Thông tin kinh tế, tài chính ngày 16/6/2021: Kịch bản rủi ro sắp tới của thị trường bất động sản

2021-06-16 07:28:13 0 Bình luận
Giá vàng hôm nay 16/6: Tăng nhẹ chờ tín hiệu mới. Sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 16/6. Sở hữu kho tiền mặt gần 2 tỷ USD, VNPT bỏ túi hơn 7 tỷ đồng tiền lãi mỗi ngày. Bất động sản toàn cầu có dấu hiệu giống bong bóng năm 2008. HSBC cảnh báo rủi ro lĩnh vực bất động sản.

Giá vàng hôm nay 16/6: Tăng nhẹ chờ tín hiệu mới

Giá vàng hôm nay 16/6 trên thị trường quốc tế tăng nhẹ sau khi Mỹ công bố tổng mức bán lẻ trong tháng 5 giảm 1,3%.

Khoảng 6h ngày 16-6 (theo giờ Việt Nam), giá vàng hôm nay của thế giới giao dịch tại 1.860 USD/ounce, giảm thêm 6 USD/ounce sau khi đã giảm 12 USD/ounce vào phiên giao dịch hôm trước.

Trước đó, do giá vàng thế giới từ 9 giờ đến 17 giờ ngày 15-6 tăng vài USD/ounce nên giá vàng SJC tại Việt Nam tăng theo 50.000 đồng/lượng, chốt cuối ngày tại 57,2 triệu đồng/lượng. Như thế, giá vàng trong nước cao hơn giá vàng thế giới quy đổi 5,7 triệu đồng/lượng.

Ghi nhận của Hòa Nhập lúc 1h15 ngày 16/6 (giờ Việt Nam), giá vàng thế giới niêm yết trên Kitco tiếp tục giảm 9,4 USD so với phiên liền trước, xuống còn 1857.5 USD/ounce.

Giá vàng SJC trong nước vẫn cố thủ trên ngưỡng 57 triệu. Trong phiên đóng cửa gần nhất (chiều 15/6) giá vàng SJC đồng loạt được điều chỉnh tăng nhẹ tại nhiều hệ thống cửa hàng kinh doanh, sau nhiều diễn biến chậm trong ngày. Tại công ty VBĐQ Sài Gòn, chi nhánh TP. Hồ Chí Minh, giá vàng SJC đồng loạt điều chỉnh tăng 50.000 đồng/lượng cho cả chiều mua vào - bán ra, niêm yết tại 56,60 - 57,20 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).

Tại Hà Nội, hệ thống Bảo tín Minh Châu giữ nguyên giá mua vàng SJC, nhưng giá bán được điều chỉnh tăng 80.000 đồng/lượng so với phiên mở cửa buổi sáng, hiện niêm yết tại 56,66 - 57,13 triệu đồng/lượng. Giá vàng 999,9, thương hiệu vàng Rồng Thăng Long cũng giảm mạnh niêm yết tại 52,73 - 53,33 triệu đồng/lượng. Giá vàng trang sức giao dịch tại 52,00 - 53,10 triệu đồng/lượng.

Dữ liệu kinh tế của Mỹ trong thời gian gần đây cho thấy áp lực lạm phát tại nước này ngày càng tăng. Một số nhà phân tích nhận định lạm phát đi lên sẽ tác động tiêu cực đến giá vàng. Bởi lẽ, khi lạm phát gia tăng, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) phải thắt chặt chính sách tiền tệ, giảm việc cung ứng 120 tỉ USD mỗi tháng nhằm thu mua các loại giấy tờ có giá để hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua dịch bệnh và tăng lãi suất cơ bản nhằm kiềm chế lạm phát.

Có lẽ vì thế mà thị trường lo ngại USD tăng giá trong thời gian tới. Giá vàng sẽ rơi vào hoàn cảnh bất lợi. Từ đó, không ít nhà đầu tư nghĩ việc nắm giữ vàng có thể rủi ro. Biểu hiện rõ nhất là trong phiên giao dịch kéo dài từ đêm 14 đến rạng sáng 15-6, một số quỹ đầu tư đã bán hơn 4 tấn vàng. Động thái này kéo theo nhiều nhà đầu tư khác giảm số lượng vàng nắm giữ. Thế nên, giá vàng hôm nay lao xuống dốc.

Giao dịch trên thị trường cho thấy đầu ngày 15-6, giá vàng thế giới biến động quanh mức 1.865 – 1.870 USD/ounce trong nhiều giờ liên tiếp. Thế nhưng, khi những nỗi lo Fed thay đổi chính sách tiền tệ ngày càng lan rộng, nhiều người đã rút vốn ra khỏi thị trường vàng.

Giá vàng vì thế rơi một mạch 20 USD/ounce, từ 1.870 USD/ounce xuống còn 1.850 USD/ounce. Tiếp đến, giá vàng thế giới bật tăng trở lại nhưng do sức mua yếu nên đến 6 giờ ngày 15-6, giá vàng hôm nay chỉ leo lên 1.860 USD/ounce.

Sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 16/6

* DXG: Nhóm cổ đông lớn nước ngoài của CTCP Tập đoàn Đất Xanh (DXG – HOSE) do Dragon Capital quản lý đã có thông báo bán ra tổng cộng hơn 5,07 triệu cổ phiếu DXG trong ngày 08/6. Qua đó, giảm sở hữu chung của cả nhóm xuống còn hơn 76,5 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 14,77%.

* NBB: Ngày 24/6 là ngày giao dịch không hưởng quyền nhận cổ tức đợt 1 năm 2020 của CTCP Năm Bảy Bày (NBB – HOSE), ngày đăng ký cuối cùng là 25/6. Theo đó, cổ tức sẽ được trả bằng tiền mặt theo tỷ lệ 16%, thanh toán bắt đầu từ ngày 24/9/2021.

* HII: CTCP An Tiến Industries (HII – HOSE) thông qua việc triển khai phát hành hơn 4,8 triệu cổ phiếu để tăng vốn từ nguồn vốn chủ sở hữu (cổ phiếu thưởng) theo tỷ lệ 100:15 (cổ đông sở hữu 100 cổ phiếu được nhận thêm 15 cổ phiếu mới). Thời gian thực hiện dự kiến trong tháng 7/2021.

* IMP: SK Investment Vina III Pte. Ltd, cổ đông lớn của CTCP Dược phẩm Imexpharm (IMP – HOSE) đã mua vào hơn 3,45 triệu cổ phiếu IMP trong ngày 10/6 theo phương thức thỏa thuận. Sau giao dịch, cổ đông trên đã nâng sở hữu tại IMP lên hơn 19,48 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 29,22%.

* VDS: Ông Nguyễn Hoàng Hiệp, cá nhân đầu tư đã mua vào 17 triệu cổ phiếu của CTCP Chứng khoán Rồng Việt (VDS – HOSE), tương ứng tỷ lệ 17% trong ngày 10/6. Trước giao dịch, ông Hiệp chưa nắm giữ bất kỳ cổ phiếu VDS nào.

* HAH: Samarang Ucits - Samarang Asian Prosperity, cổ đông lớn của CTCP Vận tải và Xếp dỡ Hải An (HAH – HOSE) đã bán ra hơn 340.000 cổ phiếu HAH trong ngày 14/6. Sau giao dịch, cổ đông trên đã giảm sở hữu tại HAH xuống còn hơn 2,04 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 4,31%.

* SFG: Ngày 24/6 là ngày giao dịch không hưởng quyền nhận cổ tức năm 2020 của CTCP Phân bón Miền Nam (SFG – HOSE), ngày đăng ký cuối cùng là 25/6. Theo đó, cổ tức sẽ được trả bằng tiền mặt theo tỷ lẹ 2,5%, thanh toán bắt đầu từ ngày 25/7/2021.

* NHA: Tổng CTCP Đầu tư Phát triển Nhà và Đô thị Nam Hà Nội (NHA – HOSE) thông qua việc phát hành 350.000 cổ phiếu ESOP. Thời gian thực hiện trong ngày 24/6/2021.

* HDC: Ngày 28/6 là ngày giao dịch không hưởng quyền nhận cổ tức năm 2020 của CTCP Phát triển nhà Bà Rịa – Vũng Tàu (HDC – HOSE), ngày đăng ký cuối cùng là 29/6. Theo đó, cổ tức sẽ được trả bằng cổ phiếu theo tỷ lệ 25% (cổ đông sở hữu 100 cổ phiếu được nhận 25 cổ phiếu mới), tương ứng HDC sẽ phát hành thêm hơn 16,62 triệu cổ phiếu mới trong đợt này.

* VCG: Tổng CTCP Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (VCG – HOSE) thông qua việc góp vốn bổ sung 600 tỷ đồng vào Công ty TNHH MTV Vianconex Xây dựng để tăng vốn điều lệ của Công ty con này lên 800 tỷ đồng. Bên cạnh đó, VCG cũng góp vốn bổ sùn 620 tỷ đồng vào Công ty TNHH MTV Vinaconex Đầu tư, qua đó, nâng vốn điều lệ tại Vinaconex Đầu tư lên lên 1.500 tỷ đồng. Thời gian thực hiện trong quý II, III/2021.

* GIL: Ngày 14/6, HĐQT CTCP Sản xuất Kinh doanh Xuất nhập khẩu Bình Thạnh (GIL – HOSE) thông qua việc góp vốn 180 tỷ đồng vào CTCP Khu công nghiệp Gilimex Vĩnh Long, tương ứng tỷ lệ sở hữu 30%/Vốn điều lệ của Gilimex Vĩnh Long.

* TVB: Công ty TNHH MTV Tùng Trí Việt, cổ đông của CTCP Chứng khoán Trí Việt (TVB – HNX) đã mua vào 1 triệu cổ phiếu TVB từ ngày 07/6 đến 09/6. Sau giao dịch, cổ đông trên đã nâng sở hữu tại TVB lên hơn 3,63 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 5,11%.

* BII: Ông Đỗ Thành Nhân, Ủy viên HĐQT CTCP Louis Holdings (BII – HNX) đã mua bất thành 4 triệu cổ phiếu BII đăng ký mua từ ngày 19/5 đến 10/6. Như vậy, sau giao dịch, ông Nhân vẫn chỉ đang nắm giữ hơn 7,95 triệu cổ phiếu BII, tỷ lệ 13,79%.

Sở hữu kho tiền mặt gần 2 tỷ USD, VNPT bỏ túi hơn 7 tỷ đồng tiền lãi mỗi ngày

Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) vừa công bố báo cáo các chỉ tiêu tài chính năm 2020.

Theo đó, doanh thu hợp nhất tập đoàn năm 2020 là 50.515 tỷ đồng, giảm gần 2.000 tỷ đồng so với năm 2019. 

Tập đoàn VNPT sở hữu kho tiền mặt lên tới gần 1,9 tỷ USD

Tập đoàn VNPT sở hữu kho tiền mặt lên tới gần 1,9 tỷ USD

VNPT báo lãi trước thuế đạt 7.054 tỷ đồng, giảm gần 100 tỷ đồng so với năm 2019. 

Báo cáo tài chính của doanh nghiệp cũng cho biết tổng tài sản hợp nhất của VNPT tại thời điểm 31/12/2020 ghi nhận gần 99.240 tỷ đồng.

Khoản tiền mặt, đầu tư tài chính ngắn hạn này đem về cho VNPT gần 2.700 tỷ đồng lợi nhuận tài chính mỗi năm. Tương đương, mỗi ngày VNPT thu về số tiền lãi hơn 7 tỷ đồng.

Trước đó, VNPT cũng đã công bố báo cáo chế độ tiền lương, thưởng của doanh nghiệp trong năm 2020.

Theo báo cáo này, số người lao động của VNPT năm 2020 là 22.842 người, trong khi đó quỹ tiền lương của doanh nghiệp này trong năm 2020 là 6.838 tỷ đồng.

Mức lương bình quân của người lao động tại VNPT năm 2020 là 24,95 triệu đồng/người/tháng.

Với vị trí quản lý (gồm: thành viên HĐTV, kiểm soát viên, tổng giám đốc, phó tổng giám đốc và kế toán trưởng), trong năm 2020, VNPT có 10,6 người. Những vị trí này có mức thu nhập bình quân năm 2020 lên tới 117,66 triệu đồng.

Bất động sản toàn cầu có dấu hiệu giống bong bóng năm 2008

Theo Bloomberg Economics, giá bất động sản trên khắp thế giới đang vọt lên theo cách chưa từng thấy từ sau khủng hoảng tài chính năm 2008.

Theo bảng dữ liệu của Bloomberg Economics, New Zealand, Canada, Thụy Điển là 3 thị trường bất động sản có nguy cơ bong bóng nhất thế giới. Anh và Mỹ cũng ở trong nhóm 10 nước đứng đầu về rủi ro.


Bảng xếp hạng nguy cơ bong bóng bất động sản tại các nước của Bloomberg Economics.

"Một ly cocktail gồm một loạt các "nguyên liệu" đang đẩy giá nhà lên mức chưa từng có trên toàn thế giới", nhà kinh tế học Niraj Shah viết trong báo cáo. Các nguyên liệu đó gồm: Lãi suất thấp kỷ lục, kích thích tài khóa chưa từng có; tiền tiết kiệm sẵn có được mang đi gửi ngân hàng; lượng nhà ở hạn chế và kỳ vọng về sự phục hồi mạnh mẽ của nền kinh tế toàn cầu; những người làm việc tại nhà cần thêm không gian và các chính phủ ưu đãi thuế cho người mua nhà...

Danh sách của Bloomberg Economics tổng hợp 5 chỉ báo để ước tính "xếp hạng bong bóng" cho một số quốc gia. Theo đó, thứ hạng cao cho thấy nguy cơ điều chỉnh càng cao.

Trong 5 chỉ báo, tỷ lệ giá trên giá thuê nhà và giá trên thu nhập giúp đánh giá tính bền vững của việc tăng giá, còn tốc độ tăng của giá nhà xác định xu hướng hiện tại. Các quốc gia thuộc nhóm OECD có tỷ lệ giá cao hơn mức ở cuộc khủng hoảng năm 2008.

Niraj Shah cho rằng khả năng vỡ bong bóng là chưa rõ ràng dù các chỉ số rủi ro tăng lên. Bởi lãi suất vẫn ở mức thấp, các tiêu chuẩn cho vay hiện tại cũng siết chặt hơn trước đây và các nước cũng sẽ có chính sách vĩ mô để đảm bảo an toàn. Ông dự đoán thay vì sụp đổ, thị trường bất động sản sẽ hạ nhiệt trong giai đoạn sắp tới.

Tuy nhiên, rủi ro trở nên lớn hơn khi giá nhà đồng loạt tăng như ở chu kỳ hiện tại. "Khi chi phí đi vay bắt đầu tăng và các biện pháp rộng hơn được áp dụng để bảo vệ sự ổn định tài chính, thị trường bất động sản sẽ đối mặt với một bài kiểm tra quan trọng", nhà kinh tế học này viết.

HSBC cảnh báo rủi ro lĩnh vực bất động sản

HSBC khuyến nghị thận trọng với tín dụng vào bất động sản, khi lĩnh vực này vừa góp phần quan trọng vào GDP nhưng cũng có không ít rủi ro.

Báo cáo định kỳ tháng 6 của HSBC vừa công bố cho biết, giá nhà ở các thành phố lớn của Việt Nam tiếp tục tăng hai năm qua, nhất là ở phân khúc xa xỉ.

Năm ngoái, giá căn hộ xa xỉ tăng 9% so với mức tăng 4-5% ở phân khúc trung cấp, bình dân. Thị phần phân khúc xa xỉ và hạng sang tăng từ dưới 30% trong tổng số bán ra năm 2019, lên hơn 70% năm 2020.

Mặc dù dòng vốn FDI rót vào bất động sản tháng 5 tăng hơn 200% so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng về tổng thể, phần lớn nguồn vốn ngoại vẫn chủ yếu tập trung vào lĩnh vực sản xuất. Do vậy, có thể suy ra, giá bất động sản tăng chủ yếu do nhà đầu tư trong nước. "Cũng như nhiều quốc gia khác, đây là kết quả của chính sách tiền tệ nới lỏng tạo điều kiện giảm lãi suất và thanh khoản dồi dào", báo cáo của HSBC nhận định.


Bất động sản khu Nam TP HCM tháng 2/2021. Ảnh: Quỳnh Trần.

Thực tế, tăng trưởng tín dụng trong lĩnh vực bất động sản đã tăng lên 15% trong tháng 1 và 2 so với cùng kỳ năm ngoái, vượt ngưỡng mục tiêu 12% của Ngân hàng Nhà nước. Đến giữa tháng 4, tổng tăng trưởng tín dụng đã đạt trên 15% so với cùng kỳ năm ngoái.

Trung tuần tháng 4, Ngân hàng Nhà nước kêu gọi các ngân hàng thương mại tăng cường hoạt động kiểm soát rủi ro, thông báo đẩy mạnh các biện pháp kiểm soát chặt tín dụng đổ vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro, trong đó có bất động sản.

Theo HSBC, trong trường hợp cần thiết, Ngân hàng Nhà nước vẫn có thể áp dụng những biện pháp kiểm soát chặt hơn. "Cơ quan quản lý vẫn phải thận trọng cân bằng giữa việc kiểm soát chặt chẽ và hạn chế tín dụng vào bất động sản, với giảm thiểu rủi ro trước mắt do Covid-19 gây ra đối với ngành này", báo cáo nhận định.

Nói cách khác, Ngân hàng Nhà nước đang phải cân bằng giữa việc vừa hạn chế tín dụng đổ vào bất động sản nhưng cũng phải vừa giúp ngành này giảm thiểu tác động từ đại dịch. Bởi đây vẫn là một nguồn đóng góp ngày càng nhiều cho tăng trưởng chung, vào khoảng 8% GDP. HSBC dự đoán, giá nhà tăng lên sẽ kìm hãm khả năng Ngân hàng Nhà nước tiếp tục cắt giảm lãi suất.

Tóm lại, HSBC cho rằng việc các cơ quan chức năng quan ngại khả năng thị trường nhà ở có thể không còn là một nhân tố trọng yếu của nền kinh tế, và vì thế giám sát chặt thị trường bất động sản trong nước là một "tín hiệu đáng khích lệ".

Ngoài những mối nguy trước mắt, HSBC cho rằng tiến độ triển khai tiêm chủng cũng là một vấn đề đáng quan ngại. Việt Nam mới chỉ nhận 2,9 triệu liều vaccine và chỉ 1% dân số được tiêm, tương đối thấp trong khu vực.

Chỉ số nhà quản trị mua hàng ngành sản xuất giảm nhẹ từ 54,7 trong tháng 4 xuống 53,1 trong tháng 5, những chỉ số phụ bắt đầu yếu đi. Sản lượng, đơn đặt hàng mới, và đơn hàng xuất khẩu mới đều tăng chậm nhất trong 3 tháng, trong khi thiếu hụt nhân công khiến số lượng đơn hàng chờ tăng đột biến.

Báo cáo kết luận, dù dữ liệu tháng 5 tương đối ổn định, đợt bùng dịch thứ tư đang có dấu hiệu trở thành trở ngại lớn nhất từ trước tới giờ. Không chỉ gây ra những rủi ro đáng kể cho sự phục hồi mới đây của thị trường lao động và tiêu dùng cá nhân, nó còn ảnh hưởng đến ngành sản xuất và giao thương quốc tế.

Giá heo hơi xuống thấp nhất 2 năm

Giá heo hơi nhiều khu vực hiện giảm 3.000-5.000 đồng mỗi kg (tương đương 5-7%) so với tuần trước, xuống còn 60.000-68.000 đồng, thấp nhất 2 năm qua.

Khảo sát của phóng viêncho thấy, giá heo hơi tại miền Bắc hiện xuống quanh 66.000-68.000 đồng một kg. Cụ thể, Nam Định, Thái Bình và Ninh Bình đang cùng giao dịch tại mốc 68.000 đồng một kg. Còn Yên Bái, Thái Nguyên, Hà Nam, Vĩnh Phúc, Tuyên Quang và Bắc Giang, giá thu mua chỉ 66.000 đồng một kg.

Miền trung, giá heo cũng giảm thêm 2.000 đồng so với tuần trước về mức 66.000-67.000 đồng một kg. Trong đó, thấp nhất là Bình Định, Đăk Lăk với giá chỉ 65.000-66.000 đồng.

Với khu vực miền Nam, giá heo cũng rớt từ 69.000 đồng hôm 1/6 xuống còn 65.000 đồng (14/6). Đặc biệt, với heo loại 2 giá chỉ còn 60.000 đồng một kg.

Tại Công ty cổ phần Chăn nuôi C.P Việt Nam, đơn vị có nguồn cung heo chiếm gần 20% tổng nguồn heo cả nước cũng cho biết giá heo hơi đã giảm thêm 3.000 đồng xuống còn 65.500 đồng một kg so với hồi đầu tháng.


Trang trại nuôi heo tại miền Nam. Ảnh: Vissan.

Trao đổi với báo chí, ông Anh, hộ chăn nuôi ở Đồng Nai thông tin, nguồn cung heo hiện khá dồi dào nên đẩy giá đi xuống. Ông cho biết vừa xuất chuồng 100 con heo thịt với giá 65.000 đồng một kg. "Với chi phí nguyên liệu đầu vào tăng cao thì mỗi kg heo hơi hiện chỉ lời khoảng 5.000-7.000 đồng", ông Anh nói và cho biết, đây cũng là mức thấp kỷ lục trong vòng 2 năm qua.

Chuyên thu mua heo ở Long An, ông Giàu cho hay, heo đã giảm thêm 3.000 đồng một kg so với đầu tháng và giảm 5.000 đồng so với tháng trước đó xuống còn 69.000 đồng với heo loại 1 và 65.000 đồng với heo loại 2.

Cũng theo ông Giàu, sắp tới giá heo sẽ còn đi xuống vì nguồn cung dồi dào, trong khi sức mua giảm vì dịch bệnh. Nhiều trường học đóng cửa nên giảm 100% nhu cầu ở nhóm này. Còn nhóm nhà hàng, khách sạn cũng sụt tới 50% do giãn cách xã hội.

Báo cáo của Chợ đầu mối Nông sản Thực phẩm Hóc Môn cho thấy, bình quân mỗi đêm nhập vào 3.900-4.200 con. Đặc biệt, những ngày gần đây hàng về chợ dồi dào, đêm nào cũng trên 4.200 con, có đêm hơn 4.500 con.

Theo thống kê, đầu tháng 6 giá heo hơi loại 1 về chợ ở mức 68.500 đồng một kg, nay còn 65.500 đồng một kg, giảm 3.000 đồng mỗi kg. Còn với hàng loại 2 từ 63.000 đồng xuống còn 60.000 đồng một kg. Đây cũng là lần đầu tiên sau hai năm giá heo hơi về chợ ở mức 60.000 đồng một kg.

Một cảng Trung Quốc ngừng nhập khẩu hàng đông lạnh Việt Nam.

Doanh nghiệp quản lý cảng Trạm Giang (Trung Quốc) sẽ ngừng nhập khẩu thực phẩm đông lạnh của 11 quốc gia bao gồm Việt Nam từ 20/6 đến 15/7.

Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thuỷ sản Việt Nam cho biết, do diễn biến phức tạp của Covid-19 tại Quảng Đông (Trung Quốc), nhiều thành phố thuộc tỉnh này như Thâm Quyến, Quảng Châu, Phật Sơn, Trạm Giang... đã tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch tại cảng biển.

Riêng tại cảng Trạm Giang, doanh nghiệp quản lý, vận hành cảng là Công ty cổ phần Tập đoàn cảng Trạm Giang đã quyết định dừng tiếp nhận hàng đông lạnh, chủ yếu là thủy sản từ 11 quốc gia: Ấn Độ, Việt Nam, Pakistan, Bangladesh, Bhutan, Myanmar, Lào, Thái Lan, Campuchia, Mông Cổ từ 20/6 đến 15/7.

Quyết định này được đưa ra tại cuộc họp giữa doanh nghiệp trên với đại diện một số hiệp hội và khoảng 30 công ty hoạt động trong lĩnh vực nhập khẩu, logistics... tại cảng Trạm Giang hôm 3/6.

Trước đó, Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thuỷ sản Việt Nam đã nhận được thông tin qua website của tờ báo Undercurrentnews.

"Đây là quyết định của doanh nghiệp quản lý, vận hành cảng. Cho tới nay chưa thấy quy định tương tự nào của cơ quan quản lý Quảng Đông hoặc Chính phủ Trung Quốc về việc này", Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thuỷ sản Việt Nam cho biết.

Cơ quan này cho rằng, quyết định trên không nhằm vào riêng Việt Nam mà cả hàng đông lạnh của các nước châu Á hoặc Đông Nam Á có nhiều giao dịch tại cảng. Lý do chính là năng lực lưu thông, bốc dỡ hàng hóa của cảng bị ảnh hưởng do triển khai các biện pháp tăng cường công tác phòng dịch cho nhân viên, công nhân làm việc tại cảng.

Để tránh các khó khăn, vướng mắc trong quá trình xuất khẩu thủy sản vào cảng Trạm Giang, Cục đề nghị các doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu chủ động nắm bắt thông tin, theo dõi tình hình và có biện pháp ứng phó. Đồng thời, doanh nghiệp phải thực hiện nghiêm các hướng dẫn về điều kiện an toàn thực phẩm và phòng chống Covid-19 khi xuất khẩu hàng hoá.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Thành lập Câu lạc bộ Thể thao người khuyết tật TP Thái Nguyên

Ngày 28/3, tại TP Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên; Hội Người khuyết tật TP Thái Nguyên tổ chức Lễ ra mắt Câu lạc bộ Thể thao người khuyết tật.
2024-03-28 17:48:00

Về thăm chùa cổ Kiên Lao - Sùng Phúc tự

Chùa Kiên Lao (Sùng Phúc tự) ở làng Kiên Lao, xã Xuân Kiên (Xuân Trường, Nam Định) là một trong những danh lam cổ tự của vùng đất “Địa linh, nhân kiệt”. Nơi đây Hòa thượng Thích Thiện Tri trụ trì là bậc hoằng pháp chân tu cùng Hội phật tử dốc lòng tâm huyết, luôn mang lại phúc lành cho mọi người dân và tín đồ phật tử muôn phương.
2024-03-28 16:04:55

Khám phá những đường chạy cực chất tại VPBank Can Tho Music Night Run 2024

Chính thức khởi tranh vào chiều tối 13/4, VPBank Can Tho Music Night Run 2024 sẽ đưa runner băng qua cung đường ấn tượng gắn kết với những địa danh đã đi vào huyền thoại của thủ phủ miền Tây Nam Bộ.
2024-03-28 13:59:17

T&T Group hợp tác quản lý vận hành "chuẩn Nhật Bản" tại dự án T&T City Millennia Long An

Công ty Cổ phần Thái Sơn Long An (đơn vị trong hệ sinh thái Tập đoàn T&T Group) và đối tác Nhật Bản – Tập đoàn Anabuki vừa ký kết hợp tác quản lý vận hành dự án T&T City Millennia tại Long An.
2024-03-28 13:53:20

Cao Bằng tổ chức khám sàng lọc cho đối tượng khuyết tật cơ quan vận động

Theo kế hoạch, trong 3 ngày đầu tháng 4/2024 Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Cao Bằng sẽ tổ chức khám sàng lọc cho đối tượng khuyết tật cơ quan vận động trên địa bàn.
2024-03-27 13:39:07

Dâng hương tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ

Ngày 20/3/2024, Công ty cổ phần quảng cáo Hà Thái, công ty TNHH quảng cáo Ngọc Hà là hai thành viên Hiệp hội Doanh nghiệp Thương binh và Người khuyết tật Việt Nam do ông Hà Đình Thái, Ủy viên ban chấp hành dẫn đoàn có chuyến viếng thăm, thắp hương tri ân các anh hùng liệt sỹ tại Nghĩa trang liệt sĩ A1.
2024-03-26 21:16:00
Đang tải...