Những cựu chiến binh giữ “hồn làng”

2019-12-18 11:02:52 0 Bình luận
Trải qua sự khốc liệt của chiến tranh, khi trở về được sống trong không gian thanh bình của làng quê, lại có di sản văn hóa là nghệ thuật múa rối nước nên những cựu chiến binh (CCB) như ông Trần Đức Thịnh, Nguyễn Văn Thành ở làng Nhân Mục, xã Nhân Hòa, huyện Vĩnh Bảo (Hải Phòng) luôn tâm huyết và đau đáu nỗi niềm làm sao giữ được “hồn làng” trước nguy cơ thất truyền.

Ông đại úy cùng phường rối trở mình

 Lật giở cuốn sổ dày, xem lại một lúc, ông Trần Đức Thịnh thông báo với vợ đầu tuần này phường rối đã trùng lịch diễn nên khám sức khỏe định kỳ sẽ chuyển sang cuối tuần. Khi người bạn đời hỏi dỗi “ông xem phường rối quan trọng hay sức khỏe quan trọng hơn”, CCB đã ở tuổi 75 cười khà, chia sẻ: “Nói vậy thôi, chứ bà ấy thừa hiểu từ lúc nghỉ hưu, tham gia phường rối của địa phương là ưu tiên hàng đầu của tôi. Khi tứ chi vẫn linh hoạt và thần trí còn minh mẫn thì tôi sẽ hoạt động rối nước đến cùng”.

Cũng giống bao người cùng thế hệ sinh ra ở làng Nhân Mục, tình yêu với rối nước của ông Thịnh hình thành từ tấm bé, khi bản thân bị hút hồn bởi những con rối hòa nhịp trên mặt nước cùng tiếng trống, tiếng đàn và các làn điệu ngân nga trong mỗi buổi hội làng. Đặc biệt ngày ấy, sau khi miền Bắc được giải phóng, những nghệ nhân rối nước ở Nhân Mục còn được mời lên Hà Nội tham gia hội diễn và chàng trai trẻ Trần Đức Thịnh cũng lân la cạnh phường rối xin được truyền nghề. Thế nhưng, chiến tranh đã thôi thúc ông Thịnh lên đường nhập ngũ và trở thành lái xe trên cung đường Trường Sơn lịch sử. Khi ấy, mỗi lúc rảnh rỗi nhớ quê hương, ông lại lấy ống bơ, dùng dây điện thoại hỏng và chẻ giang làm cây đàn nhị kéo phỏng theo các làn múa rối xưa.

 

ccbrnhgf

CCB Trần Đức Thịnh bên cây đàn nhị để sẵn sàng cùng phường rối nước biểu diễn phục vụ khách du lịch

 Về hưu với quân hàm đại úy, đứng trước nỗi lo cơm ăn, áo mặc cho gia đình, nhưng khi nhận được lời mời tham gia phường rối, ông Thịnh đồng ý ngay và là một trong những người có công khôi phục lại nghệ thuật rối nước ở Nhân Mục. Đến nay, ông là thành viên cao tuổi nhất trong phường rối Nhân Mục. Tuy chủ yếu đảm nhiệm chơi đàn nhị trong đội nhạc công, nhưng lúc trẻ ông Thịnh đã từng dầm mình trong nước, điều khiển những con rối tung hoành.

Ông Thịnh cho biết: “Rối nước mới chỉ được phát tích ở Nhân Mục từ đầu thế kỷ XX, nhưng qua bàn tay khéo léo của các thế hệ nghệ nhân đã làm nên danh tiếng của làng. Hơn một thế kỷ, trải qua nhiều thăng trầm, phường rối nước Nhân Mục cứ tan rồi lại hợp, mãi đến năm 1991 mới đi vào hoạt động quy củ và có những bước phát triển nhất định. Hiện nay, giữa lúc nhiều phường rối phải mang con rối đi khắp nơi biểu diễn thì rối nước Nhân Mục được khách du lịch trong và ngoài nước tự tìm đến đặt trước hàng tháng ngay tại ao làng. Trung bình 3-4 suất diễn/tuần, đến thời điểm cuối năm 2019 này, phường rối Nhân Mục đã phục vụ gần 4.000 lượt khách, trong đó hơn 1/3 là các đoàn nước ngoài, chủ yếu như khách Tây Ban Nha, Nga, Anh, Pháp…”.

Thương binh với mong ước truyền nghề

Cũng gắn bó hơn 30 năm với rối nước như ông Thịnh, thương binh hạng 4/4 Nguyễn Văn Thành ngoài đảm nhiệm vai trò chơi đàn bầu trong đội nhạc công, còn tham gia vào hầu hết các công đoạn khó trong hoạt động của phường rối. Trong đó, nổi bật nhất là việc chế tạo ra những con rối để phục vụ biểu diễn. Đây được coi là công đoạn khó, mất nhiều thời gian và tiền bạc nhất. Bởi con rối làm bằng gỗ sung và thường xuyên phải ngâm mình dưới nước nên thời hạn sử dụng chỉ được vài tháng hoặc lâu nhất một năm là mục hỏng. Vậy nên, năm nào phường cũng phải tổ chức làm ít nhất 2 bộ con rối, mỗi bộ gồm 60-70 con, mỗi con làm trong một ngày, trải qua nhiều công đoạn: đục đẽo, trang trí, sơn son thiếp vàng với chi phí trung bình lên tới vài trăm nghìn/con rối.

Chia sẻ thêm về tầm quan trọng của việc làm con rối, ông Thành cho biết: “Để thu hút người xem thì việc sáng tạo ra những tích trò mới là rất quan trọng. Tuy vậy, dù mới đến đâu thì chủ yếu vẫn phải thông qua quan sát các con rối thì khán giả mới cảm nhận được cái hay, sự độc đáo của nghệ thuật rối nước. Vậy nên, nội dung của tích trò dẫu hay, dở đều bắt buộc phải phù hợp với trình độ chế tác của người tạo ra con rối. Những năm qua để đáp ứng nhu cầu biểu diễn phục vụ khách du lịch, các thành viên trong phường rối Nhân Mục đã kế thừa những tích trò truyền thống và phát triển được hơn 20 tích, trò mới khá hấp dẫn, như: "Tát nước", "Cày bừa", "Bơi chồng người", "Chọi trâu", "Vua Hùng kén rể", Thạch Sanh đánh trăn tinh”…

Kể đến đây, ông Thành bỗng dừng lại, trầm ngâm một lúc. Gặng hỏi ông, chúng tôi được biết, thời gian và sức khỏe không cho phép nên ông Thịnh, ông Thành muốn tranh thủ những ngày tháng còn lại để truyền kinh nghiệm và tinh hoa rối nước Nhân Mục đến thế hệ trẻ hơn, nhưng hơn chục năm tìm đỏ mắt chẳng được ai tâm huyết. Ngay cả các thành viên trong phường rối cũng rơi rớt dần từ 20 người, xuống còn 13 và hiện tại thành viên trẻ nhất cũng đã qua tuổi 40. Lý do thì theo các ông, là nghệ nhân rối chưa sống được với nghề nên khó thu hút được lớp trẻ nối nghiệp. Hầu hết những ai còn gắn bó với phường thì là người tâm huyết không muốn di sản văn hóa truyền thống của Nhân Mục bị thất truyền hoặc tham gia cho vui, chứ không trông vào rối nước như một nguồn thu nhập chính nuôi sống bản thân, gia đình.

Trước thông tin, nghệ thuật múa rối nước Nhân Mục đang được lập hồ sơ đề nghị công nhận là Di sản văn hóa phi vật cấp quốc gia, ông Thịnh, ông Thành vui lắm. Bởi nếu không có thêm những “lực đẩy mới” thì chỉ với sự cố gắng của những thành viên trong phường, rối nước Nhân Mục đứng trước nguy cơ bị thất truyền và thời gian khắc nghiệt cũng đâu cho phép những nghệ nhân như ông Thịnh, ông Thành “giữ mãi hồn làng”.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

“Hành trình khôi phục phòng Nam dược chuẩn Y khoa”

Ngay từ ngày đầu thành lập Y Dược Việt đã xác định rõ hướng đi cho mình là phát triển các sản phẩm từ thảo dược, dược liệu có sẵn của đất nước Việt Nam (Nam Dược).
2024-04-23 15:35:00

SHB hai năm liền được vinh danh Ngân hàng có hoạt động Tài trợ Bền vững tốt nhất

SHB lần thứ hai liên tiếp là đại diện duy nhất tại Châu Á - Thái Bình Dương được Global Finance vinh danh là “Ngân hàng có hoạt động Tài trợ Bền vững tốt nhất 2024”. Tín dụng xanh tại SHB 2023 tăng trưởng ấn tượng so với 2022, qua đó, khẳng định vị thế là một trong số các Ngân hàng TMCP tư nhân tích cực cho vay xanh tại Việt Nam.
2024-04-23 10:53:14

MIK GROUP khởi công giai đoạn 2 dự án Imperia Smart City

Sáng ngày 22/4, MIK Group đã chính thức khởi công phân khu The Sola Park thuộc giai đoạn 2 dự án Imperia Smart City (Tây Mỗ, Hà Nội). Với thành công được minh chứng từ giai đoạn 1, cái tên Imperia Smart City dự đoán sẽ tiếp tục làm sôi động thị trường BĐS nhà ở khu vực phía Tây.
2024-04-23 10:49:47

Chuyện về con tàu Đại Lãnh trong trận chiến Gạc Ma 1988

Trong một cuộc trả lời phỏng vấn với báo chí mới đây, thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu, Anh hùng LLVTND kể, năm 1999, khi ông đang là thứ trưởng Bộ Quốc phòng, miền Trung có lũ lụt cực lớn.
2024-04-23 10:37:37

Phú Yên: Cần sớm giải quyết nguyện vọng chính đáng của các nhà đầu tư

Vừa qua, Tạp chí điện tử Hòa Nhập nhận được đơn thư của ông Phạm Văn Đạo (sống tại phường Hoàng Văn Thụ, quận Hoàng Mai, TP Hà Nội) phản ánh về việc: Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên ra quyết định thu hồi đất khi doanh nghiệp đang thực hiện dự án Khu đô thị du lịch năng lượng xanh.
2024-04-23 10:00:31

Quý I có 66 vụ cháy, Nghệ An chỉ đạo phòng chống cháy nổ mùa nắng nóng

Mùa nắng nóng đang tới gần, tiềm ẩn nhiều nguy cơ xảy ra cháy, nổ. Do đó, tỉnh Nghệ An đặc biệt chú trọng tăng cường các biện pháp đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy trên địa bàn.
2024-04-23 08:15:00
Đang tải...