Những địa chỉ nhận hàng miễn phí thời Covid - 19 (tiếp theo)
*Khánh Hòa: Nhà hàng Tuấn (113 Hùng Vương, TP Nha Trang, Khánh Hòa).
Nhà hàng Tuấn sẽ phát cơm miễn phí từ ngày 3-4 đến hết 14-4. Mỗi ngày Nhà hàng phát miễn phí 300 phần ăn, mỗi phần có giá là 30.000 đồng. Mỗi suất cơm đảm bảo dinh dưỡng với canh, đồ mặn, trái cây tráng miệng được thay đổi từng ngày. Bên cạnh việc phát cơm trực tiếp trước cửa nhà hàng, những suất cơm nghĩa tình này còn được nhân viên nhà hàng đóng gói giao miễn phí cho nhà dưỡng lão Khánh Hòa.
Những suất ăn miễn phí được trao tận tay người nghèo
*Hà Nội:
+ ATM gạo đầu tiên ở Hà Nội đươc đặt tại Nhà văn hóa phường Nghĩa Tân, quận Cầu Giấy - Hà Nội
ATM gạo này bắt đầu đi vào hoạt động từ 8h30 ngày 11-04. Gạo sẽ được phát từ hôm nay đến ngày 30-4, từ 8h-17h hàng ngày.
Mỗi người dân được đến lấy một lần, mỗi lần được 3kg gạo. Đến nhận gạo, người dân phải sát trùng tay, đeo khẩu trang và đứng theo ô được đánh dấu sẵn để đảm bảo đứng cách xa 2m.
Những người dân đầu tiên nhận gạo nghĩa tình từ cây “ATM” gạo
+ Điểm Trụ sở văn phòng Đoàn thanh niên - Hội LHTN Việt Nam phường Phúc Xá (57 Nghĩa Dũng, Phúc Xá, Ba Đình - Hà Nội)
Từ ngày 7-4 đến 15-4, người dân có hoàn cảnh khó khăn được phường Phúc Xá (Quận Ba Đình) kết hợp với một doanh nghiệp phát cơm miễn phí tại địa điểm trên.
Không ai bảo ai, mỗi người dân khi đến đây cũng đeo khẩu trang, giữ khoảng cách an toàn và chỉ nhận 1 suất cơm để dành những phần cơm còn lại cho những người đến sau
- Thành phố Hồ Chí Minh
+Điểm: Quán cơm xã hội Nụ Cười 6 (số 11 Nguyễn Huy Lượng, P.14, Q.Bình Thạnh)
Ban chỉ huy quân sự P.14, Q.Bình Thạnh cũng cử hai chiến sĩ đến giúp quán giữ trật tự và khoảng cách an toàn, phòng tránh nguy cơ lây lan dịch bệnh
Hàng ngày tại đây phát miễn phí 400 suất ăn. Mỗi suất cơm đảm bảo dinh dưỡng với canh rau má, mực xào, chuối, chai nước suối (thực đơn thay đổi mỗi ngày).
(còn nữa)
Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binh và người khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.