Trường chuyên: Cần đường “cao tốc” riêng cho học sinh có năng lực
2019-07-01 19:56:29
0 Bình luận
Có thể ví trường chuyên giống như những đường “cao tốc”. Với những học sinh có năng lực đặc biệt thì phải xây dựng cho các em đường cao tốc riêng, không thể đi chung làn đường với các em khác.
Môi trường phù hợp chính là sự công bằng
Mỗi người sinh ra đều có năng lực khác nhau. Và ngay trong cùng một loại năng lực thì cũng có sự khác biệt. Sự công bằng, bình đẳng chính là tạo ra một môi trường phù hợp với năng lực của mỗi học sinh.
Với những em có năng khiếu vượt trội về toán, không thể ghép học với các em có năng lực vượt trội về ngôn ngữ. Các em có “gia tốc” tầm số 6, 7, thậm chí có năng lực vượt trội hơn cả giáo viên, mà lại chỉ cho chạy ở số 1, 2, học như các bạn bình thường thì sẽ rất chán nản, gây mất trật tự trong lớp.
Việc dạy học theo cá thể hóa, là đích hướng tới. Tuy nhiên, hiện tại, khi giáo dục chưa thể cá thể hóa, đến được với từng cá nhân, thì cũng phải hướng tới một tập hợp nhất định nào đó.
Mô hình trường chuyên theo tôi là cần thiết. Có thể ví trường chuyên giống như những đường “cao tốc”. Với những học sinh có năng lực đặc biệt, cần phải xây dựng cho các em những đường cao tốc riêng. Các em không thể đi chung làn đường với những em khác.
Tuy nhiên, không phải là hệ thống trường chuyên như hiện tại.
Bất cập của hệ thống trường chuyên hiện tại
Hệ thống trường chuyên hiện tại của ta có khá nhiều bất cập. Bất cập đầu tiên, đó là về mục tiêu.
Mục tiêu của trường chuyên hiện tại, chỉ còn lại là thi đại học trong nước. Nếu mục tiêu chỉ là vậy thì theo tôi là không hề rõ ràng và rất tầm thường.
Nó cũng giống như chúng để cho vận động viên điền kinh nổi tiếng Usain Bolt chạy thi với một cậu bé 3 tuổi. Nếu như không đặt vấn đề về thành tích, thì cả cậu bé và Usain Bolt đều có thể thực hiện được. Chỉ khác nhau về mặt thời gian thực hiện.
Vậy nếu như chúng ta đặt mục tiêu cho học sinh chuyên chỉ là đại học trong nước thì thực tế cho thấy, có rất nhiều học sinh không học chuyên vẫn có thể đỗ, thậm chí là thủ khoa.
Còn nếu mục tiêu của trường chuyên là để đào tạo học sinh giỏi đi thi, lấy huy chương Quốc tế, thì ước tính có khoảng có 20 ngàn học sinh chuyên trên khắp cả nước hiện nay, giả sử mỗi một môn Toán, Lý, Hóa, Sinh đi thi, ta đạt khoảng 5 – 6 huy chương, thì con số đó là quá ít so với con số 20 ngàn học sinh kia.
Bất cập thứ hai, đó chính là vấn đề đào tạo. Trước đây, chúng ta có trường chuyên từ cấp 1, nhưng hiện tại, chỉ còn chuyên cấp 2 và cấp 3. Điều này, khiến chúng ta có thể bỏ lỡ đi việc phát hiện các tài năng thực sự từ khi các em còn nhỏ, chưa bị ảnh hưởng bởi một “công nghệ” luyện thi nào.
Tất nhiên, học thì cần phải ôn luyện, và thi cử càng cần ôn luyện. Nhưng nếu học sinh chỉ “cày” ở các lò luyện thi để vào được trường chuyên, ví dụ như với môn Toán, có thể chúng ta chỉ tuyển dụng được thợ làm toán, chứ không phải tài năng toán học thực sự.
Điều này cũng liên quan tới bất cập thứ 3 của trường chuyên hiện nay, đó là về vấn đề tuyển dụng.
Hiện tại, cách tuyển dụng vào trường chuyên là theo kiểu “cắt ngọn”. Học sinh chủ yếu được luyện giải các bài toán khó để thi vào trường, chứ không phải được đào tạo bài bản từ “gốc” đi lên.
Vừa rồi, dư luận cũng nói nhiều về điều kiện dự thi vào lớp 6 của trường THCS chuyên Amsterdam, Hà Nội với học bạ phải toàn điểm 10 những năm cuối cấp tiểu học. Tôi cho rằng, đó là một điều kiện có phần hơi nhảm nhí.
Thực tế, trong quá trình dạy học của tôi, tôi thấy, có những em dù được điểm 10 tuyệt đối những năm ở cấp tiểu học, nhưng khi tôi ra các bài tập kiểm tra lại chỉ được điểm 1, 2, tháng điểm 20 hoặc 40, thấp hơn rất nhiều so với các em không đạt điểm 10 như vậy.
Điểm 10, theo tôi chưa nói lên điều gì. Chưa kể, nó còn khuyến khích thêm cho bệnh thành tích. Hoặc làm nảy sinh những tiêu cực.
Thi vào chuyên, nếu cần một điều kiện sàng lọc, chỉ cần đạt ở mức điểm giỏi là được. Để đảm bảo cho một kỳ thi khách quan, có tính công bằng, thậm chí, nếu mạnh dạn, nếu điều kiện tuyển đầu vào càng thấp bao nhiêu, thì cơ hội có thể có được những tài năng thực sự càng cao bấy nhiêu. Quan trọng là cách ra đề, không phải là các bài toán khó, do học luyện thi mà có được. Mà ở sự sáng tạo, biết tư duy.
Hiến kế trường chuyên
Trước hết, theo tôi, chúng ta cần xây dựng trường chuyên từ cấp 1, với một hệ thống giáo án riêng biệt. Như đã nói, cần phải tạo một đường cao tốc riêng cho những em có năng lực thực sự. Những học sinh không thực sự giỏi, hoặc do “suất quan hệ” sẽ không thể nào theo được, sẽ tự đào thải.
Thứ hai, là cần xác định mục tiêu rõ ràng. Cần phải coi trường chuyên như bệ phóng để “xuất khẩu” tài năng, đi du học với một con số cụ thể nào đó, ít nhất cũng phải 60%.
Đất nước chúng ta, từ kinh tế tới giáo dục… hiện tại vẫn còn yếu kém, đó là thực tế không thể phủ nhận. Muốn phát triển nhanh thì cần đi tắt đón đầu. Và cách nhanh nhất, đó là đứng trên vai người khổng lồ. Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ các học sinh đi du học, hấp thu những thành quả về tri thức, khoa học công nghệ của các nước lớn, đem về phục vụ cho đất nước.
Thứ ba, là việc thi tuyển. Cần có cách thức ra đề để tuyển được những tài năng thực sự, chứ không phải những “thợ” như tôi đã nói. Khi tuyển các học sinh càng nhỏ tuổi, điều này sẽ càng dễ dàng.
Mỗi người sinh ra đều có năng lực khác nhau. Và ngay trong cùng một loại năng lực thì cũng có sự khác biệt. Sự công bằng, bình đẳng chính là tạo ra một môi trường phù hợp với năng lực của mỗi học sinh.
Với những em có năng khiếu vượt trội về toán, không thể ghép học với các em có năng lực vượt trội về ngôn ngữ. Các em có “gia tốc” tầm số 6, 7, thậm chí có năng lực vượt trội hơn cả giáo viên, mà lại chỉ cho chạy ở số 1, 2, học như các bạn bình thường thì sẽ rất chán nản, gây mất trật tự trong lớp.
Việc dạy học theo cá thể hóa, là đích hướng tới. Tuy nhiên, hiện tại, khi giáo dục chưa thể cá thể hóa, đến được với từng cá nhân, thì cũng phải hướng tới một tập hợp nhất định nào đó.
Mô hình trường chuyên theo tôi là cần thiết. Có thể ví trường chuyên giống như những đường “cao tốc”. Với những học sinh có năng lực đặc biệt, cần phải xây dựng cho các em những đường cao tốc riêng. Các em không thể đi chung làn đường với những em khác.
Tuy nhiên, không phải là hệ thống trường chuyên như hiện tại.
Các phụ huynh chờ con trong kỳ thi tuyển vào lớp 10 trước cổng trường THPT chuyên Amsterdam, Hà Nội. Ảnh: Mai Loan. |
Bất cập của hệ thống trường chuyên hiện tại
Hệ thống trường chuyên hiện tại của ta có khá nhiều bất cập. Bất cập đầu tiên, đó là về mục tiêu.
Mục tiêu của trường chuyên hiện tại, chỉ còn lại là thi đại học trong nước. Nếu mục tiêu chỉ là vậy thì theo tôi là không hề rõ ràng và rất tầm thường.
Nó cũng giống như chúng để cho vận động viên điền kinh nổi tiếng Usain Bolt chạy thi với một cậu bé 3 tuổi. Nếu như không đặt vấn đề về thành tích, thì cả cậu bé và Usain Bolt đều có thể thực hiện được. Chỉ khác nhau về mặt thời gian thực hiện.
Vậy nếu như chúng ta đặt mục tiêu cho học sinh chuyên chỉ là đại học trong nước thì thực tế cho thấy, có rất nhiều học sinh không học chuyên vẫn có thể đỗ, thậm chí là thủ khoa.
Còn nếu mục tiêu của trường chuyên là để đào tạo học sinh giỏi đi thi, lấy huy chương Quốc tế, thì ước tính có khoảng có 20 ngàn học sinh chuyên trên khắp cả nước hiện nay, giả sử mỗi một môn Toán, Lý, Hóa, Sinh đi thi, ta đạt khoảng 5 – 6 huy chương, thì con số đó là quá ít so với con số 20 ngàn học sinh kia.
Bất cập thứ hai, đó chính là vấn đề đào tạo. Trước đây, chúng ta có trường chuyên từ cấp 1, nhưng hiện tại, chỉ còn chuyên cấp 2 và cấp 3. Điều này, khiến chúng ta có thể bỏ lỡ đi việc phát hiện các tài năng thực sự từ khi các em còn nhỏ, chưa bị ảnh hưởng bởi một “công nghệ” luyện thi nào.
Tất nhiên, học thì cần phải ôn luyện, và thi cử càng cần ôn luyện. Nhưng nếu học sinh chỉ “cày” ở các lò luyện thi để vào được trường chuyên, ví dụ như với môn Toán, có thể chúng ta chỉ tuyển dụng được thợ làm toán, chứ không phải tài năng toán học thực sự.
Điều này cũng liên quan tới bất cập thứ 3 của trường chuyên hiện nay, đó là về vấn đề tuyển dụng.
Hiện tại, cách tuyển dụng vào trường chuyên là theo kiểu “cắt ngọn”. Học sinh chủ yếu được luyện giải các bài toán khó để thi vào trường, chứ không phải được đào tạo bài bản từ “gốc” đi lên.
Vừa rồi, dư luận cũng nói nhiều về điều kiện dự thi vào lớp 6 của trường THCS chuyên Amsterdam, Hà Nội với học bạ phải toàn điểm 10 những năm cuối cấp tiểu học. Tôi cho rằng, đó là một điều kiện có phần hơi nhảm nhí.
Thực tế, trong quá trình dạy học của tôi, tôi thấy, có những em dù được điểm 10 tuyệt đối những năm ở cấp tiểu học, nhưng khi tôi ra các bài tập kiểm tra lại chỉ được điểm 1, 2, tháng điểm 20 hoặc 40, thấp hơn rất nhiều so với các em không đạt điểm 10 như vậy.
Điểm 10, theo tôi chưa nói lên điều gì. Chưa kể, nó còn khuyến khích thêm cho bệnh thành tích. Hoặc làm nảy sinh những tiêu cực.
Thi vào chuyên, nếu cần một điều kiện sàng lọc, chỉ cần đạt ở mức điểm giỏi là được. Để đảm bảo cho một kỳ thi khách quan, có tính công bằng, thậm chí, nếu mạnh dạn, nếu điều kiện tuyển đầu vào càng thấp bao nhiêu, thì cơ hội có thể có được những tài năng thực sự càng cao bấy nhiêu. Quan trọng là cách ra đề, không phải là các bài toán khó, do học luyện thi mà có được. Mà ở sự sáng tạo, biết tư duy.
Hiến kế trường chuyên
Trước hết, theo tôi, chúng ta cần xây dựng trường chuyên từ cấp 1, với một hệ thống giáo án riêng biệt. Như đã nói, cần phải tạo một đường cao tốc riêng cho những em có năng lực thực sự. Những học sinh không thực sự giỏi, hoặc do “suất quan hệ” sẽ không thể nào theo được, sẽ tự đào thải.
Thứ hai, là cần xác định mục tiêu rõ ràng. Cần phải coi trường chuyên như bệ phóng để “xuất khẩu” tài năng, đi du học với một con số cụ thể nào đó, ít nhất cũng phải 60%.
Đất nước chúng ta, từ kinh tế tới giáo dục… hiện tại vẫn còn yếu kém, đó là thực tế không thể phủ nhận. Muốn phát triển nhanh thì cần đi tắt đón đầu. Và cách nhanh nhất, đó là đứng trên vai người khổng lồ. Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ các học sinh đi du học, hấp thu những thành quả về tri thức, khoa học công nghệ của các nước lớn, đem về phục vụ cho đất nước.
Thứ ba, là việc thi tuyển. Cần có cách thức ra đề để tuyển được những tài năng thực sự, chứ không phải những “thợ” như tôi đã nói. Khi tuyển các học sinh càng nhỏ tuổi, điều này sẽ càng dễ dàng.
Học trò của tôi cũng có nhiều các du học sinh. Nhiều em rất muốn quay trở về Tổ quốc làm việc. “Con không chê cha mẹ khó”, quê hương, dù có nghèo đói, lạc hậu… cũng vẫn là nơi chôn nhau cắt rốn, là chốn thiêng liêng đối với mỗi người. Nhà nước cần có những chính sách đãi ngộ, thu hút các nhân tài quay về quê hương, phục vụ đất nước.
Thầy giáo Trần Phương (cựu học sinh chuyên Toán, Đại học Tổng hợp Hà Nội)
Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binh và người khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.
PV