Những kỷ niệm đi cùng năm tháng của Quân đoàn 3 và Sư đoàn 320

2020-04-29 09:01:46 0 Bình luận
Sư đoàn 320 đứng trong đội hình Quân đoàn 3 (Binh đoàn Tây Nguyên) được vinh dự đánh trận mở màn của Quân đoàn trong chiến dịch Hồ Chí Minh, tiến công căn cứ Đồng Du Củ Chi, tiêu diệt sư đoàn bộ binh 25 ngụy, mở tung cánh cửa thép phía Tây Bắc Sài Gòn, góp phần quan trọng vào chiến thắng giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30/4/1975.

Để đáp ứng với tình hình mới, phù hợp với quy mô và tính chất cơ động trên các chiến trường, ngày 26/3/1975: Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ký Quyết định số 54/QP-QĐ thành lập Quân đoàn 3.

                                                          Ngày 27/3/1975, tại căn hầm số 7 thuộc sở chỉ huy tiền phương của mặt trận B3 Tây Nguyên, Đại tướng Văn Tiến Dũng thay mặt Bộ Quốc phòng công bố quyết định số 54/QP-QĐ thành lập Quân đoàn 3. Thiếu tướng Vũ Lăng - Phó tư lệnh mặt trận B3, được bổ nhiệm giữ chức Tư lệnh Quân đoàn 3. Đại tá Đặng Vũ Hiệp, Chính ủy mặt trận B3, giữ chức Chính ủy Quân đoàn 3.

Lúc này Phó Tư lệnh Quân đoàn, gồm có: Đại tá Nguyễn Năng, Đại tá Nguyễn Kim Tuấn.

Phó Chính ủy Quân đoàn là Đại tá Phí Triệu Hàm.

Tham mưu trưởng Quân đoàn là Đại tá Hồ Đệ; các tham mưu phó, gồm: Thượng tá Nguyễn Quốc Thước, Thượng tá Lê Minh  

 Sau đó, Tổng tham mưu trưởng QĐND Việt Nam quyết định điều động trung đoàn cao xạ 232, trung đoàn công binh 575 (với toàn bộ cán bộ, quân số, trang bị) của Bộ Tư lệnh 559 về trực thuộc Quân đoàn 3.

Khi thành lập, ngoài bộ tư lệnh và 3 cơ quan, Quân đoàn có các đơn vị như:

 - Sư đoàn bộ binh 10, Sư đoàn trưởng: Thượng tá Đoàn Hồng Sơn; Chính ủy: Đại tá Lã Ngọc Châu.

- Sư đoàn bộ binh 320, Sư đoàn trưởng: Thượng tá Bùi Đình Hòe; Chính ủy: Thượng tá Bùi Huy Bổng.

- Sư đoàn bộ binh 316, Sư đoàn trưởng: Trung tá Nguyễn Hải Bằng; Chính ủy: Thượng tá Hà Quốc Toản.

- Trung đoàn đặc công 198, Trung đoàn trưởng: Trần Kình, chính ủy: Lê Văn Tích.

- Trung đoàn pháo binh 40, Trung đoàn trưởng: Nguyễn Hữu Vinh, Chính ủy: Mai Sinh Giá.

- Trung đoàn pháo binh 675, Trung đoàn trưởng: Trần Đình Sai, Chính ủy: Nguyễn Xuân Dục.

- Trung đoàn phòng không 234, Trung đoàn trưởng: Vũ Văn Lương, Chính ủy: Vũ Xuân Sắc.

- Trung đoàn phòng không 593, Trung đoàn trưởng: Nguyễn Duy Sơn, Chính ủy: Phạm Minh Mẫn.

- Trung đoàn phòng không 232, Trung đoàn trưởng: Nguyễn Văn Hách, Chính ủy: Trần Đình Khánh

- Trung đoàn xe tăng 273, Trung đoàn trưởng Lê Mai Ngọ, Chính ủy: Vũ Đình Tư.

- Trung đoàn công binh 7, Trung đoàn trưởng: Lễ Hữu Công, Chính ủy: Đoàn Văn Khoát.

- Trung đoàn thông tin 29, Trung đoàn trưởng Lê Đức Đệ, Chính ủy: Đỗ Giả…

Ngày 3/4/1975: Bộ tư lệnh quân đoàn ra quyết định điều động toàn bộ số lái xe và nhân viên phục vụ của Tổng cục kỹ thuật vào giao xe cho Quân đoàn 3 (45 người, 30 xe Hồng Hà).  

Ngày 6/4/1975: Bộ tư lệnh quân đoàn ra quyết định thành lập ban chỉ huy hậu cứ B3 lấy phiên hiệu là đoàn 75, trực thuộc đảng ủy và bộ tư lệnh quân đoàn. Đoàn 75 có nhiệm vụ: quản lý, chỉ huy, chỉ đạo các lực lượng còn lại phía sau của quân đoàn theo phạm vi quyền hạn do Bộ Tư lệnh ủy nhiệm.   

Ngày 8/4/1975, Bộ Tư lệnh Quân đoàn 3 lệnh cho Sư đoàn 320 hành quân thần tốc từ Phú Yên ngược đường số 7, theo đường 14 qua Buôn Ma Thuột - Đức Lập - Bù Đăng vào Chơn Thành nhận nhiệm vụ mới. Sau 7 ngày đêm hành quân liên tục, vượt qua 500km, với nhiều khó khăn về đường xá và các điều kiện khác, toàn bộ Sư đoàn 320 đã vào vị trí tập kết tại Chơn Thành (Bình Phước) một cách bí mật và an toàn.

Ngày 12/4/1975, trong lúc các đơn vị Quân đoàn 3 đang trên đường tiếp tục tác chiến, phát triển thắng lợi xuống đồng bằng liên khu 5. Trên đường cơ động đến khu tập kết chuyển sang hướng mới thì thường vụ Bộ tư lệnh quân đoàn do tư lệnh Vũ Lăng và chính ủy Đặng Vũ Hiệp nhận nhiệm vụ của Bộ tư lệnh chiến dịch giao, nội dung cụ thể như sau:

Quân đoàn 3 với lực lượng trong biên chế, có pháo binh và cao xạ của chiến dịch chi viện, phối hợp với một tiểu đoàn của đoàn 115 đặc công và các lực lượng địa phương: Gò Dầu Tây Ninh, Trảng Bàng, Củ Chi, Đồng Dù tỉnh Hậu Nghĩa đảm nhiệm hướng tiến công chủ yếu nhất của chiến dịch từ phía tây bắc vào Sài Gòn, cụ thể:

- Dùng lực lượng cấp sư đoàn đến sư đoàn tăng cường, đánh trận thối động, tiêu diệt căn cứ sư đoàn 25 ở Đồng Dù, chặn và tiêu diệt lực lượng sư đoàn 25 từ Củ Chi đến Trảng Bàng, không cho chúng co cụm về Sài Gòn.

- Tổ chức lực lượng đột kích mạnh binh chủng hợp thành cấp sư đoàn tăng cường thọc thẳng vào Sài Gòn, đánh chiếm chủ yếu là mục tiêu sân bay Tân Sơn Nhất, phát triển hiệp đồng với đơn vị bạn đánh chiếm bộ tổng tham mưu ngụy, đánh chiếm và làm chủ quận 3, phát triển sang quận 1, hiệp đồng với quân bạn đánh chiếm Dinh Độc lập, phát triển sang quận 10, hiệp đồng với quân bạn đánh chiếm biệt khu thủ đô ngụy. Đây là nhiệm vụ chủ yếu của quân đoàn.

Giữ vững các mục tiêu sau khi đã chiếm được, bảo vệ kho tàng, ổn định trật tự an ninh…

                                     

Ngày 14/4/1975: Bộ Chính trị chấp thuận đề nghị của Tư lệnh chiến dịch đổi tên chiến dịch Sài Gòn – Gia Định là chiến dịch Hồ Chí Minh.
“Theo kế hoạch, Quân đoàn 3 phối hợp với các lực lượng vũ trang Tây Ninh, Sài Gòn - Gia Định tiến công trên hướng tây bắc. Bộ tư lệnh quân đoàn giao nhiệm vụ chiến đấu trong chiến dịch Hồ Chí Minh cho các đơn vị: sư đoàn 316, sư đoàn 320 và các đơn vị binh chủng kỹ thuật. Riêng sư đoàn 10 (do đang cơ động lực lượng từ Nha Trang, Cam Ranh lên tây bắc Sài Gòn) đến muộn, nhận nhiệm vụ ngày 22/4/1975”.

Ngày 15/4/1975 Bộ Tư lệnh Quân đoàn 3 giao nhiệm vụ cho Sư đoàn 320 (thiếu trung đoàn bộ binh 64) đánh trận mở màn là đánh chiếm Đồng Dù trong chiến dịch Hồ Chí Minh, phát triển đánh chiếm quận lỵ Củ Chi và Tân Quy, mở hành lang cơ động cho lực lượng chủ yếu của quân đoàn.

Sau khi nhận nhiệm vụ Quân đoàn giao, ngày 16/4/1975, cán bộ chủ chốt của Sư đoàn và các trung đoàn, các đơn vị phối thuộc, trong đó có lực lượng du kích Củ Chi…đi trinh sát và nghiên cứu thực địa.

Sau khi đi trinh sát địa hình, hoàn chỉnh quyết tâm chiến đấu, ngày 24/4/1975, Sư đoàn báo cáo quyết tâm tiến công Đồng Dù với Bộ Tư lệnh quân đoàn 3, đồng thời 20 giờ cùng ngày Sư đoàn vượt sông Sài Gòn sang đất Củ Chi.

Sư đoàn 320 được Bộ tư lệnh quân đoàn 3 giao nhiệm vụ: xiết chặt vòng vây căn cứ Đồng Dù, nhốt chặt sư đoàn 25 ngụy và đánh một trận thối động, tiêu diệt sư đoàn này không cho chúng co cụm về Sài Gòn. Sau đó, tiêu diệt các lực lượng khác của địch ở Củ Chi, Tân Qui, mở cánh cửa thép án ngữ phía tây bắc Sài Gòn để quân đoàn đưa lực lượng thọc sâu vào chiếm các mục tiêu sân bay Tân Sơn Nhất, Bộ Tổng tham mưu ngụy cùng các đơn vị và các hướng tấn công khác, góp phần vào chiến thắng của chiến dịch Hồ Chí Minh, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

(còn nữa)

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Lễ Công bố thành lập Trung tâm Kỹ thuật Chống hàng giả ACF

Sáng ngày 11/5, Lễ Công bố quyết định thành lập Trung tâm Kỹ thuật Chống hàng giả ACF đã diễn ra tại TP. HCM.
2025-05-11 15:09:35

Thủ tướng: Cơ bản xóa nhà tạm, nhà dột nát trên cả nước trước 31/10/2025

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh quyết tâm cơ bản xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước trước ngày 31/10/2025, sớm hơn 2 tháng so với mục tiêu ban đầu đã đề ra; trong đó ưu tiên bố trí nguồn lực để hỗ trợ nhà ở cho thân nhân liệt sĩ (xong trước ngày 27/7) và người có công với cách mạng (xong trước ngày 2/9).
2025-05-11 13:21:21

Hải Phòng - minh chứng sống động cho ý chí và khát vọng vươn xa

Sáng 11/5, TP.Hải Phòng long trọng tổ chức chương trình duyệt đội ngũ và diễu hành quần chúng chào mừng kỷ niệm 70 năm ngày giải phóng Thành phố (13/5/1955 - 13/5/2025). Hải Phòng hôm nay không chỉ là “cái nôi” của những con tàu mà còn là minh chứng sống động cho ý chí và khát vọng vươn xa.
2025-05-11 11:14:01

Ngân hàng “đẩy vốn” tín dụng tạo cú hích kinh tế chuyển mình

Hệ thống ngân hàng Việt Nam vừa cung ứng vốn cho nền kinh tế với mục tiêu tăng trưởng tín dụng 16% trong năm nay, vừa hỗ trợ tăng trưởng kinh tế từ 8% vừa duy trì kiểm soát lạm phát, cân bằng hài hòa tỷ giá và lãi suất trong bối cảnh kinh tế trong và ngoài nước không ít khó khăn thách thức bởi cuộc chiến thương mại toàn cầu gia tăng.
2025-05-10 15:00:29

Quảng Ninh: Lễ thượng cờ Tổ quốc trang trọng, thiêng liêng trên đảo Cô Tô

Sáng 9/5, Huyện ủy, UBND huyện Cô Tô tổ chức Lễ thượng cờ Tổ quốc trên đảo Cô Tô. Đây là một trong những hoạt động tiêu biểu của huyện đảo thiết thực Kỷ niệm 64 năm ngày Bác Hồ ra thăm đảo Cô Tô (9/5/1961-9/5/2025); kỷ niệm 135 ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
2025-05-10 14:54:49

Thành phố Hải Phòng công bố ‘điểm du lịch’ và khai trương đoàn tàu ‘Hoa Phượng đỏ’

Nhân dịp kỷ niệm 70 năm ngày giải phóng Hải Phòng (13/5/1955 - 13/5/2025), Thành phố phối hợp với Tổng công ty Đường sắt Việt Nam tổ chức công bố Ga Hải Phòng trở thành “điểm du lịch” và khai trương đoàn tàu chất lượng cao mang tên “Hoa Phượng đỏ”
2025-05-10 10:00:21
Đang tải...