Quy định chặt chẽ điều kiện được công nhận liệt sĩ

2020-12-10 08:00:00
Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định sửa đổi quy định về điều kiện được công nhận liệt sĩ, nhằm đảm bảo tôn vinh xứng đáng và tránh lạm dụng chính sách.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội biểu quyết thông qua Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng 

Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng (sửa đổi) đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội biểu quyết thông qua vào ngày (9-12).

Pháp lệnh này quy định về đối tượng, phạm vi, điều kiện, tiêu chuẩn, các chế độ ưu đãi đối với người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng; công trình ghi công liệt sĩ, mộ liệt sĩ; nguồn lực thực hiện; quản lý nhà nước; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan trong việc thực hiện chính sách, chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng.

Đáng chú ý, so với pháp lệnh cũ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã điều chỉnh quy định về các trường hợp được công nhận liệt sĩ, nhằm bảo đảm chặt chẽ, phù hợp với thực tế, bối cảnh của thời bình, tôn vinh xứng đáng đối với người có công.

Theo đó, ngoài các trường hợp hi sinh khi thực hiện nhiệm vụ được giao, người không được giao nhiệm vụ nhưng hi sinh khi có hành động "đặc biệt dũng cảm cứu người, cứu tài sản của nhà nước, nhân dân hoặc ngăn chặn, bắt giữ người có hành vi phạm tội, là những tấm gương, có ý nghĩa tôn vinh, giáo dục, lan tỏa rộng rãi trong xã hội" sẽ được công nhận là liệt sĩ.

Quy định này được thể hiện tại điều 14 của pháp lệnh: người đã hi sinh vì sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế hoặc vì lợi ích của nhà nước, của nhân dân thì được cơ quan có thẩm quyền xem xét công nhận là liệt sĩ nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

- Chiến đấu hoặc trực tiếp phục vụ chiến đấu để bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh quốc gia;

- Làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh trong địa bàn địch chiếm đóng, địa bàn có chiến sự, địa bàn tiếp giáp vùng địch chiếm đóng;

- Trực tiếp đấu tranh chính trị, đấu tranh binh vận có tổ chức với địch;

- Hoạt động hoặc tham gia hoạt động cách mạng, kháng chiến bị địch bắt, tra tấn vẫn không chịu khuất phục, kiên quyết đấu tranh hoặc thực hiện chủ trương vượt tù, vượt ngục mà hi sinh;

- Làm nghĩa vụ quốc tế;

- Dũng cảm thực hiện công việc cấp bách, nguy hiểm phục vụ quốc phòng, an ninh;

- Trực tiếp làm nhiệm vụ huấn luyện chiến đấu, diễn tập hoặc làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh có tính chất nguy hiểm;

- Do ốm đau, tai nạn không thể cứu chữa kịp thời khi đang trực tiếp làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh ở địa bàn biên giới, trên biển, hải đảo có điều kiện đặc biệt khó khăn theo danh mục do Chính phủ quy định;

- Trực tiếp làm nhiệm vụ đấu tranh chống tội phạm;

- Đặc biệt dũng cảm cứu người, cứu tài sản của nhà nước, nhân dân hoặc ngăn chặn, bắt giữ người có hành vi phạm tội, là tấm gương, có ý nghĩa tôn vinh, giáo dục, lan tỏa rộng rãi trong xã hội…

Pháp lệnh có 7 chương, 58 điều, có hiệu lực thi hành từ 1-7-2021.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc.

Bỏ phiếu tín nhiệm: Giúp cán bộ 'tự soi', 'tự sửa' mình

Dự thảo Nghị quyết về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, HĐND bầu hoặc phê chuẩn (sửa đổi) quy định người được lấy phiếu tín nhiệm có quá nửa đến dưới 2/3 tổng số đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND đánh giá "tín nhiệm thấp" thì có thể xin từ chức.
2023-05-30 17:36:48

Xây dựng lực lượng vũ trang trong tình hình mới

Trong mỗi giai đoạn lịch sử, Đảng ta luôn thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ đối ngoại. Công tác đối ngoại đã góp phần quan trọng giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, thuận lợi cho công cuộc đổi mới, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế ngày càng được củng cố.
2023-05-30 13:14:54

Điều kiện làm việc cho người khuyết tật: Vẫn còn mơ hồ

Trong những năm qua, vấn đề dạy nghề, tạo việc làm cho người khuyết tật có ý nghĩa quan trọng, giúp họ vươn lên và tự tin hòa nhập xã hội.
2023-05-30 09:00:00

SHB tích cực đồng hành cùng Bộ Công thương và World Bank thúc đẩy tiết kiệm năng lượng

Ngân hàng Sài Gòn–Hà Nội (SHB) tiếp tục cùng Bộ Công thương và Ngân hàng Thế giới (WB) thúc đẩy tiết kiệm năng lượng trong ngành công nghiệp với việc tổ chức Hội nghị "Tập huấn kỹ thuật về xác định và thẩm định dự án đầu tư hiệu quả năng lượng và ESCO cho các ngân hàng thương mại”.
2023-05-30 08:46:50

Bật mí những chuyện ly kỳ về hầm rượu 100 tuổi của Bà Nà Hills

Debay là tên gọi của một hầm rượu được xây dựng sâu trong lòng núi, từ năm 1923 dưới thời Pháp thuộc trên đỉnh Bà Nà. Và nếu đến Bà Nà Hills mà chưa nghe những câu chuyện bí ẩn từ lòng núi, về nơi lưu giữ cả một quá khứ vàng son của giới quý tộc Pháp một thế kỷ trước, thì đó là cả một sự đáng tiếc.
2023-05-30 08:41:00

Hải Phòng: Mỗi gia đình có một người học nghiệp vụ phòng cháy chữa cháy

Trước những diễn biến phức tạp về tình trạng cháy, nổ trên cả nước và địa bàn hiện nay, thành phố Hải Phòng vừa ban hành Văn bản 1150/UBND-NC&KTGS yêu cầu các cơ quan, đơn vị, địa phương tiếp tục tăng cường thực hiện nghiêm túc chỉ đạo về công tác phòng cháy, chữa cháy.
2023-05-30 06:19:19
Đang tải...