Sự thật dữ dội của câu chuyện truyền cảm hứng cho “The Revenant”

2016-02-28 23:00:10 0 Bình luận
Điều gì là động lực giúp con người sống sót trong những điều kiện khắc nghiệt nhất? Đó là câu hỏi mà đạo diễn Alejandro González Iñárritu luôn trăn trở trong quá trình thực hiện bộ phim "The Revenant."
Tranh vẽ thế kỷ 19 về Hugh Glass (trái) và tạo hình của Leonardo DiCaprio trong phim (phải). (Nguồn: telegraph)
Ông muốn kể một câu chuyện sử thi mang tính cá nhân: Một người đàn ông săn hải ly ở sông Missouri bị gấu tấn công, và bị bỏ mặc chờ chết. Giận dữ vì bị bỏ rơi, anh đã tìm thấy sức mạnh để bò suốt 200 dặm đuổi theo những người bạn không đáng tin của mình nhằm trả thù.

Những câu chuyện tại phim trường đã bắt đầu nổi lên từ mùa Hè vừa qua. Thành viên đoàn làm phim nói rằng họ đã phải trải qua “địa ngục trần gian,” phải làm việc ở nhiệt độ -25 độ C, hay phải đi nhiều giờ liền đến các địa điểm xa xôi ở Canada và Argentina để ghi hình một tiếng rưỡi đồng hồ - tất cả là vì quyết định chỉ quay phim với điều kiện ánh sáng tự nhiên của đạo diễn Iñárritu.

“Nếu chúng tôi dùng phông xanh, tất cả mọi người sẽ vui vẻ và thoải mái hơn, nhưng bộ phim rất có thể sẽ trở thành một thứ phế phẩm,” đạo diễn phim "Birdman" chia sẻ với tờ The Hollywood Reporter.

Leonardo DiCaprio, người đảm nhận vai chính của bộ phim có lẽ là người phải chịu nhiều cực khổ nhất khi ghi hình (nếu không kể đến những diễn viên quần chúng phải mài mặt xuống đường hay trần truồng chạy giữa cánh đồng đóng băng trong một cảnh hỗn chiến).

Sự hy sinh vì nghệ thuật của DiCaprio bao gồm việc ngủ qua đêm giữa một đống xác động vật chết, nhảy lên nhảy xuống sông băng và ăn gan bò rừng sống. Đổi lại, anh đã nhận được một giải Quả Cầu Vàng và một đề cử Oscar. Nhưng người đàn ông mà DiCaprio đã nhập vai trong "The Revenant" là một nhân vật có thật, và câu chuyện của anh ta cũng không hề dễ dàng chút nào.

Hugh Glass là một thợ săn lông thú sống vào đầu thế kỷ 19 ở miền Tây nước Mỹ. Hầu hết những gì chúng ta biết về cuộc đời của Glass chỉ là sự phỏng đoán, bởi có rất ít dấu vết về anh ta trong lịch sử.

Những bằng chứng hiếm hoi về sự tồn tại của Glass bao gồm một lá thư anh viết cho cha mẹ của một người bạn cũng làm nghề săn lông thú đã bị giết khi đụng độ với bộ tộc người bản địa Arikara thù địch, và cái tên Glass được nhắc đến trong những tài liệu của những ông chủ, mô tả anh là một người đầy thách thức và khó kiểm soát.

Chúng ta biết anh ta bị gấu tấn công - và đó là lý do chủ yếu mà Glass được nhớ đến.

Câu chuyện này đã trở thành một huyền thoại vùng biên giới chỉ sau vài tháng, sau khi được một luật sư ở Philadelphia nhắc đến năm 1824 và lan tỏa đến mọi ngóc ngách của nước Mỹ nhờ báo chí.

Thế nhưng nội dung câu chuyện có đáng tin không? Jon T. Coleman, một giáo sư thuộc trường đại học Notre Dame ở Indiana, người đã nghiên cứu câu chuyện này, nói không chắc là như vậy.

Một cảnh của DiCaprio trong phim. (Nguồn: telegraph)

“Tôi không biết người thời đó có quan tâm lắm đến sự khác biệt giữa thực tế và tưởng tượng không. Tôi nghĩ đó là một câu chuyện tuyệt vời và phù hợp với quan điểm của người Mỹ về miền Tây. Qua cuộc chạm trán với thiên nhiên hoang dã này, những người đàn ông đã thay đổi. Họ không còn là người châu Âu hay người Anh nữa – họ trở thành người Mỹ.”

Vụ con gấu tấn công Glass xảy ra vào mùa Hè năm 1823, chỉ 5 tháng sau khi Glass tham gia một đoàn thợ săn lông thú ở nam Dakota và không có nhân chứng trực tiếp.

Chuyện kể rằng ở đâu đó dọc bờ sông Missouri, Glass đã tình cờ gặp một con gấu xám và hai đứa con của nó. Bị giật mình, con gấu tấn công Glass, dứt toạc một mảnh xương sọ, cào cấu phần cổ và bẻ gãy chân anh. Nghe thấy tiếng thét của Glass, những người bạn đồng hành đã chạy tới giúp, và phải mất nhiều phát đạn để bắn hạ con vật đang giận dữ.

Glass đã cận kề cái chết. Trưởng nhóm thợ săn quyết định cho hai người trong đoàn ở lại đến khi Glass trút hơi thở cuối cùng và làm lễ an táng theo đạo Thiên Chúa cho anh.

Hai người đó là John Fitzgerald và Jim Bridger, do hai diễn viên Tom Hardy và Will Pouter thủ vai trong phim. Họ đã ở bên trông chừng Glass trong hai ngày. Nhưng mỗi ngày trôi qua, họ nhận ra rằng những người còn lại đang ngày càng đi xa hơn. Fitzgerald đã thuyết phục Bridger bỏ Glass ở lại. Họ đặt anh vào một nấm mồ nông và rời đi.

Khi Glass tỉnh lại, anh chỉ còn một mình. Bị thương rất nặng, nhưng bằng cách nào đó, anh đã bò đến được một dòng suối cách đó không xa – khởi đầu cho một cuộc bò trườn kéo dài suốt 6 tuần đến nơi cắm trại gần nhất.

Từ đây, nhiều dị bản khác nhau của câu chuyện đã nảy sinh. Một phiên bản nói rằng Glass đã giết và ăn thịt một con rắn chuông trong hành trình; rằng anh đã tỉnh dậy từ cơn mê và thấy một con gấu xám đang liếm lũ giòi trong những vết thương của anh.

Quãng đường mà Glass đã lết đi tăng dần từ 80 dặm lên 100 dặm rồi 200 dặm. Chuyện đời của Glass trước khi rơi vào tình cảnh đó cũng được nói rõ hơn: khi còn trẻ anh từng bị tên cướp biển người Mỹ gốc Pháp Jean Lafitte bắt cóc; từng bị người bộ lạc Pawnee bắt giữ rồi sau đó được tự do nhờ một túi bột sơn màu đỏ điều.

Tuy nhiên phần kết của câu chuyện gần như không khác nhau giữa các dị bản: Glass tìm thấy Fitzgerald và Bridger, nhưng thay vì thực hiện sự trả thù bạo lực, anh đã tha thứ cho cả hai. Nhiều người cảm thấy đây là một cái kết không thỏa đáng.

Đạo diễn Iñárritu (trái) trên phim trường. (Nguồn: telegraph)

“Đây là một vấn đề phức tạp với những nhà biên kịch. Tất cả đều cố giải thích vì sao anh ta lại quyết tâm hủy hoại những người đã bỏ mặc mình, nhưng đến cuối cùng lại quyết định thể hiện sự nhân từ và chẳng giết ai cả,” Coleman nhận định.

Chúng ta vẫn cần phải chờ xem đạo diễn Iñárritu sẽ kết thúc bộ phim của mình như thế nào. Tất cả những gì chúng ta có thể hy vọng là sự hy sinh của ông, DiCaprio và cả đoàn làm phim sẽ không trở nên vô nghĩa./.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

SHB là đại diện ngân hàng Việt Nam đầu tiên, duy nhất giành cú đúp giải thưởng tại DIGITAL CX AWARDS 2024

SHB giành cú đúp giải thưởng “Trải nghiệm trên nền tảng số nổi bật nhất – hạng mục Nền tảng quản lý dòng tiền” và “Áp dụng công nghệ tốt nhất cho trải nghiệm số” tại Lễ trao giải Digital CX Awards 2024.
2024-05-06 15:28:07

Chiến thắng Điện Biên Phủ: Cảm xúc ‘sau 70 năm, 2 con gái nhìn thấy cha mình’

Cầu truyền hình có tên “Dưới lá cờ Quyết Thắng” tái hiện những dấu mốc quan trọng của 70 năm trước được thể hiện thông qua sự kết hợp giữa những trải nghiệm hiện tại và hồi tưởng quá khứ, giữa nghệ thuật và phân tích, đánh giá.
2024-05-06 06:35:00

Chính sách với người có công tại huyện Yên Thành, Nghệ An

Huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An là địa phương có số lượng người có công với cách mạng khá lớn. Đến nay, toàn huyện đang chi trả chế độ hàng tháng cho 5981 người có công trên địa bàn.
2024-05-05 21:10:00

Hải Phòng phát động thi sáng tác tranh Kỷ niệm 70 năm giải phóng thành phố

Sáng 5/5, TP.Hải Phòng tổ chức lễ phát động Cuộc thi Sáng tác tranh cổ động hướng tới kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng thành phố (13/5/1955 - 13/5/2025).
2024-05-05 17:56:20

Phát hành bộ tem bưu chính Kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

Bộ Thông tin & Truyền Thông đã phát hành bộ tem bưu chính ‘Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (1954 – 2024)’. Đây là bộ tem thứ tám của Bưu chính Việt Nam về Chiến thắng Điện Biên Phủ.
2024-05-05 16:45:10

Ra mắt Trung tâm báo chí Lễ kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

Hôm nay, 5/5, tại Trung tâm Hội nghị - Văn hoá tỉnh Điện Biên ra mắt Trung tâm báo chí Lễ kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ.
2024-05-05 16:30:00
Đang tải...