Thời gian làm việc của thương binh có giống người lao động bình thường?

2020-02-07 14:05:00 0 Bình luận
Tôi là thương binh hạng ¾ với tỷ lệ thương tật trên 40%, tôi có ký hợp đồng làm việc cho một công ty vận tải tại TPHCM theo Hợp đồng lao động không xác định thời hạn. Từ khi ký hợp đồng đến nay, Công ty đã yêu cầu tôi phải làm việc 8 giờ/ngày theo đúng thời gian làm việc được ký kết tại Hợp đồng lao động, và thực tế tôi đã tuân thủ làm việc 8 giờ/ngày. Xin hỏi việc Công ty buộc người lao động là người tàn tật, thương binh làm việc 8 giờ/ngày như đối với lao động bình thương có đúng không? Tôi phải làm gì để đảm bảo quyền lợi hợp pháp của mình nếu Công ty làm trái luật? (Nguyễn Hữu Toại, Cam Lộ, Quảng Trị)

Nội dung này được Luật sư Phạm Phùng Trọng Nghĩa - Công ty Luật hợp danh FDVN tư vấn như sau:

Trả lời: Theo quy định của pháp luật lao động, trường hợp bạn là thương binh (có giấy chứng nhận thương binh theo quy định) thì khi làm việc cho doanh nghiệp, ngoài các quyền lợi, nghĩa vụ theo quy định chung áp dụng đối với mọi đối tượng người lao động, bạn còn được hưởng các chính sách, quyền lợi dành riêng cho đối tượng là lao động là người tàn tật được quy định tại Mục III Bộ luật lao động (BLLĐ) và các văn bản liên quan.

Khoản 4 Điều 125 BLLĐ quy định thời giờ làm việc của người tàn tật không được quá bảy giờ một ngày hoặc 42 giờ một tuần. Theo đó, Công ty của bạn ký hợp đồng lao động với nội dung và yêu cầu thời gian làm việc đối với bạn 8 giờ/ngày là không đúng quy định của pháp luật.

Căn cứ khoản 2, 3 Điều 29 BLLĐ thì trong trường hợp một phần hoặc toàn bộ nội dung của hợp đồng lao động quy định quyền lợi của người lao động thấp hơn mức được quy định trong pháp luật lao động, thoả ước lao động tập thể, nội quy lao động đang áp dụng trong doanh nghiệp hoặc hạn chế các quyền khác của người lao động thì một phần hoặc toàn bộ nội dung đó phải được sửa đổi, bổ sung...Thanh tra lao động hướng dẫn và yêu cầu các bên sửa đổi, bổ sung cho phù hợp. Nếu các bên không sửa đổi, bổ sung thì Thanh tra lao động có quyền buộc huỷ bỏ các nội dung đó; quyền, nghĩa vụ và lợi ích của các bên được giải quyết theo quy định của pháp luật.

Ngoài ra, theo Điều 11 Nghị định của Chính phủ số 47/2010/NĐ - CP ngày 6.5.2010 quy định xử phạt hành chính về hành vi vi phạm pháp luật lao động, người sử dụng lao động nếu có hành vi vi phạm buộc làm việc quá 7 giờ trong một ngày hoặc 42 giờ trong một tuần đối với lao động là người tàn tật sẽ bị phạt tiền và phải thực hiện biện pháp khắc phục là phải bố trí thời gian nghỉ bù cho người lao động. Mức phạt tiền từ 300.000 đồng đến 20.000.000 đồng tương ứng với số lượng người lao động bị vi phạm.

Từ những quy định chúng tôi đã viện dẫn trên, bạn có thể yêu cầu Công ty thực hiện đúng các quy định của pháp luật lao động dành cho người tàn tật để bảo đảm quyền lợi cho bạn. Trường hợp Công ty không thực hiện, bạn có thể yêu cầu Cơ quan lao động có thẩm quyền hoặc khởi kiện ra Toà án để yêu cầu can thiệp giải quyết.

Luật sư Phạm Phùng Trọng Nghĩa

(Công ty Luật hợp danh FDVN, 193 Nguyễn Tri Phương, TP Đà Nẵng www.fdvn.vn)

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Vụ nhiều người nhập viện sau bữa ăn ở một hội nghị Hà Nội: Cảnh báo an toàn thực phẩm

Trong số 80 người dự tiệc tại Trung tâm Hội nghị đường Hoa Lan, phường Phúc Lợi, quận Long Biên, Hà Nội, 14 người nghi ngộ độc thực phẩm phải nhập viện, 2 người đã tử vong.
2024-12-21 22:15:00

Quảng Ninh: Hội thảo khoa học thúc đẩy động lực tăng trưởng phát triển kinh tế di sản của Quảng Ninh

Ngày 21/12, tại huyện Vân Đồn, Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản, Hội đồng Lý luận Trung ương và Tỉnh ủy Quảng Ninh đồng tổ chức Hội thảo khoa học “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về thúc đẩy động lực tăng trưởng mới - góc nhìn từ thực tiễn phát triển kinh tế di sản của tỉnh Quảng Ninh”.
2024-12-21 19:31:32

Hải Phòng giao lưu nghệ thuật ‘Sáng mãi phẩm chất bộ đội cụ Hồ’

Nhân kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), Đài PT&TH Hải Phòng phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự Thành phố tổ chức giao lưu chương trình nghệ thuật “Sáng mãi phẩm chất bộ đội cụ Hồ” vào tối 20/12, tại Cung Văn hóa hữu nghị Việt - Tiệp.
2024-12-21 17:06:05

Sóc Sơn: Hơn 1.000 đặc sản vùng miền quy tụ tại Lễ hội mua sắm năm 2024

Tối 20/12, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch TP Hà Nội phối hợp với UBND huyện Sóc Sơn tổ chức Lễ hội mua sắm năm 2024. Đây là chương trình kích cầu mua sắm, tiêu dùng lớn nhất trong năm tại huyện Sóc Sơn.
2024-12-21 15:05:14

80 năm Quân đội Nhân dân Việt Nam: Truyền thống hào hùng, sự nghiệp vẻ vang

Sáng 20/12, tại Trung tâm Hội nghị quốc gia, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944-22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989-22/12/2024).
2024-12-21 08:00:00

Triển Lãm Quốc phòng Quốc tế 2024: “Nâng tầm quốc phòng Việt Nam lên một bước mới”

Triển lãm Quốc phòng Quốc tế 2024 đã chính thức khai mạc, thu hút sự chú ý của hơn 50 quốc gia trên thế giới, trong đó có nhiều cường quốc quân sự lớn như Mỹ, Nga, Trung Quốc, Đức, Ấn Độ, Israel... Sự kiện này không chỉ là một dịp quan trọng để giới thiệu và trưng bày các thành tựu công nghiệp quốc phòng, mà còn mang tầm vóc quốc tế, thể hiện sự vươn lên mạnh mẽ của Việt Nam trong lĩnh vực quốc phòng.
2024-12-21 02:34:58
Đang tải...