Thủ tướng đặt vấn đề kỷ luật nếu không hoàn thành chỉ tiêu tăng trưởng
2017-06-03 10:28:18
0 Bình luận
“Ai là người chịu trách nhiệm từng chỉ tiêu tăng trưởng trong từng lĩnh vực?”, Thủ tướng đặt vấn đề việc xử lý kỷ luật nếu không làm tốt, không hoàn thành nhiệm vụ, trừ trường hợp bất khả kháng như thiên tai, nhân tai từng xảy ra trong năm 2016.
Sáng 3/6, tại trụ sở Chính phủ, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chính phủ họp phiên thường kỳ tháng 5/2017.
Phát biểu mở đầu phiên họp Thủ tướng cho biết chuyến thăm chính thức Hoa Kỳ vừa qua đạt nhiều kết quả tích cực. Tổng thống Donald Trump, Phó Tổng thống và các Bộ trưởng trong Chính phủ Hoa Kỳ đón tiếp đoàn đại biểu cấp cao của Chính phủ Việt Nam rất trọng thị và hội đàm cởi mở, thảo luận trực tiếp về nhiều vấn đề quan trọng.
“Xúc tiến đầu tư thương mại cũng rất lớn. Chưa bao giờ có trên 400 nhà đầu tư tổ chức một Gala Diner lớn để đón tiếp đoàn Việt Nam. Lần này chúng ta đã ký khoảng 12 tỷ USD với Hoa Kỳ, trong đó có nhiều giấy phép đầu tư rất quan trọng vào một số lĩnh vực, nhất là thiết bị chế tạo”, Thủ tướng cho biết. Tuyên bố chung đạt được trong chuyến thăm đã đề cập hết sức cụ thể nhiều lĩnh vực, kể cả cá tra, cá basa, trái cây…
Thủ tướng cho rằng kết quả của chuyến thăm, nhất là về thương mại, đầu tư và các lĩnh vực hợp tác khác là một tin vui trong tháng 5/2017.
Về tình hình kinh tế - xã hội tháng 5, Thủ tướng nhìn nhận có nhiều thuận lợi. Lạm phát tiếp tục được kiểm soát. Thu hút FDI tăng trưởng tốt. Dịch vụ, du lịch tăng. Việc tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp đạt nhiều kết quả khi “đây là tháng kỷ lục về việc thành lập doanh nghiệp mới (50.500 doanh nghiệp được thành lập trong những tháng đầu năm)”. Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế triển khai việc hoàn thuế giá trị gia tăng điện tử trên toàn quốc từ ngày 12/5 là một bước tiến lớn về cải cách thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp.
“Chính phủ đã chủ động, tích cực đổi mới thể chế. Tại kỳ họp Quốc hội lần này, lần đầu tiên chúng ta không còn nợ Quốc hội các báo cáo và đã chuẩn bị 13 luật trình Quốc hội kịp thời”, Thủ tướng nói.
Tuy nhiên, Thủ tướng nêu rõ vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức. Sản xuất công nghiệp tăng 5,7%, thấp hơn cùng kỳ. Giải ngân vốn đầu tư còn chậm. Nông nghiệp còn khó khăn. Nhập siêu lớn. Mặc dù số doanh nghiệp thành lập mới lớn nhưng vẫn còn nhiều doanh nghiệp rời bỏ thị trường, cho thấy doanh nghiệp còn gặp khó khăn. Trong lĩnh vực xã hội nổi lên nhiều vấn đề như sạt lở bờ sông ở miền Tây Nam Bộ, ảnh hưởng đời sống nhân dân hay vụ chết người khi chạy thận nhân tạo ở Hòa Bình. Thủ tướng cho biết đã yêu cầu Bộ Công an điều tra, xử lý nghiêm vụ việc này.
Thủ tướng nêu rõ nội dung chính của phiên họp này là “chúng ta làm gì để tăng trưởng đạt mục tiêu 6,7%, có làm được như Chỉ thị 24 ngày 2/6 không”? Điểm lại một số nhiệm vụ, những con số, chỉ tiêu cụ thể đề ra trong Chỉ thị 24 đối với từng ngành, từng lĩnh vực, Thủ tướng nêu rõ cần tổ chức thực hiện đến nơi, đến chốn.
Bàn con số cụ thể chứ không thể là lời văn chung chung
“Các thành viên Chính phủ cần tập trung đánh giá khó khăn, vướng mắc tại cuộc họp này. Đề xuất biện pháp tháo gỡ cụ thể, nhất là tháo gỡ các thủ tục ràng buộc, ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh. Cần tập trung tăng cường kiểm tra, đôn đốc các tập đoàn, tổng công ty, các địa phương”, Thủ tướng yêu cầu. “Giờ đã là tháng 6 rồi, việc kiểm tra, đôn đốc thực hiện các chủ trương của Trung ương, Quốc hội, Chính phủ càng phải gắt gao hơn với tất cả các cấp, các ngành”. Cần bàn các giải pháp để đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, giải ngân vốn đầu tư, một khâu yếu kém. Tăng trưởng trong quý này là bao nhiêu, vào lĩnh vực nào. Đẩy mạnh cổ phần hóa như thế nào khi còn 5 triệu tỷ đồng đang nằm trong doanh nghiệp Nhà nước. Chính sách tiền tệ, tài khóa, quản lý giá dịch vụ y tế, giáo dục trong tháng 6 thế nào để giữ ổn định kinh tế vĩ mô.
“Ai là người chịu trách nhiệm từng chỉ tiêu tăng trưởng trong từng lĩnh vực?”, Thủ tướng đặt vấn đề về việc xử lý kỷ luật nếu không làm tốt, không hoàn thành nhiệm vụ, trừ trường hợp bất khả kháng như thiên tai, nhân tai từng xảy ra trong năm 2016.
“Tóm lại, phiên họp này bàn về những con số, chứ không thể là lời văn chung chung, vô thưởng vô phạt”, Thủ tướng nhấn mạnh. “Chúng ta nói bài diễn văn rất dài nhưng con số đó có đi vào trong đời sống, vào nhiệm vụ chính trị của từng ngành, từng cấp, từng địa phương không”, vì thế cần cụ thể hơn nữa, cần những biện pháp khả thi hơn nữa. Đây là một yêu cầu đối với phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5 này.
Theo chương trình làm việc, Chính phủ sẽ nghe, thảo luận về dự thảo Nghị quyết của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công năm 2017, phương án phân bổ chỉ tiêu kế hoạch đầu tư công trung hạn 2016- 2020 (đợt 2); báo cáo chuyên đề về giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh một số ngành công nghiệp của Bộ trưởng Bộ Công Thương.
Phát biểu mở đầu phiên họp Thủ tướng cho biết chuyến thăm chính thức Hoa Kỳ vừa qua đạt nhiều kết quả tích cực. Tổng thống Donald Trump, Phó Tổng thống và các Bộ trưởng trong Chính phủ Hoa Kỳ đón tiếp đoàn đại biểu cấp cao của Chính phủ Việt Nam rất trọng thị và hội đàm cởi mở, thảo luận trực tiếp về nhiều vấn đề quan trọng.
Thủ tướng chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5/2017. Ảnh: VGP/Quang Hiếu |
“Xúc tiến đầu tư thương mại cũng rất lớn. Chưa bao giờ có trên 400 nhà đầu tư tổ chức một Gala Diner lớn để đón tiếp đoàn Việt Nam. Lần này chúng ta đã ký khoảng 12 tỷ USD với Hoa Kỳ, trong đó có nhiều giấy phép đầu tư rất quan trọng vào một số lĩnh vực, nhất là thiết bị chế tạo”, Thủ tướng cho biết. Tuyên bố chung đạt được trong chuyến thăm đã đề cập hết sức cụ thể nhiều lĩnh vực, kể cả cá tra, cá basa, trái cây…
Thủ tướng cho rằng kết quả của chuyến thăm, nhất là về thương mại, đầu tư và các lĩnh vực hợp tác khác là một tin vui trong tháng 5/2017.
Về tình hình kinh tế - xã hội tháng 5, Thủ tướng nhìn nhận có nhiều thuận lợi. Lạm phát tiếp tục được kiểm soát. Thu hút FDI tăng trưởng tốt. Dịch vụ, du lịch tăng. Việc tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp đạt nhiều kết quả khi “đây là tháng kỷ lục về việc thành lập doanh nghiệp mới (50.500 doanh nghiệp được thành lập trong những tháng đầu năm)”. Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế triển khai việc hoàn thuế giá trị gia tăng điện tử trên toàn quốc từ ngày 12/5 là một bước tiến lớn về cải cách thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp.
“Chính phủ đã chủ động, tích cực đổi mới thể chế. Tại kỳ họp Quốc hội lần này, lần đầu tiên chúng ta không còn nợ Quốc hội các báo cáo và đã chuẩn bị 13 luật trình Quốc hội kịp thời”, Thủ tướng nói.
Tuy nhiên, Thủ tướng nêu rõ vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức. Sản xuất công nghiệp tăng 5,7%, thấp hơn cùng kỳ. Giải ngân vốn đầu tư còn chậm. Nông nghiệp còn khó khăn. Nhập siêu lớn. Mặc dù số doanh nghiệp thành lập mới lớn nhưng vẫn còn nhiều doanh nghiệp rời bỏ thị trường, cho thấy doanh nghiệp còn gặp khó khăn. Trong lĩnh vực xã hội nổi lên nhiều vấn đề như sạt lở bờ sông ở miền Tây Nam Bộ, ảnh hưởng đời sống nhân dân hay vụ chết người khi chạy thận nhân tạo ở Hòa Bình. Thủ tướng cho biết đã yêu cầu Bộ Công an điều tra, xử lý nghiêm vụ việc này.
Thủ tướng nêu rõ nội dung chính của phiên họp này là “chúng ta làm gì để tăng trưởng đạt mục tiêu 6,7%, có làm được như Chỉ thị 24 ngày 2/6 không”? Điểm lại một số nhiệm vụ, những con số, chỉ tiêu cụ thể đề ra trong Chỉ thị 24 đối với từng ngành, từng lĩnh vực, Thủ tướng nêu rõ cần tổ chức thực hiện đến nơi, đến chốn.
Bàn con số cụ thể chứ không thể là lời văn chung chung
“Các thành viên Chính phủ cần tập trung đánh giá khó khăn, vướng mắc tại cuộc họp này. Đề xuất biện pháp tháo gỡ cụ thể, nhất là tháo gỡ các thủ tục ràng buộc, ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh. Cần tập trung tăng cường kiểm tra, đôn đốc các tập đoàn, tổng công ty, các địa phương”, Thủ tướng yêu cầu. “Giờ đã là tháng 6 rồi, việc kiểm tra, đôn đốc thực hiện các chủ trương của Trung ương, Quốc hội, Chính phủ càng phải gắt gao hơn với tất cả các cấp, các ngành”. Cần bàn các giải pháp để đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, giải ngân vốn đầu tư, một khâu yếu kém. Tăng trưởng trong quý này là bao nhiêu, vào lĩnh vực nào. Đẩy mạnh cổ phần hóa như thế nào khi còn 5 triệu tỷ đồng đang nằm trong doanh nghiệp Nhà nước. Chính sách tiền tệ, tài khóa, quản lý giá dịch vụ y tế, giáo dục trong tháng 6 thế nào để giữ ổn định kinh tế vĩ mô.
“Ai là người chịu trách nhiệm từng chỉ tiêu tăng trưởng trong từng lĩnh vực?”, Thủ tướng đặt vấn đề về việc xử lý kỷ luật nếu không làm tốt, không hoàn thành nhiệm vụ, trừ trường hợp bất khả kháng như thiên tai, nhân tai từng xảy ra trong năm 2016.
“Tóm lại, phiên họp này bàn về những con số, chứ không thể là lời văn chung chung, vô thưởng vô phạt”, Thủ tướng nhấn mạnh. “Chúng ta nói bài diễn văn rất dài nhưng con số đó có đi vào trong đời sống, vào nhiệm vụ chính trị của từng ngành, từng cấp, từng địa phương không”, vì thế cần cụ thể hơn nữa, cần những biện pháp khả thi hơn nữa. Đây là một yêu cầu đối với phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5 này.
Theo chương trình làm việc, Chính phủ sẽ nghe, thảo luận về dự thảo Nghị quyết của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công năm 2017, phương án phân bổ chỉ tiêu kế hoạch đầu tư công trung hạn 2016- 2020 (đợt 2); báo cáo chuyên đề về giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh một số ngành công nghiệp của Bộ trưởng Bộ Công Thương.
Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binh và người khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.
Theo VGP