Tăng trưởng “nóng” thị trường trái phiếu doanh nghiệp

2020-01-26 14:15:00 0 Bình luận
Trong bối cảnh kinh tế vĩ mô ổn định, nền kinh tế duy trì tốc độ tăng trưởng cao, các doanh nghiệp (DN) có nhu cầu phát hành trái phiếu để mở rộng sản xuất, kinh doanh, thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) có rất nhiều tiềm năng để phát triển.

Tăng trưởng “nóng”

Năm 2019, quy mô thị trường TPDN tăng tốc mạnh, tổng giá trị TPDN phát hành đạt 280.141 tỉ đồng, tăng 25% so với năm 2018. Dư nợ TPDN riêng lẻ phát hành trong nước đến cuối năm 2019 tương đương 10,37% GDP, tăng 34% so với năm 2018 và cao gấp 6 lần năm 2011. Điều đó cho thấy thị trường TPDN dường như đang có sự tăng trưởng “nóng”, kéo theo những tiềm ẩn rủi ro, buộc Bộ Tài chính phải xây dựng dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 163/2018/NĐ-CP về phát hành TPDN.

Theo giải thích của Bộ Tài chính, từ năm 2017 trở lại đây, thị trường TPDN có sự phát triển nhanh nhằm đáp ứng yêu cầu huy động vốn của DN, qua đó giúp các DN huy động vốn để phát triển sản xuất kinh doanh, giảm dần sự phụ thuộc vào kênh tín dụng ngân hàng, hỗ trợ các ngân hàng thương mại và DN thuộc nhiều lĩnh vực huy động vốn dài hạn...

Quy mô thị trường TPDN có sự tăng trưởng và phát triển nhanh, đến cuối năm 2017 đạt 6,29% GDP, cuối năm 2018 đạt 9,01% GDP và đến cuối năm 2019 lên mức 11,3% GDP. Trong đó, quy mô thị trường TPDN riêng lẻ đạt 10,37% GDP, gấp 6 lần so với năm 2011.

Trên thực tế, sự phát triển kênh TPDN là một hiện tượng tốt đối với thị trường tài chính, vì đây là kênh huy động vốn dài hạn. Tuy nhiên, sự “bùng phát” mạnh mẽ cũng khiến nhiều người lo ngại về khả năng quản lý không theo kịp tốc độ huy động vốn.

Theo đó, một trong những yếu tố lo ngại nhiều nhất trong năm qua là những rào cản về chất lượng thông tin các trái phiếu. Chẳng hạn, trong tổng số 211 DN chào bán trái phiếu ra công chúng thì có 129 DN chưa niêm yết. Chất lượng thông tin và trách nhiệm công bố thông tin vì vậy còn tương đối hạn chế.

Việc thiếu minh bạch còn thể hiện ở chỗ nhiều DN đã chia nhỏ các đợt phát hành để chào bán riêng lẻ, nhờ đó không phải thực hiện các nghĩa vụ công bố thông tin. Thêm nữa, trong thông tin công bố lại thường thiếu chi tiết về mục đích sử dụng vốn, tình hình tài chính của DN trước và dự kiến sau phát hành. Các thông tin công bố còn khó tra cứu và chưa đầy đủ, ví dụ như nội dung đối tượng mua trái phiếu từ chỗ ghi rõ tên người mua, nay đã rút lại chỉ còn ghi chung chung là “tổ chức trong nước”.

Một ví dụ về tính minh bạch là lần đầu xuất hiện mức lãi suất cao “ngất ngưỡng” ở mức 20%/năm, được phát hành bởi Công ty Đầu tư Thương mại Hồng Hoàng vào giữa tháng 11/2019. Nhìn vào con số huy động hẳn nhiên DN này không thuộc dạng kinh doanh truyền thống, nhưng để làm gì thì thị trường ít người biết đến.

Việc giám sát dòng vốn mà DN huy động được cũng vẫn còn bỏ ngỏ, đặc biệt là ở những DN phát hành với mức lãi suất cao, nghĩa là đang rất “khát” vốn trong bối cảnh dòng vốn tín dụng từ ngân hàng cũng đang thu hẹp lại, có chọn lọc tùy đối tượng.

Tính minh bạch cũng ngày càng cấp thiết hơn bởi các nhà đầu tư cá nhân tham gia sân chơi trái phiếu ngày càng nhiều hơn.

Năm 2019 ghi nhận các nhà đầu tư cá nhân, chủ yếu là nhà đầu tư trong nước, đã mua 26.492 tỉ đồng TPDN, tương đương 9,64% tổng lượng phát hành. Điều đáng chú ý đây mới chỉ thống kê trên thị trường sơ cấp, còn thị trường thứ cấp mua đi bán lại (chủ  yếu là các ngân hàng và công ty chứng khoán chào bán khách hàng cá nhân) có thể còn lớn hơn nhiều.

Vấn đề đặt ra ở đây là các nhà đầu tư cá nhân thường bị hạn chế về khả năng tiếp cận thông tin cũng như kinh nghiệm đầu tư. Đây là một rủi ro cho không chỉ người tham gia đầu tư mà cho cả sự ổn định của thị trường.

Theo ông Lê Nhị Năng, Trưởng cơ quan đại diện Ủy ban Chứng khoán Nhà nước tại TPHCM các tổ chức mua trái phiếu phần lớn là ngân hàng, công ty quản lý, các quỹ đầu tư chuyên nghiệp, là nhóm “người chơi” có nguồn vốn lớn, “chịu đựng” tốt rủi ro từ việc mua trái phiếu, trong khi các nhà đầu tư đại chúng thì còn nhiều hạn chế, dù đây là một nguồn lực đầu tư rất lớn. Bài toán minh bạch có thể được giải quyết từ việc xây dựng thị trường xếp hạng tín nhiệm các TPDN. Tất nhiên đây phải là các tổ chức độc lập chứ không phải tình trạng “vừa đá bóng vừa thổi còi”, tức bên phát hành đồng thời là người đánh giá “sức khỏe” DN.

Cần sửa đổi, bổ sung Nghị định 163

Theo ông Lê Nhị Năng, Trưởng cơ quan đại diện Ủy ban Chứng khoán Nhà nước tại TPHCM, nhận định rằng kênh trái phiếu sẽ tiếp tục “bùng nổ” trong năm 2020. Theo đó, lượng phát hành có thể tăng đến 90%, nhưng vấn đề đặt ra đó là chất lượng của trái phiếu, bao gồm sự minh bạch về dự án, tiến độ sử dụng vốn và vẫn còn thiếu tổ chức xếp hạng tín nhiệm trên thị trường.

Để đáp ứng nhu cầu vốn sản xuất kinh doanh của DN trong bối cảnh tăng trưởng tín dụng có xu hướng chậm lại, từ khi Nghị định 163/CP có hiệu lực ngày 1/2/2019 đến đầu tháng 12/2019 đã có hơn 650 đợt phát hành TPDN với khối lượng phát hành thực tế là 196.063,5 tỉ đồng. Dư nợ TPDN riêng lẻ phát hành trong nước đến đầu tháng 12/2019 tương đương 10,37% GDP, tăng 34% so với năm 2018 và điều đó cho thấy có sự tăng trưởng “nóng”. Hiện các TCTD là nhà phát hành TPDN nhiều nhất với 35,7% khối lượng trái phiếu phát hành, các DN bất động sản chiếm 22,5%, DN chứng khoán chiếm 2,8%, các DN khác chiếm 39% khối lượng phát hành.

Cơ sở nhà đầu tư trên thị trường TPDN cũng ngày càng đa dạng, bên cạnh các công ty chứng khoán và các TCTD thì tỉ lệ mua TPDN của các quỹ đầu tư, DN bảo hiểm và các nhà đầu tư khác cũng tăng so với năm 2018, đặc biệt các nhà đầu tư tư nhân có xu hướng tăng mua cao. Kỳ hạn bình quân TPDN phát hành trong năm 2019 đạt trên 4,15 năm, tăng 0,65 năm so với năm 2018 và điều đó cho thấy các DN đã quan tâm lựa chọn phát hành trái phiếu để huy động vốn trung và dài hạn.

Báo cáo của Bộ Tài chính chỉ ra, sự phát triển của thị trường TPDN cho thấy bước đầu có sự dịch chuyển vốn huy động từ kênh tín dụng ngân hàng sang kênh phát hành trái phiếu, hướng tới việc phát hành cân bằng hơn giữa kênh thị trường vốn và kênh tín dụng ngân hàng, nhằm giảm áp lực huy động cho kênh tín dụng ngân hàng theo chủ trương của Chính phủ. Tuy nhiên, qua tổng hợp tình hình phát hành TPDN riêng lẻ do Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội báo cáo và kết quả kiểm tra của đoàn kiểm tra liên bộ về phát hành TPDN cho thấy có một số hạn chế của Nghị định 163/CP cần sửa đổi.

Cụ thể là những vi phạm về phạm vi phát hành, giao dịch trái phiếu riêng lẻ. Thực tế là nhiều DN phát hành và tổ chức cung cấp dịch vụ đang tập trung chào bán TPDN phát hành riêng lẻ cho nhà đầu tư cá nhân. Sự gia tăng của nhà đầu tư cá nhân nhỏ, lẻ trong khi chưa tiếp cận đầy đủ thông tin về mục đích phát hành, tình hình tài chính, khó khăn trả nợ, đặc điểm của trái phiếu, đồng thời thiếu khả năng phân tích, đánh giá tiềm ẩn rủi ro cho các nhà đầu tư này. Điều này sẽ tạo nên nhiều rủi ro, bất ổn cho thị  trường tài chính nếu DN phát hành trái phiếu gặp khó khăn, không thực hiện tốt cam kết với nhà đầu tư.

Tiếp đến là những phát sinh về điều kiện phát hành trái phiếu. Trong thời gian gần đây có một số DN phát hành TPDN với lãi suất cao, đặc biệt là các DN bất động sản. Mặc dù lãi suất trái phiếu là do DN phát hành và nhà đầu tư thỏa thuận nhưng việc phát hành với lãi suất cao sẽ tác động tiêu cực đến mặt bằng lãi suất trên thị trường, gây rủi ro cho cả DN phát hành và nhà đầu tư.

Một sai phạm phổ biến nhất là vấn đề công bố thông tin của DN phát hành trái phiếu. Theo quy định của Nghị định 163/CP thì các DN phát hành TPDN phải thực hiện công bố thông tin đầy đủ cho nhà đầu tư và Sở Giao dịch chứng khoán. Tuy nhiên, thực tế triển khai cho thấy DN phát hành TPDN chưa thực hiện công bố thông tin đầy đủ, đúng thời hạn...

Theo Bộ Tài chính, với đặc thù TPDN là công cụ nợ do DN phát hành theo nguyên tắc tự vay, tự trả, tự chịu trách nhiệm về hiệu quả sử dụng vốn và khả năng trả nợ, mà khả năng trả nợ của DN phụ thuộc rất lớn vào tình hình tài chính và kết quả kinh doanh, nên nhà đầu tư cần phải cân nhắc, đánh giá được rủi ro trước khi quyết định mua trái phiếu. TPDN nhất là trái phiếu phát hành theo hình thức riêng lẻ chỉ phù hợp với các nhà đầu tư tổ chức, nhà đầu tư chuyên nghiệp, không phù hợp với nhà đầu tư cá nhân không có khả năng phân tích, đánh giá rủi ro. Để thị trường TPDN phát triển an toàn, bền vững, Bộ Tài chính cho rằng, việc sửa đổi, bổ sung Nghị định 163/CP là điều cần thiết./.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

NASU đồng hành cùng người nông dân phát triển kinh tế tuần hoàn, làm giàu bền vững từ cây mía

Đối với người nông dân ở Phủ Quỳ hôm nay, “suy đi tính lại chẳng cây trồng nào so sánh được với cây mía và chưa hợp tác nào bền vững như với NASU”.
2024-04-24 20:12:49

Hoa Kỳ phối hợp cùng Việt Nam tổ chức Hội thảo khu vực về chống IUU

Ngày 23/04/2024, Phái đoàn Ngoại giao Hoa Kỳ tại Việt Nam, thông qua Cục Phòng chống ma túy và Thực thi Pháp luật quốc tế (INL) và Lực lượng Phòng vệ bờ biển Hoa Kỳ (USCG), đã phối hợp cùng Cục Kiểm Ngư tổ chức Hội thảo Khu vực về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không có báo cáo và không theo quy định (IUU) tại thành phố Đà Nẵng.
2024-04-24 09:44:47

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số

Sáng 24/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số, chủ trì phiên họp lần thứ 8 của Ủy ban, với trọng tâm thảo luận về kinh tế số.
2024-04-24 09:27:18

Hà Nội chuẩn bị Lễ hội Đền trong Thăng Long Tứ Trấn năm 2024

Ngày 23/4, Đoàn công tác của Sở Văn hóa Thể thao Hà Nội đã có cuộc kiểm tra công tác Lễ hội truyền thống tại Di tích quốc gia đặc biệt Thăng Long Tứ Trấn Đền Kim Liên.
2024-04-23 23:56:38

“Hành trình khôi phục phòng Nam dược chuẩn Y khoa”

Ngay từ ngày đầu thành lập Y Dược Việt đã xác định rõ hướng đi cho mình là phát triển các sản phẩm từ thảo dược, dược liệu có sẵn của đất nước Việt Nam (Nam Dược).
2024-04-23 15:35:00

SHB hai năm liền được vinh danh Ngân hàng có hoạt động Tài trợ Bền vững tốt nhất

SHB lần thứ hai liên tiếp là đại diện duy nhất tại Châu Á - Thái Bình Dương được Global Finance vinh danh là “Ngân hàng có hoạt động Tài trợ Bền vững tốt nhất 2024”. Tín dụng xanh tại SHB 2023 tăng trưởng ấn tượng so với 2022, qua đó, khẳng định vị thế là một trong số các Ngân hàng TMCP tư nhân tích cực cho vay xanh tại Việt Nam.
2024-04-23 10:53:14
Đang tải...