Thầy giáo khuyết tật giúp nhiều học sinh thành tài
Thầy giáo làng Đặng Tiến Dũng luôn được nhiều phụ huynh gửi gắm con cái tin tưởng.
Ông Đặng Tiến Dũng (Phúc Đồng, Hà Tĩnh) bị liệt một bên chân, xuất hiện trên sân khấu với tấm bảng viết và cây bút, hai đồ vật quen thuộc trong các buổi dạy học, ông xúc động khi đến với chương trình Trạm yêu thương.
Sinh ra và lớn lên với tình trạng cơ thể bị khiếm khuyết, hoàn cảnh gia đình khó khăn, ông Dũng chia sẻ: “Năm lên 6, sau đợt sốt rét ác tính lên cơn co giật, tôi bị liệt một chân dù gia đình đã chạy chữa khắp nơi, từ bệnh viện huyện đến bệnh viện tỉnh, kinh tế gia đình ngày càng kiệt quệ. Hoàn cảnh khó khăn và bệnh tật đeo bám, khiến tôi phải bỏ dở sự nghiệp đèn sách từ năm lớp 7”.
Thế nhưng, niềm khát khao được học hỏi, được chinh phục các con số chưa bao giờ tắt trong lòng cậu bé Đặng Tiến Dũng. Không được đi học, ông Dũng làm đủ thứ nghề để bươn chải cuộc sống, từ thợ mộc, thợ xây, sửa xe máy, buôn bán cho đến làm nông nghiệp.
Sau khi lập gia đình với tổ ấm hạnh phúc cùng 4 đứa con, gánh nặng cơm áo gạo tiền càng khiến ông chật vật. Vất vả, khó khăn là thế, nhưng hàng ngày đi làm về ông lại cặm cụi nghiên cứu sách vở, trau dồi kiến thức để kèm cặp 4 đứa con.
Những tháng ngày đứa con đầu học lớp 1, ông cũng bắt đầu mày mò học lại. Cứ thế con học đến lớp nào là cha học đến lớp đó, ông Dũng tự học và nhiều lúc làm học trò của con.
Những tháng ngày cha và con tự học, kiến thức chỉ gói gọn trong sách giáo khoa thế nhưng 3 trong số 4 người con của ông Dũng đều học giỏi và đã có công việc làm ổn định.
Ông chia sẻ mình dạy Toán, không dạy Tiếng Việt nhưng lựa chọn tên chương trình, bởi hai từ “yêu thương” luôn khiến ông trân trọng và đầy cảm xúc khi được viết ra. Đó cũng là một trong ba từ khoá mà ông tâm đắc nhất trong quá trình dạy học của mình: “Kiên trì, tự hào và yêu thương”.
Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binh và người khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.