Sự cần thiết trong việc định giá nước cho các sản phẩm, dịch vụ thủy lợi ở Việt Nam

2018-03-30 18:12:48 0 Bình luận
Để tối đa hóa việc sử dụng nguồn tài nguyên nước trong lĩnh vực thủy lợi cũng như quản lý và khai thác hiệu quả, Chính phủ đã ban hành Luật Thủy lợi có hiệu lực vào ngày 1.7.2018. Theo đó, nghị định mới về giá nước cho các sản phẩm, dịch vụ thủy lợi đang được Bộ Tài Chính xây dựng.

Sự cần thiết

Ngày 29.3 vừa qua, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) đã đồng tổ chức Hội thảo Chia sẻ kiến thưc, kinh nghiệm về định giá nước cho các sản phẩm, dịch vụ thủy lợi tại Việt Nam nhằm giới thiệu kết quả các nghiên cứu khảo sát của nhóm chuyên gia Australia đối với mô hình định giá nước cho các dịch vụ thủy lợi, thảo luận và thu thập ý kiến đánh giá chuyên môn về định giá nước trong các sản phẩm và dịch vụ thủy lợi.

Được biết, ADB, Chính phủ Australia đã phối hợp và hỗ trợ Chính phủ Việt Nam trong việc xây dựng nghị định về định giá nước thông qua các hoạt động nghiên cứu và phân tích về định giá nước trong các công trình thủy lợi tại 4 khu vực thí điểm; hỗ trợ hiện đại hóa các công trình thủy lợi tại 5 tỉnh hạn hán của Việt Nam: Bình Thuận, Dak Lak, Dak Nông, Khánh Hòa và Ninh Thuận (dự án WEIDAP của ADB).

Trước năm 2017, chính sách miễn thủy lợi phí được thực hiện theo quy định tại Pháp lệnh Khai thác và Bảo vệ công trình thủy lợi cùng các văn bản hướng dẫn. theo đó, mức thu thủy lợi phí được Chính phủ quy định chỉ một mức (cũng là mức cấp bù) đối với từng biện pháp tưới tiêu, từng vùng và được hỗ trợ toàn bộ từ ngân sách nhà nước.

Tuy nhiên, theo quy định của Luật phí và lệ phí có hiệu lực từ ngày 1.1.2017, thủy lợi phí được chuyển thành giá sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi và thực hiện theo cơ chế giá do Nhà nước định giá dựa trên Luật Giá. Trong khi đó, các văn bản quy phạm hiện hành chưa có quy định về miễn, giảm giá sử dụng dịch vụ thủy lợi.do đó, xuất phát từ lý do nêu trên, việc ban hành Nghi định quy định chi tiết về giá sản phẩm, dịch vụ thủy lợi và hỗ trợ tiền sử dụng sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi được các chuyên gia, nhà khoa học cho là cần thiết, phù, hợp với thực tiễn.

Ngày 19.6.2017, Chủ tịch Quốc hội ký ban hành Luật Thủy lợi số 08/2017/QH14, có hiệu lực từ 1/7/2018 trong đó tại Điều 35 quy định: “Chính phủ quy định chi tiết về giá sản phẩm, dịch vụ thủy lợi và lộ trình thực hiện giá sản phẩm, dịch vụ thủy lợi”, tại Điều quy định: “Chính phủ quy định đối tượng, phạm vi, mức, phương thức hỗ trợ tiền sử dụng sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi”;

Thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài Chính được Chính phủ giao chủ trì soạn thảo Nghị định quy định chi tiết về giá sản phẩm, dịch vụ thủy lợi và hỗ trợ tiền sử dụng sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi. Dự thảo Nghị định đã được gửi lấy ý kiến các Bộ, ngành, địa phương, các tổ chức, cá nhân, lấy ý kiến thẩm định của Bộ Tư Pháp, đồng thời đã được đăng tải trên cổng thông tin điện tử theo đúng quy định.

Ông Nguyễn Văn Tỉnh – Tổng Cục trưởng Tổng cục Thủy lợi, phát biểu: “Sẽ chuyển dần công tác thủy lợi từ phục vụ sang dịch vụ, chuyển dần qua cơ chế thị trường. Hiện nay, Chính phủ đã giao Bộ Tài Chính chủ trì cùng các Bộ, ngành và các cơ quan liên quan xây dựng Nghị định về giá dịch vụ thủy lợi, muộn nhất là ngày 15/5/2017 sẽ ban hành Nghị định để 1/7/2018 đồng bộ với Luật Thủy lợi đã có hiệu lực”.

Mục tiêu, nguyên tắc xây dựng dự thảo Nghị định này nhằm cụ thể hóa các quy định tại các điều, khoản và một số nội dung khác của Luật thủy lợi cần phải hướng dẫn thêm để Luật có thể thi hành, áp dụng ngay vào thực tiễn; bảo đảm quy định chi tiết, cụ thể, không lặp lại quy định của văn bản đã được quy định chi tiết và phải được ban hành để có hiệu lực cùng thời điểm với văn bản hoặc điều, khoản, điểm được quy định chi tiết; đảm bảo tính kế thừa những quy định hiện hành phù hợp với quy định của Luật Giá, Luật Thủy lợi và các quy định của pháp luật hiện hành khác còn hiệu quả, phù hợp với thực tiễn của công tác quản lý giá ở nước ta.

Ông Norio Saito – Phó Giám đốc Ngân hàng Phát triển Châu Á, đánh giá cao nỗ lực của Chính phủ Việt Nam trong việc xây dựng Nghị định quy định chi tiết về giá cho các sản phẩm, dịch vụ thủy lợi. Hiện đại hóa các hệ thống thủy lợi nhằm hướng tới sử dụng nguồn tài nguyên nước được hiệu quả, tiết kiệm hơn.

Lộ trình tăng giá

Tại hội thảo cũng ghi nhận nhiều ý kiến, sự chia sẻ thiết thực cho việc áp dụng xây dựng nghị định cũng như cách thức hiện đại hóa hệ thống thủy lợi nhằm tối ưu hiệu quả sử dụng, những kinh nghiệm từ các chuyên gia nước ngoài cũng như kết quả thí điểm tại một số khu vực thủy lợi và khu vực hạn hán tại Việt Nam.

Qua đó, nhận định việc xây dựng lộ trình tăng giá được chia thành 2 giai đoạn: Giai đoạn 2018 – 2020, giá tối đa sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi bằng mức giá tối đa đã thực hiện trong năm 2017; giai đoạn 2021 trở đi, giá tối đa được tính theo các khoản mục phí quy định tại Điều 4, Điều 5 Nghị định này. Riêng chi phí khấu hao tài sản cố định tính vào giá sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi gồm: phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn, trang thiết bị, hệ thống thông tin quản lý vận hành và máy móc thiết bị quản lý dùng trong văn phòng. Chi phí bảo trì đối với sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi được tính riêng theo quy định của pháp luật về giá và pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công, tức giá tối đa sản phẩm, dịch vụ công ích thủy ợi là giá chưa bao gồm chi phí bảo trì.

Trong từng thời kỳ, căn cứ vào tình hình kinh tế - xã hội và khả năng ngân sách Nhà nước, Bộ Tài Chính thông báo lộ trình chi phí khấu hao đối với công trình thủy lợi sử dụng vốn nhà nước.

Định giá cũng là phần được các chuyên gia, nhà khoa học trong nước trao đổi nhiều nhất. Một số chuyên gia cho rằng cần phải tính toán chi tiết, cụ thể hơn đối với từng khu vực, đối tượng, tình trạng các công trình để khi nghị định chính thức có hiệu lực sẽ không gây tranh cãi. Vấn đề định giá cũng là phần cần được quan tâm dựa trên thực tiễn để tạo sự đồng thuận của cả người cung cấp lẫn người sử dụng.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Phú Quốc, Tây Ninh đông khách du lịch hàng đầu Nam bộ trong ngày nghỉ lễ đầu tiên

Nam bộ có khá nhiều điểm đến hấp dẫn trong kỳ nghỉ lễ kéo dài năm nay, nhưng Phú Quốc và Tây Ninh được ghi nhận là hai điểm đến đón đông đảo du khách bậc nhất bởi lợi thế về khí hậu, cảnh quan và trải nghiệm hấp dẫn
2024-05-03 11:05:59

Hàng trăm ngàn người háo hức ngắm pháo hoa, vui chơi tại quảng trường biển Sầm Sơn

Lễ khánh thành Quảng trường biển và trục cảnh quan lễ hội TP Sầm Sơn đã diễn ra tối 27/4, trong khuôn khổ đêm khai mạc Lễ hội du lịch biển Sầm Sơn 2024. Hơn 300 ngàn người dân, du khách đã tham gia sự kiện, thưởng thức các tiết mục nghệ thuật sôi động và chiêm ngưỡng màn pháo hoa tưng bừng tại quảng trường biển hiện đại, quy mô bậc nhất Việt Nam.
2024-05-03 09:43:01

Nữ giám đốc khuyết tật biến đất hoang thành vườn cây thảo dược

Không chỉ vượt qua nhiều nghịch cảnh trong cuộc sống, chị Trần Thị Thuần, Giám đốc Hợp tác xã (HTX) Tâm Ngọc giờ đây còn giúp đỡ được nhiều người khuyết tật khác.
2024-05-03 06:30:00

Ông Trần Thanh Mẫn được phân công điều hành Quốc hội

Ủy ban Thường vụ Quốc hội phân công ông Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cho đến khi kiện toàn được chức danh Chủ tịch Quốc hội khóa XV theo quy định.
2024-05-02 18:49:22

Mô hình vườn mẫu ở xã Quảng Tiên đang được nông dân hưởng ứng

Xã Quảng Tiên đã chú trọng vận động nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, cải tạo vườn tạp, áp dụng khoa học - kỹ thuật để xây dựng vườn mẫu. Đây là giải pháp thiết thực không chỉ tạo cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp, giúp góp phần nâng cao thu nhập, đời sống của người dân.
2024-05-02 15:30:00

Kiểm lâm tỉnh Quảng Bình áp dụng công nghệ để quản lý, bảo vệ rừng

Tỉnh Quảng Bình là địa phương có diện tích rừng lớn. Để kịp thời theo dõi diễn biến tài nguyên rừng, thời gian qua, ngành kiểm lâm tỉnh đã từng bước ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong quản lý, bảo vệ rừng.
2024-05-02 14:25:00
Đang tải...