỉnh Thái Nguyên đã họp khẩn để triển khai các biện pháp cấp bách nhằm kịp thời ứng phó với lũ trên sông Cầu và nguy cơ lũ quét, sạt lở đất tại các địa phương trên địa bàn tỉnh.

Ngay trong đêm ngày 8/9, TP. Phổ Yên đã phối hợp với các đơn vị quân đội đóng chân trên địa bàn tiến hành di dời khẩn cấp 400 hộ dân tại xóm Cốc, xã Tân Phú ra khỏi vùng có nguy cơ bị ngập úng đến nơi an toàn.

Tại TP. Thái Nguyên, cùng với việc khẩn trương huy động các lực lượng tại chỗ hỗ trợ người dân sơ tán và vận chuyển đồ đạc đến nơi an toàn, lãnh đạo UBND Thành phố đã trực tiếp đi kiểm tra tại địa bàn trọng điểm, xung yếu, như: các công trình đê điều, các vị trí, khu vực bị sạt lở đất và có nguy cơ sạt lở đất cao; các khu vực bị ngập để kịp thời lãnh đạo, chỉ đạo triển khai, xử lý các tình huống có thể xảy ra.

Giám đốc Công an tỉnh Thái Nguyên kiểm tra công tác cứu nạn, cứu hộ trên địa bàn TP Thái Nguyên.

Ghi nhận tại địa bàn TP Thái Nguyên lúc 21h30 ngày 8/9/2024, nhiều khu dân cư tại các phường Đồng Bẩm, Quang Vinh, Tân Long, Túc Duyên, Quang Trung… đã bị ngập sâu. Nhiều người dân còn mắc kẹt ở trong nhà, nhất là các trường hợp người già, trẻ nhỏ…

Lực lượng Công an, Quân đội huy động hàng trăm CBCS phối hợp với các lực lượng chức năng sử dụng ca nô, xuồng máy, áo phao … đi sâu vào các ngõ, đến tận các gia đình hỗ trợ người dân di chuyển tài sản, đưa những người cao tuổi, phụ nữ, trẻ em ra khỏi khu vực ngập lụt.

Trong đêm ngày 8/9, hàng trăm cán bộ, chiến sỹ quân đội, công an, cùng dân quân địa phương tiến hành gia cố các tuyến đê để ngăn không cho nước sông Cầu chảy ngược vào phía trong đê.

Hơn 50 hộ dân với khoảng 200 nhân khẩu sinh sống tại tòa nhà A3 của chung cư Tiến Bộ cũng đã được di dời đến chỗ an toàn.

Toàn bộ các trường học thuộc hệ thống giáo dục của TP Thái Nguyên tiếp tục nghỉ học trong ngày 9/9.

TẠI YÊN BÁI: Từ đêm và rạng sáng ngày 9/9 có mưa to đến rất to với lượng mưa phổ biến 50-100 mm, có nơi trên 200 mm. Nước lũ cuồn cuộn trên sông Hồng và sông Thao đổ về khiến người dân ở thành phố trực thuộc lo lắng.

Sáng 9/9, trên địa bàn phường Hồng Hà, TP Yên Bái toàn bộ đường Thanh Niên và đường Trần Hưng Đạo đã ngập sâu từ 1 mét đến 2 mét, các phương tiện không thể di chuyển. Đã có khoảng hơn 1.000 nhà dân bị ngập úng.

Ông Nguyễn Ngọc Trúc, Chủ tịch UBND thành phố Yên Bái cho biết, trong kế hoạch của thành phố xác định đây là một điểm ngập lụt thường xuyên mỗi khi có mưa lớn. Do đó, thành phố đã có phương án và lực lượng sẵn sàng hỗ trợ cần thiết. Từ đầu giờ chiều đến giờ, thành phố đã hỗ trợ người dân di chuyển tài sản; đưa những trường hợp trẻ em, những người lớn tuổi, sống một mình, không có nơi nương tựa đến những nơi tạm trú an toàn.

Hiện tại, thành phố huy động khoảng gần 1.000 người gồm các lực lượng bộ đội, công an, dân quân dự bị… cùng hơn 10 ô tô, tàu xuồng và các trang thiết bị khác sẵn sàng làm nhiệm vụ khi có tình huống xảy ra.

Hàng trăm người dân được sự hỗ trợ của lực lượng chức năng đã di dời tài sản và người ra ngoài vùng lũ ngay trong đêm 8/9 tại TP Yên Bái.

TẠI LÀO CAI: Đang có rất nhiều nơi bị chia cắt, từ trung tâm thành phố tạm thời không thể di chuyển đi các địa bàn như: Sa Pa, Bát Xát, Bảo Thắng do ngập nước, sạt lở.

Dữ liệu bản đồ mưa ở Lào Cai hiện đang gần như cảnh báo đỏ trên toàn tỉnh, đặc biệt những địa bàn như Bảo Yên, Bắc Hà, Bát Xát, Sa Pa, TP Lào Cai mưa lớn suốt đêm, lượng mưa trong vòng chưa đầy 12 giờ đồng hồ đều vượt ngưỡng 100mm, cao nhất tới gần 300mm.

Mưa lớn kết hợp với nước từ thượng nguồn dồn về khiến lũ sông Hồng đang dâng rất cao, tại TP Lào Cai đã vượt ngưỡng báo động III hồi 6h sáng 9/9; các địa bàn hạ lưu như Phố Lu, Bảo Hà nước đã tràn qua mặt kè. Một số thủy điện trên sông Chảy và trên suối Cốc San cũng đã ra thông báo xả lũ.

Dự báo nước trên các sông lớn qua Lào Cai vẫn tiếp tục dâng và sẽ chạm đỉnh lũ vào trưa nay 9/9.

Còn tại Sa Pa, nơi xảy ra sạt lở vào chiều qua khiến 5 người chết, 10 người bị thương và 2 người mất tích, đêm qua cả thị xã gần như không ngủ, tập trung sơ tán người và tài sản, đến nay đã có hơn 600 hộ dân ở vùng nguy cơ ra được nơi an toàn.

Hàng trăm CBCS được huy động tìm kiếm cứu nạn tại xã Mường Hoa thị xã Sa Pa.

Theo ông Tô Ngọc Liễn, Chủ tịch UBND thị xã Sa Pa, ngay trong sáng nay 9/9, công tác tìm kiếm các nạn nhân mất tích tiếp tục được triển khai. Nhân công cùng máy móc, phương tiện đã được huy động ra các tuyến trọng điểm như Quốc lộ 4D và tỉnh lộ 152 để khắc phục, nỗ lực kết nối với các địa bàn chia cắt.

Đặc biệt, Sa Pa cũng đã tổ chức rà soát, bố trí bảo đảm an toàn nơi ăn, chốn nghỉ cho du khách, nhất là hơn 2.000 du khách nước ngoài đang còn lưu lại trên địa bàn.

TẠI TỈNH BẮC KẠN: ít nhất 160 nhà bị tốc mái (Bạch Thông 16 nhà; Ngân Sơn 6 nhà; Chợ Mới 31 nhà; Ba Bể 21 nhà; Na Rì 79 nhà, TP Bắc Kạn 1 nhà; Chợ Đồn 6 nhà).

Thiệt hại về nông nghiệp, hơn 152 ha (Ba Bể 34,2ha; Bạch Thông 20,15ha; Pác Nặm 0,6ha; Na Rì 54,53 ha,; Chợ Đồn 14,6ha; Chợ Mới 28,5 ha);

Về giao thông, sạt lở gây tắc đường cục bộ trên quốc lộ 3B (địa phận huyện Na Rì) và quốc lộ 279. Tuyến tỉnh lộ 256 cây cối đổ ngổn ngang gây tắc đường 4 vị trí, nhiều tuyến đường nông thôn bị hư hỏng nghiêm trọng.

Thành phố Cao Bằng ngày 09/9/2024 trước cơn lũ lịch sử!

TẠI CAO BẰNG: Thống kê ban đầu toàn tỉnh có 14 ngôi nhà bị hư hỏng, chủ yếu là do sạt lở đất, tốc mái. Khoảng 8ha cây mía bị gãy đổ, 20ha cây chuối tại huyện Quảng Hòa bị hư hỏng toàn bộ. Một số tuyến đường như quốc lộ 34, đường tỉnh 212 bị sạt lở, cây cối đổ xuống gây tắc đường. Toàn tỉnh có 9 trường học nguy cơ sạt lở cao, ngập lụt, hiện các trường đã dừng các hoạt động dạy và học.

Dự báo thiệt hại do hoàn lưu bão số 3 tại hai tỉnh Bắc Kạn, Cao Bằng sẽ còn tăng do hai địa phương này vẫn đang có mưa to, nguy cơ ngập lụt, sạt lở đất luôn thường trực.

Người dân di dời tài sản ra khỏi vùng ngập lụt tại huyện Na Rì (Bắc Kạn).

TẠI LẠNG SƠN: Do ảnh hưởng cơn bão số 3, nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn có mưa vừa, mưa to. Mực nước tại sông Kỳ Cùng 254,4mm (trên mức báo động 2). Từ ngày 8/9/2024, nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh đã ngập chìm trong nước như các huyện Tràng Định, Văn Lăng, Hữu Lũng...

Nước lũ lên nhanh, nhiều người dân ở huyện Tràng Định đã phải đăng những dòng trạng thái cầu cứu trong đêm khi nước lũ lên nhanh, nhấn chìm nhà cửa, vườn tược.

Ngay trong đêm 8/9, lực lượng Cảnh sát cơ động Công an tỉnh Lạng Sơn đã tăng cường 40 cán bộ chiến sĩ và 2 xuồng máy đến huyện Tràng Định làm nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn.

Theo thông tin từ Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Lạng Sơn, tính đến thời điểm hiện tại, nước ở nhiều khu vực trên địa bàn tỉnh vẫn dâng rất cao. Một số cầu như cầu Kỳ Cùng, cầu Na Hoa, huyện Hữu Lũng..., nước đã dâng gần sát mặt cầu, người dân ở khu vực ngập úng đang nỗ lực di dời tài sản và di chuyển đến nơi an toàn.

Dự báo mưa lũ còn tiếp tục

Trong đêm qua và sáng sớm nay 9/9, ở khu vực vùng núi Bắc bộ tiếp tục có mưa to đến rất to. Theo cơ quan khí tượng, lượng mưa tính từ 19h ngày 8/9 đến 3h ngày 9/9 có nơi trên 150mm như: An Phú (Yên Bái) 256,4mm, Minh Tiến (Yên Bái) 219,2mm, Gia Phú (Lào Cai) 157,8mm, Nấm Dẩn (Hà Giang) 153,4mm, Yên Đổ (Thái Nguyên) 219,2mm, …

Dự báo, ngày và đêm nay 9/9 khu vực Tây Bắc bộ tiếp tục có mưa to đến rất to với lượng mưa phổ biến 70-140mm, cục bộ có nơi trên 250mm.

Nơi có mưa lớn nhất là các tỉnh Tây Bắc bộ như Yên Bái, Lào Cai, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Hà Giang. Dự báo từ chiều tối 8/9 đến chiều tối 9/9, khu vực này mưa phổ biến từ 80-150mm, có nơi trên 250mm. Từ đêm 9/9 đến chiều tối ngày 10/9, mưa phổ biến 50-100mm, có nơi trên 200mm.

Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia đặc biệt lưu ý đến điểm nóng Yên Bái. Trong ngày 8/9 tỉnh này đã mưa rất to với tổng lượng mưa đo được phổ biến từ 100-250mm, riêng huyện Trạm Tấu và Văn Chấn trên 400mm.

TP Thái Nguyên nhìn từ trên cao.

Cũng theo dự báo: Từ nay đến ngày 11/9, Yên Bái tiếp tục có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to với tổng lượng mưa phổ biến 150-300mm, có những điểm trên 400mm.

Do ảnh hưởng của mưa lớn các sông ở Yên Bái xuất hiện lũ, đỉnh lũ các sông nhỏ như sông Ngòi Thia, Ngòi Hút lên mức BĐ2-BĐ3 và trên BĐ3. Sông Thao tại Yên Bái lên trên mức BĐ2 và dưới BĐ3.

Cụ thể, mực nước lúc 1h/9/9, trên các sông như sau: Trên sông Thao tại Yên Bái 33,43m, trên BĐ3 1,43m; trên sông Cầu tại Đáp Cầu 4,21m, dưới BĐ1 0,09m; - Trên sông Thương tại Phủ Lạng Thương 4,93m, dưới BĐ2 0,37m;

Trên sông Lục Nam tại Lục Nam 6,57m, trên BĐ3 0,27m; trên sông Hoàng Long tại Bến Đế 3,77m, dưới BĐ3 0,23m; trên sông Mã tại Lý Nhân 9,65m, trên BĐ1 0,15m.

Theo báo cáo của Đài Khí tượng Thủy văn Thái Nguyên, mực nước trên sông Cầu đang lên nhanh. Tại trạm thủy văn Gia Bẩy, TP. Thái Nguyên, mực nước đo được lúc 4 giờ sáng ngày 9/9 là 2.700 cm, vượt mức báo động 3 (mức rất nguy hiểm) 80 cm.

1 tuyến phố tại TP Thái Nguyên sáng 9/9/2024.

Dự báo: Từ nay đến 11/9, trên các sông khác ở khu vực Bắc bộ xuất hiện 1 đợt lũ. Trong đợt lũ này, đỉnh lũ trên các sông nhỏ tại các tỉnh miền núi phía Bắc, đặc biệt tại các tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Kạn, Bắc Giang, Lào Cai, Yên Bái, Hòa Bình, Sơn La lên mức báo động 2- báo động 3, có sông trên báo động 3.

Nguy cơ cao xảy ra ngập lụt tại các vùng trũng thấp ven sông ở Lạng Sơn, Lào Cai, Yên Bái, Bắc Giang, Thái Nguyên, Hòa Bình, Ninh Bình, Thanh Hóa. Nguy cơ lũ quét và sạt lở đất trên các sườn dốc ở vùng núi Bắc bộ và Thanh Hóa.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Hội nghị Trung ương 10: Cho ý kiến về 10 nội dung thuộc 2 nhóm vấn đề chiến lược

Thực hiện Chương trình làm việc toàn khoá, hôm nay (18/9) Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII tổ chức Hội nghị lần thứ 10 tại Thủ đô Hà Nội. Hội nghị sẽ thảo luận, cho ý kiến về 10 nội dung thuộc 2 nhóm vấn đề chiến lược và một số việc cụ thể.
2024-09-19 16:02:36

Hà Giang: CSGT đến tận trường phổ biến luật ATGT cho học sinh

Để hạn chế tai nạn giao thông xảy ra, đặc biệt là đối với các em học sinh, Đội 2 Phòng CSGT Công tỉnh Hà Giang phối hợp với Trường PTDT nội trú THPT tỉnh Hà Giang tổ chức buổi tuyên truyền, giáo dục Luật giao thông đường bộ cho các em học sinh trong trường.
2024-09-19 15:04:52

Chính sách ưu đãi đối với Doanh nghiệp của thương binh và NKT: Những bất cập cần giải quyết

Hiện nay, Việt Nam các chính sách ưu đãi đối với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật còn thiếu đồng bộ và bất cập. Nhìn chung, việc tiếp cận các chính sách ưu đãi trên của các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động là Người khuyết tật còn gặp nhiều khó khăn, nhiều chính sách chưa đi vào cuộc sống.
2024-09-19 10:50:25

Thủ tướng chỉ đạo tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ

Theo dự báo của Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão trong đêm 18/9, gây gió mạnh, sóng lớn ven biển và đất liền từ Hà Tĩnh đến Quảng Nam. Để chủ động ứng phó, Thủ tướng Phạm Minh Chính ký Công điện số 98/CĐ-TTg ngày 18/9/2024 chỉ đạo tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ.
2024-09-19 10:25:26

Nghĩa tình thủy chung của Bộ đội Cụ Hồ với bạn bè quốc tế

Truyền thống nghĩa tình thủy chung quốc tế của Bộ đội Cụ Hồ có cội nguồn sâu xa từ truyền thống nhân nghĩa yêu thương của người Việt Nam “thương người như thể thương thân”, “lá lành đùm lá rách”.
2024-09-19 10:07:15

Văn bản Phúc đáp của Tổng cục Chính trị - Bộ Quốc Phòng

Ngày 30/7/2024, Tạp chí điện tử Hòa nhập nhận được Đơn đề nghị ghi ngày 23/7/2024 của cựu chiến binh (CCB) Trương Công Ninh (Sinh năm 1954), đối tượng hưởng trợ cấp chất độc hóa học dioxin; hiện đang ngụ tại số nhà 18 đường Trương Đăng Quỹ, tổ dân phố Đông Trung, thị trấn Kiến Xương, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình.
2024-09-18 18:57:28
Đang tải...