Quản lý môi trường trên nguyên tắc “người gây ô nhiễm phải trả tiền”
2016-09-17 11:07:46
0 Bình luận
Các đơn vị vi phạm pháp luật môi trường đã bị phạt hành chính hơn 300 tỷ đồng và nhiều đơn vị bị tước giấy phép hành nghề quản lý chất thải nguy hại trong 5 năm qua.
Thông tin tại Hội thảo Quản lý Tài nguyên và Môi trường hướng tới phát triển bền vững, ông Dương Thanh An, Vụ trưởng Vụ Chính sách và Pháp chế - Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) cho hay, thời gian qua môi trường nước ta có những diễn biến phức tạp, đáng lo ngại nhất vẫn là vấn đề ô nhiễm bụi tại các nút giao thông, các công trường, khu vực xây dựng, khu vực sản xuất công nghiệp, các làng nghề (tái chế, chế tác đá, vật liệu xây dựng…).
Điển hình tại các đô thị lớn với tốc độ phát triển nhanh như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai,... ô nhiễm bụi vẫn diễn ra phổ biến. Tại các nút giao thông như: đường Phùng Hưng – Hà Đông, Nguyễn Văn Cừ - Long Biên (Hà Nội), Ngã tư An Sương, Gò Vấp (TP Hồ Chí Minh), ngã ba Vũng Tàu (Đồng Nai), nồng độ bụi đã vượt quá quy chuẩn cho phép 1,2 – 2 lần.
Tại các công trường xây dựng, đặc biệt là khu vực đang thi công các tuyến đường trên cao như đường Nguyễn Trãi, bến xe Yên Nghĩa (Hà Nội), ô nhiễm bụi đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sinh hoạt của người dân khu vực lân cận. Ô nhiễm bụi xung quanh các khu vực sản xuất công nghiệp, đặc biệt là các khu công nghiệp (KCN) ở miền Bắc (KCN Thăng Long (Hà Nội), KCN Nomura (Hải Phòng), KCN Cái Lân (Quảng Ninh),...) khá nghiêm trọng, nồng độ bụi trong không khí vượt quá quy chuẩn cho phép từ 1,5 – 2,5 lần.
Về môi trường nước, ở khu vực đô thị, một số sông, kênh rạch, hồ nội thành đã giảm mức độ ô nhiễm, điển hình như hồ Linh Đàm, Yên Sở, sông Tô Lịch (Hà Nội), kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè (TP Hồ Chí Minh), suối Bưng Cù (Bình Dương)...
Một số khu vực mặc dù mức độ suy thoái nhanh đã giảm bớt nhưng ô nhiễm môi trường vẫn đang hiện hữu như: tình trạng ô nhiễm vi sinh và chất hữu cơ tại trung lưu, hạ lưu của các lưu vực sông lớn (đoạn chảy qua các khu đô thị, khu, cụm công nghiệp, làng nghề…), điển hình là: sông Ngũ Huyện Khê (Bắc Ninh), sông Nhuệ đoạn chảy qua Hà Nội, sông Sài Gòn đoạn chảy qua Bình Dương, Thành phố Hồ Chí Minh...
Một số khu vực ô nhiễm môi trường làm cá chết hàng loạt tại Sông Bưởi- Thanh Hóa; sông Ngũ Huyện Khê- Bắc Ninh.. đã tìm ra nguyên nhân và từng bước được khắc phục, cải thiện chất lượng môi trường nước. Tháng 4/2016, Công ty Formosa Hà Tĩnh xả thải gây ô nhiễm môi trường làm cá chết hàng loạt ở Miền Trung là sự cố môi trường nước đặc biệt nghiêm trọng.
Ông An cũng cho biết, trong giai đoạn 2011 - 2015, Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện thanh tra, kiểm tra trách nhiệm của UBND cấp tỉnh về bảo vệ môi trường tại 23 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, trong đó năm 2015 tại 6 tỉnh, thành phố; phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương tổ chức thanh tra, kiểm tra chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường đối với 2.945 cơ sở, KCN, CCN trên phạm vi cả nước, phát hiện và xử phạt đối với 1.780 tổ chức vi phạm với số tiền phạt trên 200 tỷ đồng. Xử lý, đình chỉ đối với 38 cơ sở/bộ phận gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, tước Giấy phép hành nghề quản lý chất thải nguy hại đối với 6 đơn vị. Một số dự án tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường lớn đã không được cấp phép đầu tư.
Về phía các địa phương, đã chủ động tổ chức 2.148 cuộc thanh tra, kiểm tra chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường đối với 9.140 cơ sở, KCN, CCN, phát hiện, xử phạt vi phạm hành chính 4.100 đối tượng với tổng số tiền lên tới gần 100 tỷ đồng.
Từ năm 2011 đến nay, lực lượng cảnh sát môi trường đã tổ chức phát hiện, điều tra, xử lý 32.948 vụ vi phạm pháp luật về môi trường, trong đó đã xác lập, đấu tranh 144 chuyên án, chuyển cơ quan điều tra khởi tố 919 vụ, khởi tố bị can 1.490 đối tượng, xử phạt hành chính trên 330 tỷ đồng.
Một trong những chính sách trọng tâm xây dựng chính sách quản lý môi trường được đại diện của Tổng cục Môi trường nêu ra đó là tập trung xây dựng cơ chế đột phá, hiệu quả huy động nguồn lực trong xã hội đầu tư cho bảo vệ môi trường như cơ chế cho phép khối tư nhân đầu tư xử lý nước thải, rác thải trong các đô thị và được thu từ các hộ gia đình để bù đắp chi phí đầu tư trên nguyên tắc “Người gây ô nhiễm phải trả tiền” và “người hưởng lợi từ môi trường phải trả chi phí”.
“Quán triệt quan điểm nguồn thu từ môi trường phải ưu tiên đầu tư trở lại cho bảo vệ môi trường, không thể tiếp tục “lạm dụng” môi trường để chi tiêu, sử dụng nguồn thu từ môi trường cho các mục đích không vì môi trường”, ông An nói.
Điển hình tại các đô thị lớn với tốc độ phát triển nhanh như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai,... ô nhiễm bụi vẫn diễn ra phổ biến. Tại các nút giao thông như: đường Phùng Hưng – Hà Đông, Nguyễn Văn Cừ - Long Biên (Hà Nội), Ngã tư An Sương, Gò Vấp (TP Hồ Chí Minh), ngã ba Vũng Tàu (Đồng Nai), nồng độ bụi đã vượt quá quy chuẩn cho phép 1,2 – 2 lần.
![]() |
Hơn 300 tỷ đồng xử phạt hành chính đối với các đơn vị vì phạm pháp luật môi trường trong 5 năm qua. (ảnh minh họa) |
Tại các công trường xây dựng, đặc biệt là khu vực đang thi công các tuyến đường trên cao như đường Nguyễn Trãi, bến xe Yên Nghĩa (Hà Nội), ô nhiễm bụi đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sinh hoạt của người dân khu vực lân cận. Ô nhiễm bụi xung quanh các khu vực sản xuất công nghiệp, đặc biệt là các khu công nghiệp (KCN) ở miền Bắc (KCN Thăng Long (Hà Nội), KCN Nomura (Hải Phòng), KCN Cái Lân (Quảng Ninh),...) khá nghiêm trọng, nồng độ bụi trong không khí vượt quá quy chuẩn cho phép từ 1,5 – 2,5 lần.
Về môi trường nước, ở khu vực đô thị, một số sông, kênh rạch, hồ nội thành đã giảm mức độ ô nhiễm, điển hình như hồ Linh Đàm, Yên Sở, sông Tô Lịch (Hà Nội), kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè (TP Hồ Chí Minh), suối Bưng Cù (Bình Dương)...
Một số khu vực mặc dù mức độ suy thoái nhanh đã giảm bớt nhưng ô nhiễm môi trường vẫn đang hiện hữu như: tình trạng ô nhiễm vi sinh và chất hữu cơ tại trung lưu, hạ lưu của các lưu vực sông lớn (đoạn chảy qua các khu đô thị, khu, cụm công nghiệp, làng nghề…), điển hình là: sông Ngũ Huyện Khê (Bắc Ninh), sông Nhuệ đoạn chảy qua Hà Nội, sông Sài Gòn đoạn chảy qua Bình Dương, Thành phố Hồ Chí Minh...
Một số khu vực ô nhiễm môi trường làm cá chết hàng loạt tại Sông Bưởi- Thanh Hóa; sông Ngũ Huyện Khê- Bắc Ninh.. đã tìm ra nguyên nhân và từng bước được khắc phục, cải thiện chất lượng môi trường nước. Tháng 4/2016, Công ty Formosa Hà Tĩnh xả thải gây ô nhiễm môi trường làm cá chết hàng loạt ở Miền Trung là sự cố môi trường nước đặc biệt nghiêm trọng.
Ông An cũng cho biết, trong giai đoạn 2011 - 2015, Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện thanh tra, kiểm tra trách nhiệm của UBND cấp tỉnh về bảo vệ môi trường tại 23 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, trong đó năm 2015 tại 6 tỉnh, thành phố; phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương tổ chức thanh tra, kiểm tra chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường đối với 2.945 cơ sở, KCN, CCN trên phạm vi cả nước, phát hiện và xử phạt đối với 1.780 tổ chức vi phạm với số tiền phạt trên 200 tỷ đồng. Xử lý, đình chỉ đối với 38 cơ sở/bộ phận gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, tước Giấy phép hành nghề quản lý chất thải nguy hại đối với 6 đơn vị. Một số dự án tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường lớn đã không được cấp phép đầu tư.
Về phía các địa phương, đã chủ động tổ chức 2.148 cuộc thanh tra, kiểm tra chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường đối với 9.140 cơ sở, KCN, CCN, phát hiện, xử phạt vi phạm hành chính 4.100 đối tượng với tổng số tiền lên tới gần 100 tỷ đồng.
Từ năm 2011 đến nay, lực lượng cảnh sát môi trường đã tổ chức phát hiện, điều tra, xử lý 32.948 vụ vi phạm pháp luật về môi trường, trong đó đã xác lập, đấu tranh 144 chuyên án, chuyển cơ quan điều tra khởi tố 919 vụ, khởi tố bị can 1.490 đối tượng, xử phạt hành chính trên 330 tỷ đồng.
Một trong những chính sách trọng tâm xây dựng chính sách quản lý môi trường được đại diện của Tổng cục Môi trường nêu ra đó là tập trung xây dựng cơ chế đột phá, hiệu quả huy động nguồn lực trong xã hội đầu tư cho bảo vệ môi trường như cơ chế cho phép khối tư nhân đầu tư xử lý nước thải, rác thải trong các đô thị và được thu từ các hộ gia đình để bù đắp chi phí đầu tư trên nguyên tắc “Người gây ô nhiễm phải trả tiền” và “người hưởng lợi từ môi trường phải trả chi phí”.
“Quán triệt quan điểm nguồn thu từ môi trường phải ưu tiên đầu tư trở lại cho bảo vệ môi trường, không thể tiếp tục “lạm dụng” môi trường để chi tiêu, sử dụng nguồn thu từ môi trường cho các mục đích không vì môi trường”, ông An nói.
Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binh và người khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.
Theo infonet.vn
Đồng chí Trương Quốc Huy giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Ninh Bình
Theo Quyết định của Bộ Chính trị về công tác cán bộ, đồng chí Trương Quốc Huy, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Nam, được phân công giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Ninh Bình nhiệm kỳ 2020 – 2025.
2025-07-01 15:16:42
Tiểu sử Bí thư Tỉnh ủy Phú Thọ Đặng Xuân Phong
Sáng 30/6, tại TP. Việt Trì diễn ra lễ công bố các Nghị quyết của Quốc hội, Quyết định của Trung ương về sắp xếp tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính của tỉnh Phú Thọ. Trung ương chỉ định ông Đặng Xuân Phong, Uỷ viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Vĩnh Phúc, giữ chức Bí thư Tỉnh uỷ Phú Thọ mới nhiệm kỳ 2020 - 2025.
2025-07-01 15:06:59
Flamingo Golden Hill: Tâm điểm đầu tư mới tại vùng trọng điểm du lịch tỉnh Ninh Bình mới
Giữa làn sóng dịch chuyển sản xuất và phát triển hạ tầng du lịch tâm linh khu vực Nam Hà Nội, Flamingo Golden Hill nổi lên là tâm điểm sinh lời mới, hội tụ cả lợi thế vị trí vàng, pháp lý hoàn chỉnh, cùng dòng khách thuê chuyên gia quốc tế ổn định. Dự án này đang thu hút mạnh mẽ giới đầu tư săn tìm bất động sản có dòng tiền sinh lời bền vững và tiềm năng tăng trưởng bứt phá.
2025-07-01 09:03:32
Hà Nội: Đất công ngõ đi có biến thành đất tư?
Con Hẻm 305/46/40, đã được nhân dân đồng thuận và UBND xã Ninh Hiệp quy hoạch tôn tạo mở rộng từ năm 1994 làm lối đi chung khi thanh lý đất cho các hộ gia đình, nhưng hiện nay đang có nguy cơ bị quy thành đất sử dụng riêng.
2025-06-30 20:57:00
Hà Nội: Hãy trả lại quyền lợi hợp pháp cho thương binh Trần Xuân Thủy!
Ông Trần Xuân Thủy, sinh năm 1948, là thương binh nặng ¼ (tỷ lệ thương tật 81%). Ông Trần Xuân Thủy nguyên là ủy viên Ban chấp hành, Trưởng ban Kiểm tra của Hiệp hội doanh nghiệp của thương binh và NKT Việt Nam và vợ là bà Trịnh Thị Ngào, sinh năm 1952 (hiện đang sống tại nhà số 10, ngõ 22, Phố Văn La, Phú La, Hà Đông, Hà Nội) vừa có đơn kêu cứu gửi đến Tạp chí điện tử Hòa Nhập.
2025-06-30 20:19:00
Chủ tịch UBND 34 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Sáng nay, 30/6, tại các tỉnh, thành phố hình thành sau hợp nhất, sáp nhập theo chủ trương của Trung ương và Nghị quyết của Quốc hội đã diễn ra Lễ công bố các Nghị quyết, Quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã.
Sau đây là hình ảnh Chủ tịch HĐND 23 tỉnh, thành phố sau sắp xếp và Chủ tịch HĐND các tỉnh, thành phố không thực hiện sắp xếp:
2025-06-30 18:36:03