Tin tức miền Tây 13/4: Nồng ấm Tết Quân Dân mừng Chôl Chnăm Thmây

2023-04-13 18:07:31 0 Bình luận
Tết Quân Dân mừng Chôl Chnăm Thmây thật sự là ngày hội lớn của đồng bào Khmer, thể hiện tình đoàn kết, gắn bó keo sơn giữa chính quyền, quân và dân các dân tộc trên địa bàn thành phố...

Tết Quân Dân mừng Chôl Chnăm Thmây thể hiện tình đoàn kết giữa các dân tộc

Tối 12/4, Ban Tổ chức Tết Quân Dân mừng Chôl Chnăm Thmây 2023 tổ chức chương trình nghệ thuật và bế mạc các hoạt động tại xã Định Môn, huyện Thới Lai, TP Cần Thơ.

Ông Trần Việt Trường phát biểu chúc mừng Chôl Chnăm Thmây 2023. Ảnh: Báo Cần Thơ.

Phát biểu tại buổi lễ, ông Trần Việt Trường, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố chúc các Hòa thượng, Thượng tọa, Đại đức, Sư sãi, Achar, chức sắc, chức việc, cán bộ, công chức, viên chức, cán bộ, chiến sĩ đón Tết cổ truyền của dân tộc Khmer vui tươi, phấn khởi, đoàn kết, an toàn và tiết kiệm. Đồng thời, khẳng định Tết Quân Dân mừng Chôl Chnăm Thmây là mô hình hay, sự kiện hết sức ý nghĩa, thể hiện tình đoàn kết giữa các dân tộc.

Tết Quân Dân mừng Chôl Chnăm Thmây thật sự là ngày hội lớn của đồng bào Khmer, là ngày vui chung của quân và dân TP Cần Thơ, thể hiện tình đoàn kết, gắn bó keo sơn giữa chính quyền, quân và dân các dân tộc trên địa bàn thành phố.

Ông Trần Việt Trường mong các Hòa thượng, Thượng tọa, Đại đức, Sư sãi, Achar, chức sắc, chức việc thời gian tới tiếp tục tuyên truyền, vận động đồng bào dân tộc Khmer tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước; nêu cao ý chí tự lực, tự cường, ra sức học tập nâng cao trình độ về mọi mặt; nâng cao ý thức cảnh giác, phòng, chống âm mưu phá hoại của các thế lực thù địch; chấp hành và thực hiện tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước... Qua đó góp phần chung tay xây dựng TP Cần Thơ đến năm 2030 trở thành “Thành phố sinh thái, văn minh, hiện đại, mang đậm bản sắc văn hóa sông nước vùng ĐBSCL”.

Kiên Giang: Ra chỉ thị khẩn về đầu tư công năm 2023

Ông Lâm Minh Thành - Chủ tịch UBND tỉnh vừa ký ban hành chỉ thị về việc triển khai thực hiện kế hoạch đầu tư công năm 2023. Theo đó yêu cầu thực hiện nghiêm các quy định trong đấu thầu, giải quyết dứt điểm các trường hợp khiếu nại, kiến nghị trong đấu thầu.

Quảng trường trung tâm TP Phú Quốc một trong những dự án đầu tư công của tỉnh Kiên Giang. Ảnh Hữu Tuấn.

Năm 2022, tỉnh đã giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công đạt 89,71% kế hoạch, cao nhất trong 02 năm kế hoạch trung hạn giai đoạn 2021-2025.

Năm 2023, quyết tâm thực hiện hoàn thành kế hoạch đầu tư công, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. UBND tỉnh yêu cầu Giám đốc (Thủ trưởng) các sở, ban, ngành tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố; Giám đốc (Thủ trưởng) các chủ đầu tư, Ban Quản lý dự án cùng các cơ quan, đơn vị có liên quan thực hiện nghiêm túc một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm.

Thực hiện nghiêm các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương như Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 06 tháng 01 năm 2023 của Chính phủ và các chỉ đạo Ban Thường vụ Tỉnh ủy, UBND tỉnh về giải ngân vốn đầu tư công năm 2023; phải xem giải ngân vốn đầu tư công là nhiệm vụ chính trị trọng tâm của cơ quan, đơn vị mình. Yêu cầu Giám đốc (Thủ trưởng) các sở, ban, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố và các chủ đầu tư, Ban Quản lý dự án phải đề ra các giải pháp và ban hành kế hoạch cụ thể nhằm kịp thời chấn chinh, khắc phục ngay những tồn tại, hạn chế trong năm 2022 và triển khai tốt kế hoạch đầu tư công năm 2023.

Đồng thời, chị thị yêu cầu UBND các huyện, thành phố khẩn trương phê duyệt danh mục dự án đầu tư phân bổ chi tiết kế hoạch đầu tư công năm 2023 theo hướng có trọng tâm, trọng điểm, không dàn trải, manh mún và đúng quy định của Luật Đầu tư công nhất là đối với các Chương trình mục tiêu quốc gia; hoàn thành việc tổng hợp danh mục chi tiết lên Hệ thống đầu tư công của tỉnh theo đúng quy định hiện hành.

Chủ động phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính rà soát các nguồn vốn thuộc kế hoạch đầu tư công năm 2022 được phép kéo dài thời gian thực hiện, giải ngân sang năm 2023. Rà soát điều chuyển vốn các công trình không hiệu quả, chưa thực sự cần thiết sang các công trình cấp thiết khác, đảm bảo đạt các chỉ tiêu. Thực hiện các hồ sơ, thủ tục trình cấp thẩm quyền theo quy định đối với các dự án đã hết thời gian thực hiện đầu tư nhưng chưa hoàn thành.

Kiên quyết xử lý những công trình sai phạm trên Núi Sập

Liên quan đến các công trình xây dựng sai phạm trên Núi Sập (thị trấn Núi Sập, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang), chiều 13/4, trao đổi với PV Báo CAND, ông Dương Ngọc Lắm, Chủ tịch UBND huyện Thoại Sơn cho biết, cơ quan chức năng đã tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính về hành vi xây dựng không phép đối với 2 công trình, còn đối với công trình xây dựng trái phép liên quan đến ông Trương Văn Thành (chùa Duyên Phước Tự) thì chủ nhân tự nguyện tháo dỡ.

Công trình của bà Trần Kiều Mai Diễm Phước trong trạng thái cửa đóng then cài. (Ảnh chụp ngày 13/4). Ảnh: Báo Công an nhân dân.

Cụ thể, trong 2 công trình bị lập biên bản vi phạm hành chính có công trình của bà Trần Kiều Mai Diễm Phước (hộ khẩu thường trú tại TP Long Xuyên, An Giang). Theo dư luận tại địa phương cho biết, đây là công trình của ông Beo, một chủ doanh nghiệp tại TP Long Xuyên. Công trình này cách “biệt thự bốc thuốc, cứu người” khoảng 300m, bên trái hướng lên Núi Sập, được thiết kế xây dựng theo kiểu biệt thự nghỉ dưỡng, với hàng rào như “vạn lý trường thành” bằng đá vĩnh cửu có chiều dài 52m, rộng 30m.

Phía sau cánh cửa sắt là căn nhà kiên cố có kết cấu cột bê tông, mái ngói, ốp gỗ xung quanh; bên trong nhà bày biện máy điều hòa, bàn ghế gỗ... rất khang trang. Đặc biệt dù là căn nhà được xây dựng không phép, trên phần đất đồi núi thuộc quản lý của Nhà nước nhưng lại được lắp đặt đồng hồ điện…

Công trình thứ 2 bị lập biên bản vi phạm hành chính là của bà Nguyễn Thị Lệ (hộ khẩu thường trú tại TP Long Xuyên, An Giang), công trình này nằm cách chân Núi Sập khoảng 200m, đối diện chùa Linh Sơn, đang xây dựng dang dở. Công trình có chiều ngang 23m, rộng 5m, được bao bọc bằng hàng rào lưới B40; bên trong có một phủ thờ ngang 9m, dài 5m. Hiện, công trình này đang bị đình chỉ xây dựng.

Chủ tịch UBND huyện Thoại Sơn khẳng định: “Lãnh đạo tỉnh đã chỉ đạo, huyện ủy, UBND huyện sẽ kiên quyết xử lý, làm hết trách nhiệm, không bao che, không giấu giếm. Những vấn đề vượt thẩm quyền xử lý, huyện sẽ báo cáo tỉnh, tỉnh sẽ hỗ trợ xử lý”.

Bạc Liêu: Trao 96 suất học bổng Vừ A Dính và “Vì Hoàng Sa, Trường Sa thân yêu” 

Mới đây, tại tỉnh Bạc Liêu, Nguyên Phó Chủ tịch nước Trương Mỹ Hoa, Chủ tịch Quỹ học bổng Vừ A Dính, Chủ nhiệm Câu lạc bộ “Vì Hoàng Sa - Trường Sa thân yêu” phối hợp với Tỉnh đoàn, Sở Giáo dục và Ðào tạo tỉnh Bạc Liêu tổ chức lễ trao học bổng cho học sinh dân tộc thiểu số, vùng biển đảo, con cán bộ, quân nhân chuyên nghiệp bộ đội biên phòng, học sinh bị ảnh hưởng dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh.

Nguyên Phó Chủ tịch nước Trương Mỹ Hoa trao học bổng cho học sinh. Ảnh: Báo Cần Thơ.

Theo đó, Ban tổ chức và nhà tài trợ trao 35 suất học bổng Vừ A Dính cho các em học sinh dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn; 35 suất học bổng “Vì Hoàng Sa, Trường Sa thân yêu” cho các em học sinh là con của gia đình ngư dân có hoàn cảnh khó khăn; Câu lạc bộ “Vì Hoàng Sa, Trường Sa thân yêu” cũng trao 20 suất học dành riêng cho con em cán bộ, quân nhân chuyên nghiệp bộ đội Biên phòng Bạc Liêu. Mỗi suất học bổng có giá trị 1 triệu đồng. Ngoài ra, Ban tổ chức còn trao 6 suất học bổng “Vòng tay nhân ái” cho các em học sinh mồ côi do dịch bệnh COVID-19, mỗi suất học bổng là 6 triệu đồng.

Vĩnh Long: Hơn 890 tỉ đồng xây dựng đường tỉnh 907

UBND tỉnh Vĩnh Long vừa phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình đường tỉnh 907 (giai đoạn 2) thuộc địa bàn huyện Vũng Liêm, Mang Thít, với tổng mức đầu tư 891,9 tỉ đồng từ vốn ngân sách địa phương, triển khai thực hiện từ năm 2023-2025.

Ảnh minh họa.

Tuyến đường có tổng chiều dài 36,2km, nền đường rộng 7,5m, mặt đường rộng 5,5m tải trọng thiết kế 10 tấn. Ngoài ra trên tuyến đường còn xây dựng mới 16 cầu bê tông cốt thép (tải trọng HL93, mặt cầu rộng 8m), 58 cống tròn ngang đường có đường kính 1-1,2m, 1 bến phà ngang sông Măng Thít và các hạng mục công trình hạ tầng kỹ thuật giao thông khác.

Dự án nhằm kết nối đồng bộ với tuyến đường này đã được đầu tư giai đoạn 1, tạo tính kết nối liên vùng thuộc khu vực 3 huyện Trà Ôn, Vũng Liêm và Mang Thít; kết hợp phát triển giao thông với thủy lợi tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, đi lại của người dân, đáp ứng nhu cầu lưu thông, vận chuyển hàng hóa, nâng chất tiêu chí giao thông, thủy lợi trong xây dựng nông thôn mới và thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Những hình ảnh xúc động trong đợt lũ lụt ở các tỉnh miền Bắc

Hình ảnh lực lượng chức năng không quản hiểm nguy để đưa từng người dân ra khỏi những ngôi nhà bị ngập đến nóc ở điểm nóng ngập lụt như Thái Nguyên, Yên Bái, Lào Cai và các địa phương khác khiến hàng triệu người xúc động.
2024-09-12 00:15:34

Cần quan tâm hơn nữa đến nhà ở cho người có công

Theo Bộ Xây dựng, hiện nay số liệu các hộ gia đình người có công với cách mạng có khó khăn về nhà ở trên cả nước vẫn phát sinh hàng năm. Do vậy, các địa phương cũng như nhiều cử tri kiến nghị Nhà nước tiếp tục ban hành chính sách mới để thực hiện hỗ trợ về nhà ở cho các hộ người có công với cách mạng trong thời gian tới.
2024-09-11 16:49:46

Chung tay khắc phục hậu quả mưa lũ

Tại cuộc họp của Bộ Chính trị, Ban Bí thư nhằm chỉ đạo việc tập trung khắc phục hậu quả mưa lũ do ảnh hưởng của bão Yagi và chủ động ứng phó với mưa lũ, sạt lở đất chiều 9/9, Tổng Bí thư -Chủ tịch nước Tô Lâm nhấn mạnh đến sự cần thiết huy động sự chung tay của toàn xã hội, tổ chức trong cuộc vận động quyên góp hỗ trợ người dân, doanh nghiệp các địa phương bị ảnh hưởng của mưa bão. Đồng thời, cần phát huy vai trò của lực lượng quân đội, công an tham gia cứu trợ nhân dân, chuyển tận tay đến người dân những nhu yếu phẩm cần thiết.
2024-09-11 16:11:44

Mỹ Đức (Hà Nội): Chủ động ứng phó với ngập úng sau bão số 3

Chiều 10/9, đồng chí Nguyễn Anh Dũng - TUV, Bí thư Huyện uỷ Mỹ Đức đã trực tiếp đi kiểm tra, nắm bắt tình hình và chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả sau cơn bão số 3 tại các xã Hợp Tiến, Hợp Thanh, An Phú là những địa phương có nguy cơ ngập úng sau bão. Đồng thời chỉ đạo các địa phương tập trung cao độ và huy động cả hệ thống chính trị khắc phục hậu quả của cơn bão số 3 một cách nhanh nhất và hiệu quả nhất, đồng chí cũng nêu lên một số tình huống về công tác ứng phó khi nước lũ đổ về sau bão.
2024-09-11 15:43:00

Lũ trên sông Tích, sông Nhuệ, sông Hồng tiếp tục dâng cao

Mưa tiếp tục diễn ra trên diện rộng, mực nước nhiều sông lên cao. Tại nhiều địa phương trên địa bàn Hà Nội, công tác di dời người, tài sản vẫn đang được khẩn trương tổ chức.
2024-09-11 15:31:50

Ban hành Công điện số 92/CĐ-TTg về việc tập trung khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ sau bão

Ngày 10/9/2024, Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 92/CĐ-TTg về việc tập trung khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ sau bão.
2024-09-11 08:57:06
Đang tải...