Thầy giáo "vét" tiền túi xây trường, dạy miễn phí cho trẻ khuyết tật
Đó là thầy Liu Aiye, 56 tuổi ở tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc. Cách đây 12 năm, thầy Liu dành toàn bộ tiền tiết kiệm và bắt đầu cung cấp dịch vụ giáo dục miễn phí. Nhà trường không chỉ đài thọ tiền ăn, ở mà còn cung cấp các vật dụng chăm sóc đặc biệt như khăn vệ sinh.
Trong video về trường, lớp học chật ních những đứa trẻ đang đọc, hát và học thêm các bài học về nghề nông.
"Năm đầu tiên, tôi dành ra 178.544 USD. Mọi thứ đã tốt hơn vào năm 2014 sau khi tôi kiếm được 29.758 USD từ những cây trồng chúng tôi canh tác trên đất nông nghiệp tôi mua cho trường", thầy Liu cho biết.
Thầy giáo dốc tiền túi xây trường miễn phí (Ảnh: SCMP)
Hơn một thập kỷ qua, Liu đã hỗ trợ hơn 500 học sinh tuổi từ 7 đến 30 hoàn thành chương trình học, với khoảng 120 em tìm được việc.
Thầy Liu thu hút sự chú ý sau khi tin tức về anh được đăng tải. Nhiều ý kiến cho rằng việc Liu phải sử dụng tiền tiết kiệm của mình là không đúng và đặt câu hỏi tại sao chính quyền địa phương không cung cấp nguồn lực cho người khuyết tật.
Năm 2008, Trung Quốc ban hành luật bảo vệ người khuyết tật. Luật yêu cầu các quận cung miễn học phí cho học sinh khuyết tật trong chín năm đầu tiên của chương trình giáo dục bắt buộc cũng như giảm học phí liên quan cho những người có nhu cầu cấp thiết. Ngoài ra, các học bổng, trợ cấp cũng được thành lập để giúp học sinh nghèo và khuyết tật tiếp tục học tập.
Sở Giáo dục tỉnh Hồ Bắc hiện chưa có bình luận.
Tương tự, thầy gái Ngô Văn Khánh (41 tuổi, quê Bình Dương) đã tích cóp một số tiền, thuê căn nhà hai tầng trên đường Lê Hồng Phong, TP.Dĩ An, mở lớp học miễn phí.
Cuối năm 2021, sau khi cả nhà khỏi Covid-19, thầy Khánh quyết định bán mảnh đất bố mẹ cho ở quê, lên TP.Dĩ An mua đất xây trường miễn phí, dù gia đình đang ở trọ.
Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binh và người khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.