Thành cổ Quảng Trị 81 ngày đêm lịch sử trong ký ức của một cựu chiến binh

2020-07-26 17:49:46 0 Bình luận
Đã gần 50 năm trôi qua kể từ ngày ngọn lửa chiến thắng của quân dân ta ở Thành cổ Quảng Trị được thắp lên, nhưng trong tâm trí của người thương binh Phạm Quang Dong (sinh năm 1939, ngụ xã Vạn Yên, huyện Mê Linh, TP. Hà Nội) thì những mảnh ký ức hào hùng đó vẫn tràn về vẹn nguyên, không hề phai nhạt…

Ông Phạm Quang Dong chia sẻ kỷ niệm với phóng viên

Hành trình của người thầy đến với Cách mạng

Trong những ngày này khi mà hàng triệu trái tim cùng hướng tới kỷ niệm 73 năm ngày thương binh liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2020), ông Phạm Quang Dong lại bồi hồi nhớ về quãng thời gian tham gia quân ngũ của mình. Trong những năm 1960, ông đảm nhiệm chức Hiệu phó của trường Tiểu học Tiến Thắng, bằng lòng yêu nước cháy bỏng và ý chí kiên cường ông tạm gác lại sự nghiệp và gia đình, một lòng đi theo tiếng gọi Tổ quốc để trở thành chiến sĩ Cách mạng.

Ngày 26/3/1972, ông cùng nhiều thanh niên hăng hái lên đường nhập ngũ vào trận chiến ác liệt ở Thành cổ Quảng Trị và được phân về Trung đoàn 48, Tiểu đoàn 1, Đại đội 1 làm Tiểu đội trưởng. Ngày ấy, mảnh đất Thành cổ Quảng Trị với chu vi hơn 2160m là “túi bom” của kẻ thù...

Với tinh thần “vì Trị Thiên ruột thịt, vì khúc ruột miền Trung”, những người con ưu tú của miền Bắc lên đường vào chiến trường miền Nam chiến đấu, chi viện cho chiến trường Quảng Trị. Lúc đó, dù đã qua tuổi 30 nhưng ông vẫn được đơn vị tín nhiệm giao cho nhiệm vụ giữ liên lạc. Thành cổ Quảng Trị năm 1972, đã đi vào lịch sử hào hùng của dân tộc với 81 ngày đêm đỏ lửa. Những ngày tháng đó ghi dấu hàng chục ngàn trái tim dũng cảm đã ngã xuống ở mảnh đất này.

Có nhiều bài thơ nói lên Thành cổ Quảng Trị, trong đó người ta thường nhắc đến hai câu của Lê Bá Dương, một cựu chiến binh quân giải phóng miền Nam từng tham gia trận đánh này: “ Một khẩu súng giữ hai trời Nam - Bắc/ Một dấu chân in màu đất hai miền”.Quả đúng như thế, Quảng Trị 81 ngày đêm thật oanh liệt, đã có rất nhiều đồng chí ngã xuống nơi đây.

Bồi hồi nhớ lại trận đánh tại Thành cổ Quảng Trị năm xưa, ông Dong kể: “Nhận nhiệm vụ then chốt 81 ngày đêm tại Thành cổ Quảng Trị mà đã có nhiều đồng chí nằm lại vĩnh viễn không trở về. Cả Trung Đoàn ban đầu có hơn 2000 đồng chí thì đã hy sinh mất 1000 người, hơn 700 người bị thương tích và ước tính có 300 đồng chí rút lui. Thành cổ Quảng Trị ngày đó vẫn được ví như “cối xay thịt”, vì vào dễ mà ra thì rất khó khăn - cả Thành cổ bị địch thả hai quả bom (mỗi quả nặng 7 tấn), số người chết ngày càng tăng lên”.

Trước mỗi trận đánh, vị cựu chiến binh này vẫn thường kể chuyện Thủy Hử, Tây Du Ký cho đồng đội nghe để khích lệ ý chí quyết chiến, quyết thắng quân thù. Ngày 16/9/1972, sau 81 ngày đêm lịch sử bên Thành cổ Quảng Trị, cả đại đội có năm người thì bốn người bị thương nặng, còn riêng ông Dong thì bị địch bắt và đưa về nhà tù Phú Quốc tra khảo.

Quyết giữ trọn lời thề của người lính

Bọn giặc đưa ông đi hết Quảng Trị rồi lại về giam ở Huế, dùng đủ loại cực hình tra tấn dã man hòng moi móc thông tin của Cách mạng. Nhưng bằng ý chí quật cường, bất khuất, người cựu chiến binh ấy vẫn quyết giữ trọn lời thề của người lính, không khai nửa lời. Mặc dù bị đày đọa như vậy, nhưng khi tranh thủ đi nhận phần cơm và chữa trị vết thương ông vẫn cố gắng liên lạc với một số chiến sĩ của mình để bàn cách đấu tranh thoát khỏi cảnh tù đày.

Nhân dịp đoàn Hồng Thập Tự Quốc Tế sang thăm tù binh Việt Nam, ông Dong đã được các đồng chí của mình tin tưởng giao nhiệm vụ ra gặp phái đoàn. Tại đây ông đã có nhiều ý kiến là cho anh em bị thương đi chữa trị, không đánh đập và yêu cầu đối xử với tù nhân đúng quy định luật pháp Quốc tế. Sau nhiều lần đấu tranh quyết liệt, cuối cùng địch cũng chấp nhận lời đề nghị của ông là cho một số đồng chí của ta bị thương đi chữa.

Tháng 10/1972, ông bị địch đưa ra nhà tù Phú Quốc và chuyển hết nơi này đến nơi khác. Không chịu khuất phục, ông và nhiều đồng chí của mình tiếp tục vùng lên đấu tranh đòi trả tự do. Ngày 14/3/1973, địch buộc phải đưa ông ra sân bay Phú Quốc để trao trả tù binh và được phép trở về thăm gia đình. Năm 1974, niềm vui của gia đình ông lại được nhân đôi khi hay tin vợ mang bầu và đã sinh  được một cô con gái. Nhưng trớ trêu thay, vì ảnh hưởng của chất độc da cam từ người cha để lại trong chiến tranh mà cô con gái đến tận ba tuổi vẫn không biết đi, cũng không biết nói. Đến nay, mặc dù con gái ông đã ngoài 40 tuổi nhưng vẫn không biết gì.

Sau ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước năm 1975, ông ra quân và tiếp tục công tác tại ngành giáo dục huyện Mê Linh. Năm 1982 ông nghỉ hưu do ảnh hưởng từ chiến tranh khiến sức khỏe suy yếu. Đến nay mặc dù đã 53 năm tuổi Đảng, nhưng ông vẫn nhận nhiệm vụ công tác ở ban liên lạc huyện Mê Linh và được nhà nước trao tặng nhiều bằng khen, huân chương kháng chiến chống Mỹ hạng Nhì.

Người cựu chiến binh ấy từng được nhà nước trao tặng nhiều bằng khen

Sau hơn 40 năm, Thành cổ Quảng Trị đã ngát xanh bởi cây cỏ, nhưng dưới những rặng cỏ xanh ấy là linh hồn của biết bao chiến sĩ đã anh dũng ngã xuống để mang lại nền hòa bình hôm nay. Những năm tháng chiến đấu oanh liệt đó không chỉ là vết son chói lòa trong lịch sử dân tộc mà còn trở thành động lực mạnh mẽ thôi thúc thế hệ sau không ngừng cống hiến, tiếp tục xây dựng đất nước ngày càng phát triển

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Thương binh kể về cuộc vượt sông phá hàng rào vĩ tuyến 17

Người thương binh năm nay gần 70 tuổi kể về ký ức nửa thế kỷ trước, những ngày tháng khi tuổi mười tám đôi mươi lặng lẽ bơi qua sông Bến Hải, vĩ tuyến 17 để đánh phá hàng rào phòng thủ của quân lực Việt Nam Cộng Hòa.
2024-07-27 07:00:00

Bài 1: Ngày 5/8/1964, trận kinh điển đất đối không của Việt Nam

Năm nay nước ta kỷ niệm 60 năm ngày chiến thắng trận đầu chống quân Mỹ không kích Miền Bắc (5/8/1964-5/8/2024); và là ngày truyền thống của bộ đội Hải quân nhân dân Việt Nam chiến đấu và chiến thắng không quân Mỹ. Những CCB trực tiếp chiến đấu trận ấy bảo, đây là trận chiến kinh điển đất đối không của Việt Nam.
2024-07-26 21:53:00

Lời cảm ơn của Ban Lễ tang Nhà nước và gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ban Lễ tang Nhà nước và gia đình trân trọng cảm ơn tình cảm đặc biệt của đồng bào, đồng chí, chiến sĩ cả nước, đồng bào ta ở nước ngoài và bạn bè quốc tế đối với đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam và đất nước, con người Việt Nam văn hiến và anh hùng.
2024-07-26 20:00:00

Giám đốc Công an TP.HCM viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Trung tướng Lê Hồng Nam, Giám đốc Công an Thành phố Hồ Chí Minh dẫn đầu đoàn đại biểu Công an Thành phố Hồ Chí Minh kính viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
2024-07-26 15:05:00

“Cuộc đua kỳ thú – phiên bản Mega 2024”: Sự kiện trải nghiệm lý thú nhất mùa hè dành cho trẻ em tại Nghệ An

“Cuộc đua kỳ thú mùa 5 – phiên bản Mega 2024” là cuộc đua vượt chướng ngại vật dành riêng cho trẻ em từ 6 -12 tuổi được tổ chức tại Tổ hợp nghỉ dưỡng sinh thái Mường Thanh Green Land Diễn Lâm (Diễn Châu, Nghệ An) vào ngày 27/7/2024.
2024-07-26 13:42:05

[Truyền hình trực tiếp]: Lễ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

LỄ TRUY ĐIỆU VÀ AN TÁNG TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG
2024-07-26 13:21:43
Đang tải...