Thợ may đơn thân, cụt một tay giặt đồ mướn thâu đêm nuôi con đỗ đại học quốc tế

2022-05-28 22:53:48 0 Bình luận

Đó là chị Bích Liên, quê ở Đồng Tháp, hiện đang sinh sống tại TP.HCM. Mất bàn tay trái từ nhỏ, nhà đông anh em nên chị chỉ được học đến cấp 2.  Năm 19 tuổi, chị Liên xin học nghề may ở TP. Sa Đéc và sau 9 tháng học nghề, chị đã có thể truyền lại cho khóa sau.

Năm 1999, chị rời trường nghề lên Sài Gòn kiếm việc làm. Nhờ tay nghề giỏi, chị vượt qua thử thách may áo lông vũ một cách dễ dàng dù chưa từng may qua loại áo này. Chị Liên được nhận vào làm, mức lương bằng những công nhân lành lặn khác. Một năm sau, chị Liên quen rồi kết hôn với người đàn ông giờ là chồng cũ. Hai người rời nhà máy, mướn nhà trọ, mướn thợ về mở xưởngQuốc Bảo (T/h) làm nghề may quai dép.

Chị Liên mất bàn tay trái vẫn nỗ lực làm việc, kiếm tiền nuôi hai con ăn học (Ảnh: Dân trí)

Đến năm 2010, khi chị sinh con gái thứ hai thì vợ chồng chị ly hôn. Từ vị thế bà chủ xưởng may, chị Liên trở về làm thuê cho người em gái của mình.  Mỗi ngày, chị thức dậy từ 5h, lo cho hai con ăn sáng, đưa đến trường xong, chị ngồi vào bàn may cho đến chiều tối. Suốt nhiều năm, người mẹ thường chỉ mua một phần đồ ăn sáng cho hai con chia nhau ăn, còn mình thì ăn cơm nguội.

Ngoài những giờ tăng ca, chị Liên còn tranh thủ nhận quần áo về sửa. Cứ vài ngày, chị lại nhận giặt đồ mướn cho hàng xóm. Thời điểm khó khăn chưa sắm được máy giặt, chị Liên một tay giặt đồ thâu đêm để kiếm thêm 20 nghìn tiền công mỗi bộ đồ. Công việc phụ này giúp chị kiếm thêm được 4 -5 triệu đồng mỗi tháng để lo cho hai con đang tuổi ăn tuổi lớn.

Ít ai biết người phụ nữ mạnh mẽ như chị Liên cũng lắm lúc tủi thân, bật khóc nửa đêm về hoàn cảnh của mình. Mặc dù có nhiều người khuyên chị nên cho con nghỉ học sớm vì lo không có đủ điều kiện, thế nhưng chị Liên vẫn kiên quyết làm việc hết mình cho con được đến trường.

Không phụ lòng mẹ, hai cô con gái của chị học hành chăm ngoan và có thành tích khá. Con gái lớn của chị - bé Hiếu Ngân nhận được học bổng của trường đại học Greenwich (Anh) tại Việt Nam, cơ sở TPHCM. Hiện em đang là sinh viên năm thứ 3 ngành quản trị, quản lý kinh doanh. 

Đáng ngưỡng mộ không kém là cặp vợ chồng ông Tô Vũ Hoàn, 57 tuổi và bà Lê Thị Cam, 52 tuổi ở Bình Thuận. Cả hai người đều khuyết tật, đến với nhau trong hoàn cảnh khó khăn. Tô Vũ Lê Minh ra đời góp phần điểm tô sắc màu cho cuộc hôn nhân của hai con người tội nghiệp, thiệt thòi. Hiểu được nỗi vất vả của bố mẹ, Minh rất chăm chỉ học tập, ngoan ngoãn. Sau những buổi học ở trường, Minh trở về phụ giúp thêm việc nhà. Ba muốn đi đâu, Minh chở đến đó. Mẹ không làm nổi việc nặng, Minh xắn tay quán xuyến. Từ khi nào không hay, Minh trở thành "đôi tay", bù đắp lại những gì còn khuyết của ba mẹ.

Cặp vợ chồng khuyết tật nuôi con đỗ đại học (Ảnh: Tuổi trẻ)

Cậu cũng tự nhắc nhở mình chỉ có con đường học vấn mới giúp mình vượt qua chính bản thân. Khó khăn đến mấy, Minh vẫn quyết tâm học. Tình cảnh nhọc nhằn của ba mẹ càng thôi thúc Minh đeo đuổi chuyện học. Phần lớn sau giờ học ở lớp là Minh tự học ở nhà. 

Không phụ lòng ba mẹ, Minh trúng tuyển ngành logistics và quản lý chuỗi cung ứng Trường đại học Kinh tế TP.HCM với  27,25 điểm.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

SHB là đại diện ngân hàng Việt Nam đầu tiên, duy nhất giành cú đúp giải thưởng tại DIGITAL CX AWARDS 2024

SHB giành cú đúp giải thưởng “Trải nghiệm trên nền tảng số nổi bật nhất – hạng mục Nền tảng quản lý dòng tiền” và “Áp dụng công nghệ tốt nhất cho trải nghiệm số” tại Lễ trao giải Digital CX Awards 2024.
2024-05-06 15:28:07

Chiến thắng Điện Biên Phủ: Cảm xúc ‘sau 70 năm, 2 con gái nhìn thấy cha mình’

Cầu truyền hình có tên “Dưới lá cờ Quyết Thắng” tái hiện những dấu mốc quan trọng của 70 năm trước được thể hiện thông qua sự kết hợp giữa những trải nghiệm hiện tại và hồi tưởng quá khứ, giữa nghệ thuật và phân tích, đánh giá.
2024-05-06 06:35:00

Chính sách với người có công tại huyện Yên Thành, Nghệ An

Huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An là địa phương có số lượng người có công với cách mạng khá lớn. Đến nay, toàn huyện đang chi trả chế độ hàng tháng cho 5981 người có công trên địa bàn.
2024-05-05 21:10:00

Hải Phòng phát động thi sáng tác tranh Kỷ niệm 70 năm giải phóng thành phố

Sáng 5/5, TP.Hải Phòng tổ chức lễ phát động Cuộc thi Sáng tác tranh cổ động hướng tới kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng thành phố (13/5/1955 - 13/5/2025).
2024-05-05 17:56:20

Phát hành bộ tem bưu chính Kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

Bộ Thông tin & Truyền Thông đã phát hành bộ tem bưu chính ‘Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (1954 – 2024)’. Đây là bộ tem thứ tám của Bưu chính Việt Nam về Chiến thắng Điện Biên Phủ.
2024-05-05 16:45:10

Ra mắt Trung tâm báo chí Lễ kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

Hôm nay, 5/5, tại Trung tâm Hội nghị - Văn hoá tỉnh Điện Biên ra mắt Trung tâm báo chí Lễ kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ.
2024-05-05 16:30:00
Đang tải...