Thành hay bại đều dựa vào 4 dấu mốc của cuộc đời
Giai đoạn 1: Từ 20 đến 29 tuổi
- Dù bạn học ngành gì, bạn cũng nên rèn luyện các kỹ năng linh hoạt như: giao tiếp, thuyết trình, thích nghi, làm việc nhóm hoặc tư duy phản biện…
- Hãy tìm cho mình một nghề tay trái, kể cả khi đã đi làm full time.
- Tập trung xây dựng các mạng lưới mối quan hệ, gặp gỡ những người mới, tiếp xúc những tư tưởng mới, những ý kiến khác biệt. Đừng thu hẹp thế giới quan của mình.
- Đừng lo lắng nếu chưa thấy triển vọng trên con đường sự nghiệp của mình. Bạn không cần phải biết tất cả mọi bước trong giai đoạn này.
Giai đoạn 2: Từ 30 đến 39 tuổi
- Đừng quan tâm đến chức danh của mình. Nó không định nghĩa sự nghiệp của bạn.
- Mở rộng mạng lưới quan hệ hơn những năm 20 tuổi. Tham gia các hội nhóm, hội thảo có tính chuyên nghiệp.
- Tình nguyện đứng ở vị trí lãnh đạo, tham gia các sự kiện và xây dựng thương hiệu của bản thân.
- Kể cả khi bạn tạm dừng công việc để gây dựng gia đình, hãy biết chăm sóc mối quan hệ với mạng lưới của mình. Điều này sẽ giúp bạn dễ dàng quay lại sau đó.
Giai đoạn 3: Từ 40 đến 50 tuổi
- Xác định lĩnh vực vàng để phát triển và thăng tiến
- Nhìn lại bản thân, bởi đây có thể là khoảng thời gian cho một sự thay đổi cá nhân hoặc công việc.
- Nhìn lại các kinh nghiệm đã đúc kết được, xâu chuỗi thành câu chuyện của riêng mình. Điều này sẽ giúp bạn xây dựng cái tôi mà không cần quan tâm đến chức danh hiện có.
- Xác định giá trị mà bạn muốn mang lại cho những người khác, đồng thời bắt đầu tự hỏi bản thân xem đâu là di sản mình muốn để lại cho hậu thế.
- Xây dựng một bộ hồ sơ ghi chép những kinh nghiệm mà bạn đã đạt được qua những năm tháng trước đây.
- Luôn cập nhật và thích nghi với những xu hướng và thay đổi trong cuộc sống, đừng để mình lạc hậu.
Giai đoạn 4: Từ 50 đến 60 tuổi
- Học hỏi từ người khác, đồng thời chỉ bảo người khác bằng kinh nghiệm của mình. Điều này sẽ giúp thu hẹp khoảng cách giữa các thế hệ.
- Tập trung vào thành tựu và di sản của mình - những thứ bạn muốn người đời nhớ đến bạn.
- Bắt đầu lên kế hoạch về hưu, xem xét rằng liệu mình có muốn tiếp tục làm việc nữa hay không.
Kết
Hãy nhớ rằng, dù mỗi người có một công việc riêng độc đáo, những dấu mốc này sẽ vẫn ảnh hưởng đến tất cả chúng ta, không chừa một ai. Vì vậy, chúng ta phải luôn luôn học hỏi và trau dồi, xây dựng và mở rộng cộng đồng và mạng lưới quan hệ, tập trung vào mục tiêu lớn, đồng thời tạo dựng giá trị riêng của bản thân nhằm chứng minh khả năng với bất kỳ công ty hay tổ chức nào.
Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binh và người khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.