Những lá thư tay…
2016-07-12 14:30:12
0 Bình luận
HOANHAP.VN - Dù chiến tranh đã qua đi nhưng những ký ức một thời chiến tranh khói lửa vẫn luôn thường trực trong tâm trí ông nội tôi. Dù giờ ông đã bước sang tuổi 80 nhưng nhìn ông vẫn khỏe và minh mẫn, khuôn mặt nhăn nheo, đen sạm vì một thời chiến tranh lửa đạn vẫn toát lên vẻ phúc hậu, hiền từ.
Vào những ngày đông giá rét cùng với chén trà nóng, con cháu quây quần bên ông và nghe ông kể ký ức một thời oanh tạc trên chiến trường. Tình yêu của ông và bà quãng thời gian ấy chỉ là những lá thư, nó trở thành “sợi dây” kết nối tình yêu của ông bà ngày ấy.
Tham gia chiến trường B sau khi cưới bà chưa đầy một tuần, đã phải xa nhau. Khi ấy, phương tiện liên lạc không thuận tiện như bây giờ vì vậy ông chỉ liên lạc với bà qua những lá thư. Ai cũng thế, thời chiến mà! Nhưng đâu phải lá thư nào cũng đến tay người nhận vì trong lửa đạn chiến tranh chuyện thất lạc thư là bình thường”. Vừa nói ông vừa dở những bức thư ra cho chúng tôi xem, nó được cất giữ rất cẩn thận dù trải qua bao năm tháng đã bị ố vàng và những giọt nước mắt dường như vẫn đọng lại trên từng trang giấy. Phương tiện giao tiếp duy nhất đến được với nhau chỉ giản dị là những lá thư viết vội trên những trang giấy mỏng manh. Vượt qua tất cả đạn lửa, những cánh thư vẫn bay đi, xé tan sự ngăn cách của không gian, thời gian nối những nhịp yêu thương giữa những chiến sỹ nơi tiền phương và những người thân nơi quê nhà.
Đang đắm chìm với câu chuyện ông kể thật ý nghĩa và cảm động, giật mình trở lại với hiện tại, lâu lắm rồi mình không viết thư. Dường như, những bức thư tay bây giờ trở thành một thứ gì đó xa xỉ? Nếu giờ mình viết thư cho ai đó, họ tưởng mình lạc hậu lắm, cho mình là “thừa” thời gian. Ngày xưa, thư tay là một trong những cách thể hiện tình cảm sâu sắc và ý nghĩa nhất. Người ta vẫn gửi tới nhau những lá thư xúc động, chân thành mà chẳng cần phải nhân một dịp đặc biệt hay một lễ kỷ niệm gì đó. Thế nhưng, có khi nào bạn nhận được bức thư viết bằng tay chưa? Khi mà cùng với quá trình phát triển mạnh của công nghệ và những dịch vụ đa phương tiện, có lẽ những bức thư viết tay trở nên lỗi thời. Chúng ngày càng vắng bóng trong suy nghĩ của mọi người đặc biệt là thế hệ trẻ mà thay vào đó là email, tin nhắn, Facebook…
Viết email thì đơn giản lắm! Chỉ cần ngồi trước máy vi tính, đánh máy, đính kèm hình ảnh, trình bày đẹp mắt, rồi gửi. Vài giây sau, phía bên kia đã nhận được và liên tục trao đổi qua lại. Email tiện lợi đến mức nó giống như những cuộc nói chuyện thông thường. Nhưng cho dù là sự tiện lợi đến mấy, bạn thử đọc và cảm nhận một bức thư viết tay xem. Nó khiến bạn hồi hộp chờ đợi và có nhiều cảm xúc khác nhau. Bạn cảm nhận được nét chữ tình cảm của người gửi trên từng trang giấy. Một cảm giác khác lạ với các loại hình thư khác thật ý nghĩa. Có lẽ, vì thế mà những bức thư được trân trọng, gìn giữ qua hàng thế kỷ. Muốn viết một lá thư, bạn phải mất rất nhiều thời gian, cân nhắc từng câu chữ để nói lên được tâm tư, tình cảm của người viết muốn gửi gắm. Khi viết, làm cho chúng ta có trí tưởng tượng bay bổng và bộc lộ hết cảm xúc của người viết. Khi nhận được những lá thư tay ý nghĩa, người nhận luôn cảm thấy hạnh phúc và xúc động. Họ sẽ cất giữ chúng trong ngăn kéo bàn học, bàn làm việc riêng để mỗi khi nhớ có thể đem chúng ra đọc lại. Theo thời gian, những con chữ có thể bị nhạt đi, trang giấy cũng có thể ngả màu nhưng tình cảm ẩn trong đó vẫn còn nguyên vẹn. Năm năm, mười năm hay lâu hơn nữa, khi bất ngờ đọc lại những bức thư ấy bạn sẽ thấy những con chữ có sức mạnh khơi gợi nhớ cảm xúc như thế nào! Và điều tuyệt vời hơn cả, những lá thư viết tay giúp bạn rèn luyện tính kiên trì, tỉ mỉ. Bạn sẽ luôn cố nắn nót từng câu từng chữ để thể hiện cảm xúc mà không phải gạch xóa. Bạn không muốn người nhận có cảm giác mình là người cẩu thả, không nghiêm túc trong tình cảm. Viết thư tay vì thế lấy của bạn khá nhiều thời gian nhưng nó cũng là “ông thầy” dạy cho bạn sự kiên trì.
Những tin nhắn trên mạng xã hội hay trên điện thoại di động rồi cũng trôi theo thời gian, lưu giữ được lâu nhưng cũng dễ dàng xóa đi. Hơn thế, mỗi tin nhắn thường chỉ trong phạm vi vài chục từ, chưa đủ để diễn tả cảm xúc, ý nghĩa của câu chuyện. Nếu ai đó đang yêu đơn phương thì bức thư tình luôn là cầu nối hữu hiệu để những ai đó đang yêu bày tỏ cảm xúc. Bạn sẽ sống trong chờ đợi, mong mỏi, hồi hộp và rung động. Nhưng có lẽ, những lá thư tay bây giờ dần trở thành thứ gì đó quá xa xôi với các bạn trẻ. Bây giờ, ít ai còn viết thư, và mình nghĩ trong vài năm nữa chắc không biết còn được bao nhiêu người viết từng lá thư tay, nắn nót từng nét chữ, gửi gắm từng tình cảm vào trong đấy. Cuộc sống càng hiện đại thì chẳng còn mấy ai cặm cụi ngồi viết thư tay, dán tem đi gửi và ngồi chờ hồi âm nữa. Những cánh thư tay sẽ mãi là nét đẹp trong kỷ niệm và quá khứ mỗi người. Vì nó mang dấu ấn của người viết, truyền tải cảm xúc của người nhận, lưu giữ lại những kỷ niệm.
Bởi vì những điều đáng yêu ấy, những cảm xúc và những tình cảm chân thành của bạn muốn truyền tải một cách chân thực nhất: Hãy viết một lá thư tay nhé!
Tham gia chiến trường B sau khi cưới bà chưa đầy một tuần, đã phải xa nhau. Khi ấy, phương tiện liên lạc không thuận tiện như bây giờ vì vậy ông chỉ liên lạc với bà qua những lá thư. Ai cũng thế, thời chiến mà! Nhưng đâu phải lá thư nào cũng đến tay người nhận vì trong lửa đạn chiến tranh chuyện thất lạc thư là bình thường”. Vừa nói ông vừa dở những bức thư ra cho chúng tôi xem, nó được cất giữ rất cẩn thận dù trải qua bao năm tháng đã bị ố vàng và những giọt nước mắt dường như vẫn đọng lại trên từng trang giấy. Phương tiện giao tiếp duy nhất đến được với nhau chỉ giản dị là những lá thư viết vội trên những trang giấy mỏng manh. Vượt qua tất cả đạn lửa, những cánh thư vẫn bay đi, xé tan sự ngăn cách của không gian, thời gian nối những nhịp yêu thương giữa những chiến sỹ nơi tiền phương và những người thân nơi quê nhà.
Những lá thư bạc màu thời gian nhưng trong đó vẫn chất chứa những tình cảm sâu lắng… (Ảnh: Internet) |
Đang đắm chìm với câu chuyện ông kể thật ý nghĩa và cảm động, giật mình trở lại với hiện tại, lâu lắm rồi mình không viết thư. Dường như, những bức thư tay bây giờ trở thành một thứ gì đó xa xỉ? Nếu giờ mình viết thư cho ai đó, họ tưởng mình lạc hậu lắm, cho mình là “thừa” thời gian. Ngày xưa, thư tay là một trong những cách thể hiện tình cảm sâu sắc và ý nghĩa nhất. Người ta vẫn gửi tới nhau những lá thư xúc động, chân thành mà chẳng cần phải nhân một dịp đặc biệt hay một lễ kỷ niệm gì đó. Thế nhưng, có khi nào bạn nhận được bức thư viết bằng tay chưa? Khi mà cùng với quá trình phát triển mạnh của công nghệ và những dịch vụ đa phương tiện, có lẽ những bức thư viết tay trở nên lỗi thời. Chúng ngày càng vắng bóng trong suy nghĩ của mọi người đặc biệt là thế hệ trẻ mà thay vào đó là email, tin nhắn, Facebook…
Viết email thì đơn giản lắm! Chỉ cần ngồi trước máy vi tính, đánh máy, đính kèm hình ảnh, trình bày đẹp mắt, rồi gửi. Vài giây sau, phía bên kia đã nhận được và liên tục trao đổi qua lại. Email tiện lợi đến mức nó giống như những cuộc nói chuyện thông thường. Nhưng cho dù là sự tiện lợi đến mấy, bạn thử đọc và cảm nhận một bức thư viết tay xem. Nó khiến bạn hồi hộp chờ đợi và có nhiều cảm xúc khác nhau. Bạn cảm nhận được nét chữ tình cảm của người gửi trên từng trang giấy. Một cảm giác khác lạ với các loại hình thư khác thật ý nghĩa. Có lẽ, vì thế mà những bức thư được trân trọng, gìn giữ qua hàng thế kỷ. Muốn viết một lá thư, bạn phải mất rất nhiều thời gian, cân nhắc từng câu chữ để nói lên được tâm tư, tình cảm của người viết muốn gửi gắm. Khi viết, làm cho chúng ta có trí tưởng tượng bay bổng và bộc lộ hết cảm xúc của người viết. Khi nhận được những lá thư tay ý nghĩa, người nhận luôn cảm thấy hạnh phúc và xúc động. Họ sẽ cất giữ chúng trong ngăn kéo bàn học, bàn làm việc riêng để mỗi khi nhớ có thể đem chúng ra đọc lại. Theo thời gian, những con chữ có thể bị nhạt đi, trang giấy cũng có thể ngả màu nhưng tình cảm ẩn trong đó vẫn còn nguyên vẹn. Năm năm, mười năm hay lâu hơn nữa, khi bất ngờ đọc lại những bức thư ấy bạn sẽ thấy những con chữ có sức mạnh khơi gợi nhớ cảm xúc như thế nào! Và điều tuyệt vời hơn cả, những lá thư viết tay giúp bạn rèn luyện tính kiên trì, tỉ mỉ. Bạn sẽ luôn cố nắn nót từng câu từng chữ để thể hiện cảm xúc mà không phải gạch xóa. Bạn không muốn người nhận có cảm giác mình là người cẩu thả, không nghiêm túc trong tình cảm. Viết thư tay vì thế lấy của bạn khá nhiều thời gian nhưng nó cũng là “ông thầy” dạy cho bạn sự kiên trì.
Thời nay, những dòng chữ tự viết ra giấy thế này rất hiếm… (Ảnh: Thảo Nguyên) |
Những tin nhắn trên mạng xã hội hay trên điện thoại di động rồi cũng trôi theo thời gian, lưu giữ được lâu nhưng cũng dễ dàng xóa đi. Hơn thế, mỗi tin nhắn thường chỉ trong phạm vi vài chục từ, chưa đủ để diễn tả cảm xúc, ý nghĩa của câu chuyện. Nếu ai đó đang yêu đơn phương thì bức thư tình luôn là cầu nối hữu hiệu để những ai đó đang yêu bày tỏ cảm xúc. Bạn sẽ sống trong chờ đợi, mong mỏi, hồi hộp và rung động. Nhưng có lẽ, những lá thư tay bây giờ dần trở thành thứ gì đó quá xa xôi với các bạn trẻ. Bây giờ, ít ai còn viết thư, và mình nghĩ trong vài năm nữa chắc không biết còn được bao nhiêu người viết từng lá thư tay, nắn nót từng nét chữ, gửi gắm từng tình cảm vào trong đấy. Cuộc sống càng hiện đại thì chẳng còn mấy ai cặm cụi ngồi viết thư tay, dán tem đi gửi và ngồi chờ hồi âm nữa. Những cánh thư tay sẽ mãi là nét đẹp trong kỷ niệm và quá khứ mỗi người. Vì nó mang dấu ấn của người viết, truyền tải cảm xúc của người nhận, lưu giữ lại những kỷ niệm.
Bởi vì những điều đáng yêu ấy, những cảm xúc và những tình cảm chân thành của bạn muốn truyền tải một cách chân thực nhất: Hãy viết một lá thư tay nhé!
Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binh và người khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.
Phương Thu