Phủ Chính Phủ Dầy: Từ gốc tích tới gìn giữ hồn cốt Văn hóa tín ngưỡng thờ Mẫu

2024-05-10 18:15:03 0 Bình luận
Văn hóa tín ngưỡng thờ Mẫu trong đời sống tâm linh của người Việt là một tín ngưỡng dân gian thuần Việt, có lịch sử lâu đời, đã được gìn giữ và phát huy suốt bao năm qua tại Quần thể Di tích Lịch sử - Văn hóa Phủ Dầy thuộc thôn Tiên Hương, xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định.

Lăng Thánh Mẫu Liễu Hạnh tại thôn Tiên Hương, xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định

Tín ngưỡng thờ Mẫu ra đời và phát triển trong lòng dân tộc, có nhiều giá trị tốt đẹp. Trải qua biến thiên của lịch sử dân tộc, tín ngưỡng thờ Mẫu đã và đang không ngừng khẳng định vai trò của mình trong đời sống tâm linh của người Việt, thể hiện khát vọng về một cuộc sống ấm no, hạnh phúc trong thế giới thực tại. Tín ngưỡng thờ Mẫu đã tự biến đổi mình bằng cách dung hợp và tiếp biến những giá trị của các tôn giáo, tín ngưỡng dân gian khác (như Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo, Hồi giáo...). Tín ngưỡng thờ Mẫu thể hiện ước mơ của người dân về sự sinh sôi nảy nở đem lại cuộc sống ấm no. Đồng thời, nó cũng chính là lòng tin của con người vào sự linh thiêng của các vị Thánh Mẫu và thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn” trong tâm thức của người Việt. Đây cũng chính là giá trị nhân văn và đạo đức truyền thống của dân tộc Việt Nam.

Tín ngưỡng thờ Mẫu hướng con người ta đến giá trị chân - thiện - mỹ để họ sống tốt hơn, đẹp hơn, biết đối nhân xử thế, có tấm lòng bao dung độ lượng, biết thờ phụng ông bà tổ tiên, biết ơn những người anh hùng, những người có công với đất nước. Những vị Thánh Mẫu được tôn thờ đã được lịch sử hóa gắn với danh tiếng và những công trạng. Ở các Mẫu chứa đựng một tinh thần yêu nước, yêu chuộng hòa bình và công lý, đấu tranh bảo vệ những người yếu đuối, lương thiện, trừ gian diệt ác. Tín ngưỡng thờ Mẫu mang tính nhân văn ở chỗ, những người đến cúng Mẫu không có sự phân biệt giàu sang, nghèo hèn, không phân biệt tầng lớp, giai cấp, địa vị trong xã hội. Tất cả mọi người đến với Mẫu đều bằng cái tâm trong sáng, với cầu mong Mẫu thần ban phúc, che chở, giúp cho tâm được bình an. Tín ngưỡng thờ Mẫu với tư cách là một bộ phận của tín ngưỡng dân gian đã góp phần tạo nên sắc thái tâm linh, một diện mạo văn hóa trong đời sống tâm linh của người Việt.

Quần thể Di tích Lịch sử - Văn hóa Phủ Dầy thuộc thôn Tiên Hương, xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định

Ở Việt Nam, đạo Mẫu nói chung và Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ nói riêng có ở nhiều nơi, nhưng Nam Định được coi là trung tâm thờ cúng Thánh Mẫu, trong đó Quần thể Di tích Lịch sử - Văn hóa Phủ Dầy là tâm điểm của hoạt động thực hành tín ngưỡng này. Phủ Dầy ở thôn Tiên Hương, xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định là một quần thể kiến trúc nổi tiếng liên quan đến Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt. Ðây là quần thể di tích được kiến thiết tôn tạo giữa một khu vực địa lý có nhiều dấu vết của người tiền sử, với những di vật văn hóa thời kỳ đồ đá. Phủ Dầy là một hiện tượng tín ngưỡng dân gian thuần Việt đã xuất hiện và tồn tại gần 4 thế kỷ nay. Những chuyện thần thánh, những truyền thuyết huyền bí và linh ứng từ mấy trăm năm nay đã thu hút nhiều người đến lễ Mẫu mỗi năm.

Theo các tài liệu lịch sử đã được kiểm chứng, truyền thuyết về Mẫu được lan truyền từ thế kỷ 16 tới nay: “Thánh Mẫu là công chúa con Ngọc Hoàng xuống trần đầu thai vào một gia đình họ Trần Lê xưa kia là thôn An Thái nay là thôn Tiên Hương, xã Kim Thái, lấy chồng họ Trần ở cùng thôn. Vì vậy hiện nay làng Tiên Hương còn có nhà thờ tổ (còn gọi là Phủ Nội) đã được xây dựng từ mấy trăm năm trước, thờ các vị tiên tổ họ Trần Lê. Trong Phủ Nội còn có bản gia phả ghi rõ Mẫu được sinh ra tại thôn này có cha là ông Lê Thái Công, mẹ là Trần Thị Phúc. Tại thôn Tiên Hương còn có di tích Lăng Mẫu, được coi là nơi chôn cất xác phàm của Mẫu cùng các bậc tiên tổ của dòng họ Trần Lê.” Thánh Mẫu Liễu Hạnh được thờ cúng ở nhiều nơi nhưng ở Phủ Dầy là lớn nhất và độc đáo hơn cả.

Ngày 1/12/2016, tại Phiên họp Uỷ ban Liên Chính phủ về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể lần thứ 11 của UNESCO diễn ra tại thành phố Addis Ababa, Cộng hòa dân chủ Liên bang Ethiopia, di sản “Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt” đã chính thức được UNESCO ghi danh tại Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Vào năm 2026, “Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt” tròn 10 năm được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của thế giới.

Công đức vô lượng gìn giữ và trao truyền di sản Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu của hai cố đại lão Thủ nhang Phủ Chính: Trần Viết Đức (đứng thứ 3 từ trái sang) và NNND Trần Thị Duyên

Ngày nay nói tới Văn hóa tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt, ai ai cũng biết đây là Di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO công nhận. Nhưng ít ai biết được để có được sự ghi danh vươn tầm nhân loại một phần nhờ vào việc xây dựng những nền móng đầu tiên, người nắm giữ hồn cốt trong dòng chảy lịch sử phát triển của Phủ Chính Phủ Dầy. Đó chính là công đức vô lượng không mệt mỏi trong đó có cả máu, mồ hôi và nước mắt của hai cụ cố Thủ nhang Phủ Chính: Trần Viết Đức và Trần Thị Duyên. Theo dòng tín ngưỡng và lịch sử của dân tộc, chúng ta có được ngày hôm nay để sống trong Đạo Mẫu cũng như thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu, chúng ta luôn luôn tâm niệm và trân quý công sức của ông cha ta để lại. Nếu như cố đại lão đồng đền Phủ Chính Nghệ nhân nhân dân Trần Thị Duyên được coi là “báu vật nhân văn thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu” có công gìn giữ và trao truyền di sản thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu hơn 50 năm qua; thì cố đại lão Thủ nhang Phủ Chính Trần Viết Đức là người luôn đi bên cạnh, song hành cùng cụ bà và âm thầm hoằng dương Đạo Mẫu, làm việc liên tục không ngừng nghỉ để cho Đạo Mẫu được trường tồn, được phát triển. Ngày nay trên từng viên gạch, trên từng vật thờ cúng của Phủ Chính Phủ Dầy ai hiểu cũng đều cảm nhận được hơi thở và thuộc tính của hai cụ còn đang ở đâu đây.

Thủ nhang Phủ Chính Phủ Dầy - NNƯT Trần Kim Huệ thực hiện nghi lễ thờ Mẫu Tam phủ của người Việt

Một trong người truyền nhân xuất sắc của hai cụ là Nghệ nhân ưu tú Trần Kim Huệ - Thủ nhang Phủ Chính Phủ Dầy hiện nay đã luôn luôn giữ được các bản sắc tinh túy của đạo Mẫu và phẩm giá, phẩm hạnh từ hai cụ để lại. Người phụ nữ Kim Huệ nhỏ bé ấy với “chân trần chí thép” đã phát triển hoằng dương Đạo Mẫu lên một tầm cao mới, vươn ra thế giới để ghi danh tầm nhân loại, mà vẫn giữ sự thuần tịnh.

Hiện nay, Văn hóa tín ngưỡng thờ Mẫu được cơ quan chính quyền các cấp từ trung ương tới địa phương quan tâm và cấp phép tổ chức các hoạt động của Đạo Mẫu, Lễ Hội Phủ Dầy, nghiên cứu Thánh Mẫu Phủ Dầy và kết quả là một nền văn hóa Đạo Mẫu Việt Nam nói chung và các Thánh Mẫu Phủ Dầy phát triển rực rỡ như ngày nay. Chỉ hai năm nữa thôi sẽ tròn 10 năm “Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Sắc phong, sử sách, vết tích, quá trình nghiên cứu, hội thảo vẫn còn đó. Chính vì vậy, mỗi người dân tộc chúng ta cần có những cái nhìn đúng đắn về nơi gốc tích của Thánh Mẫu Tam phủ nằm tại Phủ Chính Phủ Dầy thuộc thôn Tiên Hương, xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định. Từ đó để toàn thể mọi người tránh được những điều xuyên tạc, rèm pha không đúng với sự thật gây hoang mang cho dư luận; những lời lẽ tiêu cực, khiếm nhã trên các trang mạng xã hội gây ra những hình ảnh xấu tới du khách thập phương và trong mắt du khách quốc tế; hơn cả là gây mất tinh thần đoàn kết giữa những người con mang trong mình tín ngưỡng thờ Mẫu từ bao lâu nay. Vì vậy, hãy cùng nhau gìn giữ và phát triển, cùng nhau hướng thiện trên con đường hoằng dương Đạo Mẫu còn đầy nỗi lo xa và vất vả ở phía trước

Trải qua rất nhiều thăng trầm từ chiến tranh, dịch bệnh hay cả những ý kiến tiêu cực phù phiếm thế nhưng tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt vẫn trường tồn và là một bộ phận không thể thiếu trong bản sắc văn hóa của dân tộc. Con cháu chúng ta bây giờ có thể mở lòng mình đón nhận Đạo Mẫu một cách khoa học, tôn nghiêm và thành kính.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Khai mạc Giải cờ vua người khuyết tật khu vực phía bắc 2024

Ngày 20/5 tại TP Thái Nguyên, Trung tâm Hỗ trợ phát triển giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật tỉnh Thái Nguyên phối hợp với Ủy ban Paralympic Việt Nam tổ chức Giải cờ vua người khuyết tật khu vực phía Bắc 2024.
2024-05-20 21:56:00

Nữ doanh nhân và giải pháp công nghệ lướt web cho người khuyết tật.

Nữ doanh nhân trẻ Việt Nam đã dành nhiều tâm huyết cho dự án khởi nghiệp với mục tiêu cải thiện trải nghiệm duyệt website cho người khuyết tật.
2024-05-20 07:10:00

Bác Hồ với quê hương xứ Nghệ

Làng Sen trời tháng 5 trong vắt, dòng người trong nước và quốc tế đổ về Kim Liên dự Lễ hội Làng Sen năm 2024 nhân dịp Kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong không khí này, gợi nhớ những câu chuyện xúc động hai lần Bác Hồ về thăm quê hương.
2024-05-19 14:40:00

Hiệp hội Thông tin người khuyết tật Hàn Quốc làm việc tại Nghệ An

Vừa qua, Hiệp hội Thông tin người khuyết tật Hàn Quốc do ông Jang Hee Deok - Chủ tịch Hiệp hội làm trưởng đoàn đã có chuyến thăm và làm việc với các tổ chức liên quan tại Nghệ An.
2024-05-19 12:48:00

Nghệ An: Nhiều kết quả nổi bật sau 10 năm thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW

Sau 10 năm thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW, ngày 09/6/2014 của Ban Chấp hành Trung ương về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước, tỉnh Nghệ An đã đạt được nhiều kết quả nổi bật.
2024-05-19 11:44:00

Chủ tịch Hồ Chí Minh và việc giáo dục thanh niên

Chủ tịch Hồ Chí Minh vừa là anh hùng giải phóng dân tộc, vừa là 'kiến trúc sư' của Nhà nước Việt Nam độc lập. Với tầm nhìn của một vĩ nhân cùng trải nghiệm thực tiễn của lãnh tụ cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đề cao vai trò của thanh niên và tầm quan trọng của việc giáo dục thanh niên.
2024-05-19 09:30:58
Đang tải...