Thái Bình: Thương binh ¾ đi đòi quyền lợi hợp pháp cũng bị xử lý hình sự

2020-04-29 18:05:15 0 Bình luận
Vừa qua, Tạp chí có nhận được Đơn Kêu cứu ghi ngày 20/04/2020 (kèm theo hồ sơ) của ông Đỗ Văn Tý (tức Đỗ Đại Tý) là Thương binh chống Mỹ hạng ¾ , là sỹ quan quân đội nhân dân Việt Nam chuyển ngành, là cán bộ công nhân viên chức đã nghỉ hưu, thường trú tại thôn 7 xã Tam Quang, huyện Vũ thư, tỉnh Thái Bình.

Hồ sơ của ông Đỗ Văn Tý (tức Đỗ Đại Tý) gửi Tòa soạn

Trong Đơn Kêu cứu, ông Tý có viết: “Trong những năm qua, tôi đã gửi hàng nghìn lá đơn kêu oan đến các cấp lãnh đạo từ Trưng ương đến địa phương để kêu oan về hai bản án hình sự sơ thẩm số 44/2009/HSST ngày 29/12/2009 của Tòa án nhân dân tỉnh Thái Bình và bản án hình sự phúc thẩm số 306/2010/HSPT ngày 25/6/2010 của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao gây ra. Lãnh đạo Trung ương đã chuyển đơn của tôi đến Tòa án có thẩm quyền, nhưng đã hơn 10 năm qua, sự việc vẫn rơi vào im lặng. Tôi xin chứng minh cho sự bị oan sai của mình như sau:

Tôi tham gia Quân đội năm 1971, năm 1977 tôi phục viên, năm 1978 tôi tái ngũ, năm 1983 tôi chuyển ngành về phòng giao thông huyện Vũ Thư.

Sau đó tôi chuyển sang Công ty vật tư huyện Vũ Thư. Tôi công tác ở đó đến năm 2003 thì được nghỉ hưu. Thời gian công tác liên tục là hơn 30 năm. Khi tôi về hưu, Bảo hiểm xã hội Thái Bình không làm đúng chính sách cho tôi, vì tôi là sỹ quan quân đội chuyển ngành.

                                              Giấy chứng nhận thương binh của ông Đỗ Văn Tý

Theo quy định của Nhà nước thì những sỹ quan quân đội chuyển ngành khi nghỉ hưu có mức lương thấp hơn mức lương lúc chuyển ngành thì được lấy mức lương lúc chuyển ngành để tính chế độ.  Nhưng BHXH Thái Bình chỉ cho tôi hưởng mức lương lái xe bậc ba là thấp hơn mức lương cấp bậc trung úy khi tôi chuyển ngành. Vì thế năm 2007, tôi mang đơn và hồ sơ lên BHXH Thái Bình để đề nghị được điều chỉnh lại lương. Ngày 17/9/2007: Tại trụ sở BHXH Thái Bình, tôi đã nộp hồ sơ cho bà Vũ thị Nhài là cán bộ phòng kiểm tra của BHXH Thái Bình (có biên nhận với đầy đủ chữ kí của bên giao và bên nhận).

Hồ sơ gồm 7 tài liệu cụ thể như sau:

1/ Lý lịch cán bộ công nhân viên chức (Bản gốc)

2/ Đơn đề nghị (Bản gốc)

3/ Quyết định V/V hưởng lương hưu trí (Bản gốc)

4/ Quyết định chuyển ngành (Bản gốc)

5/ Huân chương (Bản sao)

6/ Bản xác nhận đóng BHXH (Bản sao)

7/ Sổ Bảo hiểm (Bản sao)

Như vậy trong 7 tài liệu mà tôi đã nộp cho bà Nhài có 3 bản sao và 4 bản gốc, trong đó có Quyết định chuyển ngành số 126 -1983.

Bà Vũ thị Nhài, cán bộ phòng kiểm tra của BHXH Thái Bình đã ký nhận hồ sơ. Song những tài liệu này đã “không cánh mà bay”. Mọi sự rắc rối cũng xuất phát từ đây

Sau khi tôi nộp toàn bộ tài liệu, tôi cầm giấy biên nhận ra về. Bà Nhài có hẹn tôi “khi nào chúng tôi giải quyết xong thì sẽ mời bác đến”. Tôi về chờ mãi khoảng 4-5 tháng, tôi lên gặp cán bộ BHXH Thái Bình để hỏi xem đã giải quyết chưa? Nhưng cán bộ thanh tra BHXH tỉnh đã trả lời tôi chưa giải quyết được.

Và rất nhiều lần sau đó tôi đến BHXH Thái Bình đề nghị giải quyết nhưng vẫn không có kết quả. Thời gian đã kéo dài hơn một năm. Lần đó vì bức xúc quá tôi lại đến BHXH Thái Bình, tôi đề nghị được gặp lãnh đạo, để trình bày, cán bộ tiếp dân đồng ý cho tôi lên gặp lãnh đạo. Tôi lên trực tiếp gặp ông Đặng Văn Phích – Giám đốc BHXH Thái Bình; ông Phích tiếp tôi và nghe tôi trình bày, ông Phích hướng dẫn tôi sang gặp ông Hiểu. Ông Phích nói: “Trường hợp của bác, Phó giám đốc Lê Đức Hiểu trực tiếp giải quyết”.

Tôi đến phòng ông Hiểu, cửa phòng khép hờ (không khóa), tôi giơ tay gõ cửa ba lần, không ai mở cửa, mặc dù tôi đã nghe thấy trong nhà có tiếng người nói chuyện. Tôi mở cửa bước vào, trong phòng ông Hiểu có 3 người:  2 cô nữ trẻ, mặc váy mát mẻ ngồi quay vào, ông Hiểu ngồi quay ra… Khi trông thấy tôi ông Hiểu đứng lên, chỉ tay thẳng vào mặt tôi và bảo: “Ông là ai? Ai cho ông vào đây?”. Tôi trình bày “Báo cáo ông Hiểu, tôi được ông Phích hướng dẫn tôi sang gặp ông. Trước khi tôi đến đây ông Phích đã điện cho ông…” Thế nhưng ông Hiểu không nghe tôi trình bày, ông Hiểu tiếp tục đuổi tôi ra và ông nhục mạ tôi trước mặt hai cô gái trẻ… Ông bảo: “Ông không ra tôi cho bảo vệ tống cổ ông ra”. Bức xúc quá tôi có nói với ông Hiểu: “Tôi đến đây là cơ quan nhà nước chứ không đến nhà ông. Ông không có quyền đuổi tôi ra”. Thế là ông Hiểu dùng điện thoại gọi 2 anh bảo vệ lên, túm tay định lôi tôi ra. Tôi có nói: “Tôi đến đây là theo sự chỉ đạo của ông Phích đến để hỏi chế độ”. Hai bảo vệ cứ kéo tôi, tôi nói: “Tôi là thương binh, tôi không đủ sức khỏe để giằng co với các anh. Tôi vùng ra, rút thẻ thương binh để lên bàn. Hai anh bảo vệ lùi ra cửa, ông Hiểu tiếp tục dùng điện thoại gọi 113.

Khoảng 15 phút sau, thì xe công an (CA) đến sân BHXH Thái Bình. Có 4 đồng chí CA lên phòng ông Hiểu, ĐC phụ trách hỏi: “Có việc gì xảy ra?” Ông Hiểu nói là: “Ông Tý đến đập phá và gây rối ở BHXH”. Tôi trình bày: “Tôi đến đây để hỏi chế độ, vì thời gian đã lâu mà chưa được giải quyết”. Đồng chí CA nhìn quanh phòng ông Hiểu, không thấy có hiện tượng gì là đập phá. Đồng chí CA phụ trách tổ công tác mời tôi sang phòng bên cạnh, giải thích cho tôi là: “Nếu bác có đi hỏi chế độ thì bác cứ bình tĩnh”. Tôi cũng nói: “tôi rất bình tĩnh nhưng ông Hiểu sỹ diện với 2 cô gái, đã đuổi tôi, vu cáo cho tôi chứ tôi không gây rối, không đập phá” Đc CA sang phòng ông Hiểu giải thích cho ông Hiểu. Khi ra về, đc CA nói với tôi: “Vụ việc này là do ông Hiểu gọi 113, sự việc không đáng có, nên ông Hiểu phải chịu chi phí”. Đc CA động viên tôi cứ về bình tĩnh chờ đợi.

Tôi ra về, đến cổng BH bức xúc quá đang đứng suy nghĩ… thì có người ở cổng Thanh tra UBND tỉnh (đối diện với BHXH) vẫy tay vời tôi đến. Tôi phóng xe sang thì gặp anh Huy làm Thanh tra nhân dân tỉnh (Huy cùng quê với tôi), Anh Huy nói: “Tao học với anh Hội nhà chú, từ nọ đến nay tao thấy chú đến đây, có việc gì vậy?”. Tôi nói với anh Huy là tôi đi điều chỉnh lương nhưng ông Hiểu gây khó khăn và chửi mắng tôi. Anh Huy nói: “Vào đây uống nước, con lão Hiểu làm ở chỗ anh” Anh Huy gọi điện thì ông Hiểu không nghe, Anh Huy lại gọi điện cho con trai ông Hiểu…Khi con trai ông Hiểu về, anh Huy bảo: “Bố mày hôm nay có đi làm việc không?”. Con trai ông Hiểu bảo có và lấy điện thoại gọi cho bố, nói là “Bác Huy bên thanh tra có việc cần gặp bố”. Thế là anh Huy và ông Hiểu nói chuyện điện thoại với nhau. Anh Huy nói: “Thằng Tý nó cùng quê, vụ việc của nó giải quyết được thì giải quyết không được thì giả hồ sơ cho nó về, đừng để nó đi lại nhiều, mất đoàn kết”. Ông Hiểu nói: “ Ông Tý cùng quê anh, thì anh bảo ông ấy về địa phương làm đơn xin xác nhận là “Đỗ Văn Tý và Đỗ Đại Tý là một”.

Ba ngày sau tôi đang trồng cây ở nhà, thì ông Nguyễn Đăng Hiến, chuyên đi làm cò mồi làm chế độ về nhà tôi, nói: “Ông muốn điều chỉnh chế độ lên sỹ quan chuyển ngành thì phải nói chuyện với tôi. Hồ sơ ông gửi BHXH tôi đang cầm, muốn làm lại chế độ thì phải có công, chi phí xăng dầu…” Tôi bảo: “Việc của tôi, tôi gửi trực tiếp BHXH Tỉnh tôi có nhờ ông đâu?”. Ông Hiến nói, “Thế thì tùy ông thôi”, Tôi hỏi: “Vụ việc của tôi khoảng bao nhiêu?” Ông Hiến bảo: “Mười triệu”. Tôi không nhất trí.

Mười ngày sau, tôi nhận được giấy triệu tập của CA Thái Bình, lên CA thì họ bảo: “Ông có thư nặc danh tố cáo anh không đi bộ đội, mua chạy giấy tờ thương binh và làm giả hồ sơ để nghỉ hưu”. CA không cho tôi xem đơn, tôi trình bày với CA toàn bộ sự việc… Anh Bùi Văn Tý và anh Vũ bắt tôi viết tường trình và bảo tôi: “Ở nhà anh còn giấy tờ gì liên quan thì mang tất đến đây để trình báo. Tôi trình giấy biên nhận đã nộp hồ sơ cho BHXH và huân chương của Chủ tịch nước tặng tôi, một quyển lí lịch gốc bị hỏng, có ghi thời gian công tác đến năm 1996. Các anh CA đã giữ lại cuốn hồ sơ hỏng đó của tôi. Một thời gian sau: Cơ quan an ninh điều tra do ông Nguyễn Bá Lộ là Phó thủ trưởng cơ quan điều tra kí giấy triệu tập tôi lên làm việc.

Tại đây, các ông này đã tập trung tra hỏi tôi nhiều lần, tôi đều khai báo như trên và các ông CA lại đưa tôi đến trại giam Thái Bình dọa nạt tôi, lăn tay, chụp ảnh. Ông Lộ còn dọa tôi: “Ông cấm được đi khỏi nơi cư trú, đi đâu ông phải xin phép CA”. Trên đường từ trại giam về, anh CA trẻ có nói với tôi: “Việc của bác chúng cháu không muốn làm, nhưng lãnh đạo bắt chúng cháu phải làm”. Tôi hỏi tên người lãnh đạo, nhưng anh CA không nói.

Mấy ngày sau, tôi nhận được cáo trạng của Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Thái Bình (VKS) truy tố tôi về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản XHCN. Tôi lên VKS xin được gặp ông Vỵ - Viện trưởng để trình bày. Ông Vỵ đã tiếp tôi và chỉ đạo cho cô Cúc: “Dùng văn bản photo để truy tố là trái pháp luật”.

Cách 3 ngày sau, ông Trang đại diện VKS TB mời tôi lên CA TB lập biên bản thu hồi cáo trạng. Khoảng nửa tháng sau tôi lại nhận được cáo trạng truy tố về tội : “Làm giả con dấu và tài liệu của cơ quan Nhà nước” Tôi lại lên VKS nhưng không gặp được ông Vỵ. Bà Cúc là người tiếp tôi, không nghe tôi trình bày, vì bà là người cùng quê ông Vệ, bà đã bị ông Vệ, bà The ép kí quyết định truy tố tôi về tội này.

Ngày 8/4/1999, Chủ tịch nước Trần Đức Lương ký thưởng Huân chương Chiến sĩ vẻ vang Hạng Nhì cho Trung úy Đỗ Đại Tý xã Tam Quang, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình    

Mấy ngày sau: tôi nhận được giấy triệu tập của Tòa án (TA) Thái Bình do ông Vũ Chí Thanh kí, tôi lên TA đúng thời gian triệu tập, thì cô thư kí bảo: “Bác cứ ngồi chờ, ông Thanh đi vắng lát nữa mới về”. Đến 10 giờ không gặp ông Thanh. Cô Thư kí điện cho ông Thanh, ông Thanh nói qua điện thoại với tôi (máy của thư kí): “11 giờ trưa, ra gặp ông Thanh ở quán lá cọ trước cửa trại giam”. Tôi ra đến nơi, ông Thanh đứng sẵn ở cửa. Trong quán có cô gái rất giống cô thư kí. Tôi bảo: “Tôi không còn bụng dạ nào uống bia, ăn quán… Anh có gì thì nói đi, tôi còn về”. Ông Thanh nói: “Anh đi bộ đội năm 71, tôi đi năm 72, cùng sống chết ở chiến trường ra; anh nên nghe tôi thì tôi sẽ giúp được anh, anh phải nhận trước tòa là anh xin QĐ 126 của một người đã chết. Chứ nếu của người còn sống thì nó sẽ điều tra.” Tôi không đồng ý. Ông Thanh bảo tôi: “Ông Tý này, ông phải nghe tôi. Ông Vệ nói Chủ tịch tỉnh còn phải nghe nữa là ông, ông cứ nhận qua loa đi, trước tòa tôi sẽ xử nhẹ cho ông. Nếu không nghe tôi là ông đi bọc lịch đấy”. 

Về nhà tôi nghĩ: Mẹ thì già, con thì đi xa, nhỡ bị đi tù thì nguy nên tôi nhắm mắt nghe theo lời mớm cung của ông Thanh. Khi tuyên án, ông Thanh đã tuyên trái với lời ông đã hứa, nên tôi làm đơn kháng án, tố cáo hành vi mớm cung, lừa đảo của  ông Thanh. Tôi đã nhiều lần gửi đơn kháng án đến Tòa án nhân dân tối cao và Viện Kiểm sát nhân dân tối cao trong suốt 10 năm nay nhưng vẫn chưa được giải quyết.”.

Sau khi nghiên cứu đơn, hồ sơ, ngày 27/04/2020, Tạp chí điện tử Hòa nhập đã có Công văn số 43/2020/CV-ĐTHN và 44/2020/CV-ĐTHN chuyển đơn (Kèm theo hồ sơ) của ông Đỗ Văn Tý (tức Đỗ Đại Tý) đến Đại biểu Quốc hội Nguyễn Hòa Bình - Ủy viên Ban Bí thư, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và Đại biểu Quốc hội Lê Minh Trí - Ủy viên Trung ương Đảng, Viện Trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao để xem xét, giải quyết theo thẩm quyền.

Tạp chí điện tử Hòa nhập thông báo để ông Đỗ Văn Tý (tức Đỗ Đại Tý)   được biết.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

'Một thời Quảng Trị' - Cuốn hồi ức chiến tranh đặc sắc

Đất nước ta đã đi qua gần một nửa thế kỷ không còn tiếng súng chiến tranh, nhưng ký ức bi tráng về những tháng ngày đầy gian khổ vẫn còn in sâu trong tâm trí những con người của thời đạn bom. Đó là từng trận đánh ác liệt, kéo dài; đó là những người đồng đội, đồng chí đã vĩnh viễn hoà mình vào Tổ quốc. Trong không khí chào mừng kỉ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, Tạp chí điện tử Hoà Nhập xin mời quý vị độc giả nhìn lại thời kỳ hào hùng ấy của dân tộc qua những dòng chia sẻ từ Đại tá, nhà văn Nguyễn Tiến Hải về cuốn hồi ức “Một thời Quảng Trị” của Thượng tướng, Tiến sĩ Nguyễn Huy Hiệu.
2024-11-27 16:52:49

Mãi ngời sáng “Trang văn bia” về một tiểu đoàn 3 lần anh hùng

Trong lịch sử dài xa của Việt Nam - Đất nước anh hùng, công cuộc đánh giặc giữ nước và dựng xây đất nước của dân tộc ta đã hóa thành bản “anh hùng ca” vang động, chảy dài, trong niềm kiêu hãnh, tự hào qua rất nhiều thời đại.
2024-11-27 14:43:46

Quảng Ninh: Người khuyết tật được quan tâm xây nhà mới

Vừa qua tại TP Móng Cái, Hội Bảo trợ Người khuyết tật và Trẻ mồ côi (NKT-TMC) tỉnh Quảng Ninh phối hợp với Viện Kiểm sát nhân dân TP Móng Cái và CLB Thiện nguyện Nhân tâm Hạ Long đã tổ chức khánh thành nhà tình thương cho gia đình người khuyết tật có hoàn cảnh khó khăn.
2024-11-27 13:58:48

Bắc Kạn: Giải thể Trung tâm Giáo dục Nghề nghiệp K27 do không triển khai hoạt động đào tạo

Ngày 18/11/2024, UBND tỉnh Bắc Kạn đã ban hành Quyết định số 2054/QĐ-UBND về việc giải thể Trung tâm Giáo dục Nghề nghiệp K27 Bắc Kạn.
2024-11-27 11:31:01

Khám phá thiên nhiên và bản sắc văn hoá Làng du lịch Tân Hoá

Minh Hóa (Quảng Bình) là nơi có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống và cũng là vùng đất lưu giữ nhiều giá trị văn hóa đặc sắc. Ðây là cơ sở quan trọng để địa phương xây dựng, phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng.
2024-11-27 07:00:00

Xúc tiến, quảng bá Du lịch đêm Hà Nội 2024 với chủ đề “Đêm Trúc Bạch”

Vào 18 giờ ngày 29/11/2024, tại không gian tuyến phố ẩm thực Đảo Ngọc Ngũ Xã (phường Trúc Bạch, quận Ba Đình) sẽ khai mạc chương trình quảng bá sản phẩm du lịch "Đêm Hà Nội 2024" với chủ đề “Đêm Trúc Bạch”; công bố Quyết định công nhận 3 điểm du lịch mới của Thủ đô và khai trương Tuyến tàu điện số 6.
2024-11-26 14:31:36
Đang tải...