Về Tổng Gối nghe hát chèo Tàu

2019-07-11 02:45:00 0 Bình luận
HOANHAP.VN -Nói đến làn điệu Chèo ai cũng nhớ ngay điệu hát “i í i” của người dân Bắc bộ. Nhưng nói đến Chèo tàu thì chắc rằng rất ít ai được biết đến những cung bậc luyến láy của làn điệu diễn xướng hát đối, chỉ có những người dân sống ở xã Tân Hội, huyện Đan Phượng, Hà Nội hay những người may mắn về thăm đất này vào đúng những ngày lễ hội Chèo tàu mới có dịp được thưởng thức loại hình nghệ thuật văn hoá dân gian độc đáo này.
Cái lạ của điệu hát Chèo cổ là độc đáo ngay từ tên gọi: “Chèo tàu”- đã có rất nhiều người khi nghe thấy đã mường tượng rằng làn điệu này ảnh hưởng làn điệu hát dân gian của Trung Quốc, nhưng không phải vậy mà điệu chèo gắn liền với sự kiện lịch sử quê hương từ xa xưa. 

Xã Tân Hội xưa có tên gọi là Tổng Gối, gồm có 4 thôn là: Thượng Hội, Thúy Hội, Vĩnh Kỳ và Phan Long, nay thuộc huyện Đan Phượng ngoại thành Hà Nội. Tổng Gối vốn là vùng đất cổ thuộc châu thổ sông Hồng, vùng đất này có bề dày truyền thống lịch sử chống giặc ngoại xâm.

Tích xưa kể lại tướng Văn Dĩ Thành là một người con thuộc dòng dõi quan lại triều Trần, sinh ra ở vùng tổng Gối xưa. Là một người học rộng tài cao, thông thạo kinh sử, ông đã có công chiêu mộ binh lính, huấn luyện quân nhân chống lại giặc Minh. Dưới sự lãnh đạo tài tình của ông, quân giặc đã chịu nhiều tổn thất nặng nề. Sau khi ông hy sinh trên đất Tổng Gối, nhằm ca ngợi ân đức của tướng Văn Dĩ Thành, nhân dân tổng Gối đã sáng tạo ra loại hình nghệ thuật diễn xướng độc đáo Chèo tàu. Chèo tàu là điệu hát chèo thuyền, chở quân đi đánh giặc. Đội nghĩa binh áo đen của tướng Văn Dĩ Thành có cách đánh giặc sở trường đó là chèo thuyền trong đêm bí mật đánh quân địch. Và đội chèo thuyền ấy chính là các bà, các cô thông thạo sông nước. Những điệu hát được xướng lên từ những người phụ nữ như một sự ca ngợi về lòng dũng cảm, chịu thương, chịu khó của người con gái đất Tổng Gối. Chính vì vậy điều đặc biệt và lạ của chèo tàu là chỉ có nữ hát, nữ đóng giả nam trong các vai diễn như quản tượng có nhiệm vụ thổi tù và làm hiệu, đây là nét riêng rất độc đáo của chèo tàu. Đặc biệt và lạ hơn nữa là Chèo tàu kén cả “ con hát” chứ không phải người hát hay, gái xinh đẹp, duyên dáng cũng được tuyển vào đội hát, mà chỉ chọn con gái 13-16 tuổi sinh ra và lớn lên, có phẩm chất đạo đức tốt và là con của gia đình ít nhất ba đời gia giáo sống tại đất Tân Hội.



“Tháng giêng đóng đám ngoài đình
Trong dư năm tỉnh nức lòng người xem
Tướng cờ trương kiệu đôi bên
Giữa thì tàu hát bên thiềng đôi voi”

Câu hát chèo cổ này phần nào đã khắc họa nên khung cảnh của hội hát Chèo tàu tổng Gối xưa. Các cụ cao niên trong làng kể lại rằng, hội chèo tàu được tổ chức lần đầu tiên vào năm 1683 và thường niên 25 năm tổ chức một lần, diễn ra liên tục trong vòng một tháng. Hội cuối cùng được tổ chức vào năm 1922 và bị gián đoạn do chiến tranh. Đến năm 1998, hội được khôi phục lại, đến năm 2015 mới được tổ chức lớn. Hiện nay, hội chèo tàu được tổ chức từ ngày 13 đến ngày 15 tháng Giêng hàng năm, thu hút đông đảo người dân trong vùng tham dự.

Khâu chuẩn bị cho lễ hội được người dân các làng Thượng Hội, Thúy Hội, Vĩnh Ký, Phan Long phân công chuẩn bị kỹ từ trước đó rất lâu. Hai làng Thượng Hội và Thúy Hội mỗi làng làm một chiếc thuyền rồng bằng gỗ dài 4-5m, rộng khoảng 2m, ở giữa có một cái lọng, dưới có bánh xe bằng gỗ để đẩy đi được dễ dàng. Làng Vĩnh Kỳ và Phan Long mỗi làng làm một con voi bằng gỗ cao chừng 2,5m, dài gần 3m, có cắm cờ và lọng.



“Hời hỡi các bạn tàu ta
Nghe tiếng sênh ba thì ngoảnh mặt lại
Từ mũi chí lái, xếp mái cho đều
Nghe sênh hát gióng tay chèo khoan khoan...”.
( điệu chào tàu..)

Đặc sắc nhất trong lễ hội là màn hát Chèo tàu với các làn điệu đối đáp giữa hai “tàu” - là những chiếc thuyền rồng bằng gỗ được các thôn chuẩn bị sẵn. Đặc biệt, những con tàu này không được hạ thủy mà chỉ để chèo tượng trưng trên cạn. Mỗi tàu gồm 13 người gồm “bà chúa tàu”, 2 “cái tàu” và 10 “con tàu”. “Bà chúa tàu” khoảng 50 tuổi, phải là người giỏi múa hát, gia đình song toàn. “Cái tàu” và “con tàu” là gái thanh tân từ 13 - 16 tuổi, sinh ra và lớn lên trong gia đình gia giáo, bản thân ngoan ngoãn, hát hay, múa giỏi. Khi biểu diễn, “bà chúa tàu” đánh thanh la, 2 “cái tàu” lĩnh xướng và các “con tàu” hát họa theo. Ngoài ra, hát Chèo tàu không thể thiếu đôi tượng (voi) dựng phía sau mỗi tàu. Mỗi con voi có hai quản tượng là nữ cải trang thành nam.

Nội dung của các bài hát trong diễn xướng Chèo tàu là những bài hát riêng và những bài hát đối đáp của "tàu" và "tượng", đều nhằm ca ngợi công đức của Thành hoàng tổng Gối Văn Dĩ Thành. Hát Chèo tàu Tân Hội gồm 20 làn điệu, được chia thành các hình thức như: Hát trình, hát thuyền và hát bỏ bộ. Quy trình hát được thực hiện chặt chẽ theo thứ tự: Lễ trình, dâng hương, dâng rượu, bài tàu (hoặc bài tượng), hát bỏ bộ, hát các bài lý, hát ví... Điều đặc biệt là, tất cả các bài hát của nghệ thuật Chèo tàu cho đến nay vẫn được người dân Tân Hội giữ gìn nguyên vẹn lời ca cổ mà không hề bị pha tạp như nhiều loại hình diễn xướng dân gian khác hiện nay.


Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Quảng Ninh: Carnaval Hạ Long 2025 Kết nối di sản - Tiên phong tỏa sáng

Tối 1/5/2025, tại Quảng trường Sun Carnival thành phố Hạ Long, Carnaval Hạ Long 2025 với chủ đề “Kết nối di sản - Tiên phong tỏa sáng” đã diễn ra sôi động và ấn tượng.
2025-05-02 07:38:54

Chuyến tàu biển Nhật Bản với 1.700 du khách đầu tiên đến Quảng Ninh

Ngày 30/4/2025, tại Cảng tàu khách quốc tế Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh tổ chức Chương trình đón Đoàn khách du lịch trên tàu biển Pacific World do Công ty Peace Boat (Nhật Bản) quản lý điều hành, đưa khoảng 1.700 du khách (chủ yếu là khách Nhật Bản) đến Quảng Ninh.
2025-04-30 19:45:53

Quảng Ninh: Liên hoan Lân Sư Rồng Hạ Long mở rộng lần thứ 2 năm 2025

Tại Quảng trường 30/10 TP Hạ Long, sáng 30/4 - UBND thành phố Hạ Long đã tổ chức chương trình Liên hoan Lân Sư Rồng Hạ Long mở rộng lần thứ 2 năm 2025. Các đồng chí lãnh đạo tỉnh cùng đông đảo nhân dân địa phương và du khách đến dự và cổ vũ.
2025-04-30 19:33:05

Du khách chôn chân tại cửa khẩu Lạng Sơn

Cửa khẩu Lạng Sơn, bao gồm các cửa khẩu quan trọng như Hữu Nghị, Tân Thanh, Chi Ma, Cốc Nam, và Na Hình, là điểm nối quan trọng giữa Việt Nam và Trung Quốc, không chỉ cho giao thương hàng hóa mà còn cho du lịch.
2025-04-30 15:10:03

Toàn văn bài phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Lễ kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Tạp chí Điện tử Hòa Nhập trân trọng giới thiệu bài phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Lễ kỷ niệm, diễu binh, diễu hành 50 năm Ngày Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025).
2025-04-30 08:30:00

Bằng chất lượng ổn định Xi măng Long Sơn vươn tầm quốc tế

Từ nguồn nguyên liệu tốt nhất Việt Nam để sản xuất xi măng kết hợp với 4 dây chuyền đồng bộ, hiện đại có tổng công suất hơn 10,5 triệu tấn/năm. Công ty Xi măng Long Sơn luôn cung cấp các dòng sản phẩm chất lượng cao và ổn định đáp ứng yêu cầu và làm hài lòng khách hàng trong nước cũng như quốc tế.
2025-04-30 07:55:00
Đang tải...