Vì sao Việt Nam phải chi 6,4% GDP cho phòng chống dịch bệnh?

2015-11-15 14:40:53 0 Bình luận
TS BS Võ Xuân Sơn cho rằng theo Fobes, hiện nay, ngân sách dành cho y tế của Việt nam chiếm 6,4% GDP, thuộc hàng cao trên thế giới nếu tính theo tỉ lệ phần trăm GDP.
Họp hội nghị trực tuyến báo cáo, đánh giá công tác phòng chống dịch

Nhiều đại dịch xảy ra thời gian những năm gần đây đã phải "chào thua" ở Việt Nam, đó thực sự là niềm tự hào. Nhớ về ám ảnh những đại dịch đã qua, TS BS Võ Xuân Sơn - Giám đốc trung tâm y khoa EXSON chia sẻ đây thực sự là điều đáng mừng của ngành y tế Việt Nam, điều này một phần may mắn và một phần là nỗ lực, cố gắng của ngành y.

Báo điện tử Infonet.vn xin trân trọng giới thiệu bài viết của TS. BS Võ Xuân Sơn về công tác phòng chống dịch. Qua cái nhìn của ông, ngành y nước nhà đang thay đổi từng ngày.

"Hồi đó tôi còn sinh viên, thường hay trực tại phòng cấp cứu bệnh viện Chợ rẫy. Có một địa danh ám ảnh tôi suốt: Nông trường Sông Ray. Ngày nào tôi trực cũng gặp những ca sốt rét ác tính từ nông trường này chuyển về. 

Tôi còn nhớ cái phiếu xét nghiệm phết máu ngoại biên với câu trả lời gần như giống hệt nhau ở phần đầu Plasmodium falciparum, chỉ khác nhau số dấu cộng đằng sau. Và gần như ngày nào cũng có người chết vì sốt rét ác tính thể não. Có lúc tôi phải tự hỏi, sao ở đó có nhiều người đến như vậy.

Cũng vào những năm căng thẳng đó, một cậu em con của một người quen với gia đình tôi, bị sốt xuất huyết. Cậu ấy bị cô đặc máu và xuất huyết dưới da. Dịch truyền do các bệnh viện tự pha chế được rất ít, lại đang mùa dịch nên số lượng cho một người cũng rất hạn chế. Nhờ sự giúp sức của các đàn anh ở nhiều bệnh viện, chúng tôi “thu gom” được vài thùng dịch truyền từ khắp các chợ ở Sài gòn và vài tỉnh miền Tây. 

Đó là thời kì rất khó khăn, gia đình cậu em và cả gia đình tôi phải tập trung toàn lực về tài chính để trang trải các chi phí mua dịch truyền cho cậu ấy. Cậu em nằm phòng hồi sức với 3 đường truyền cắm vào hai tay và một chân, cùng với 2 kim rút nước từ màng phổi và màng bụng ra. Vậy mà máu vẫn cứ đặc quánh lại. 

Thế giới đã trải qua nhiều đại dịch. 100 năm trước đây, dịch cúm Tây Ban Nha trở thành đại dịch toàn cầu lớn nhất với 500 triệu người, tức một phần ba dân số thế giới vào thời điểm đó, nhiễm bệnh, làm khoảng 20-50 triệu người thiệt mạng. Một trận đại dịch có sức ảnh hưởng mạnh xảy ra vào năm 2009 là dịch cúm H1N1, lan ra tới 214 quốc gia, khiến 575.000 người nhiễm bệnh, trong đó, 18.000 người thiệt mạng.

Trận dịch cực kì nguy hiểm mà cả thế giới đang phải đối phó là dịch Ebola. Cho đến cuối tháng 10 năm 2015, theo Tổ chức Y tế Thế giới, đã có 28.575 người bị nghi là nhiễm bệnh, và 11.313 người tử vong. Ngân hàng thế giới dự đoán, rằng sẽ có 32,6 tỉ đô la được tiêu tốn cho bệnh dịch này tính cho đến thời điểm cuối năm nay. 

Theo Fobes, hiện nay, ngân sách dành cho y tế của Việt nam chiếm 6,4% GDP, thuộc hàng cao trên thế giới nếu tính theo tỉ lệ phần trăm GDP. Như vậy, với GDP cao nhất mà Việt nam đạt được là 186,2 tỉ USD (năm 2014), ngân sách dành cho toàn ngành y tế là 11 tỉ 917 triệu USD, bằng khoảng 1/3 chi phí cho một vụ dịch chưa phải là nghiêm trọng nhất, con số tử vong còn thua rất xa so với những bệnh khác như tim mạch, ung thư…

Hàng loạt những hệ lụy sẽ đến với chúng ta khi có một vụ dịch xảy ra. Ngoài những thiệt hại về nhân mạng và sức khỏe, dịch còn làm rối loạn các hoạt động xã hội, lan truyền tâm lí bất an, làm cho người dân hoảng loạn. Ngoài số tiền phải bỏ ra để chạy chữa cho những người bị bệnh, để dập tắt ổ dịch và ngăn không cho nó lan rộng, những thiệt hại kinh tế bắt nguồn từ dịch bệnh sẽ là vô cùng lớn.

Do vậy, phòng dịch luôn luôn là vấn đề cốt lõi mà ngành y tế của bất cứ nước nào cũng phải hướng tới. Một đồng bỏ ra cho phòng dịch có thể tiết kiệm cho ngân sách hàng trăm đồng dùng để chống dịch. Số tiền bỏ ra cho phòng dịch, trên thực tế chỉ là rất nhỏ so với số tiền phải bỏ ra để chống dịch nếu để dịch xảy ra. Ngoài ra, việc phòng dịch tốt sẽ làm giảm thiểu thiệt hại về nhân mạng, giảm thiểu thiệt hại về tinh thần, giảm thiểu bất ổn xã hội, và giảm thiểu các thiệt hại kinh tế mang tính dây chuyền. 

Một trong các nội dung của công tác phòng dịch là tiêm ngừa. Kể từ khi Pasteur phát minh ra vaccin, việc tiêm ngừa vaccin đã ngăn ngừa được rất nhiều dịch bệnh. Có những loại bệnh đã được thanh toán hoàn toàn trên thế giới, một số bệnh khác đang trong quá trình được xóa sổ. Việc tiêm vaccin phòng ngừa các bệnh dịch là biện pháp phòng dịch hiệu quả và ít tốn kém nhất hiện nay đối với đa số các loại bệnh.

Hiện nay, do điều kiện lưu thông dễ dàng, dịch bệnh có thể lan truyền trên phạm vi toàn cầu, việc phòng ngừa dịch bệnh phải thực hiện ở cấp độ toàn cầu. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã trở thành người lãnh đạo công tác phòng chống dịch bệnh trên toàn thế giới. Do đặc điểm khí hậu, văn hóa, đặc biệt là đặc điểm dịch tễ học và khả năng kinh tế của các khu vực khác nhau, nên mặc dù phòng chống dịch là công việc toàn cầu, nhưng với mỗi khu vực, WHO có cách thực hiện khác nhau. Mặc dù Nhà nước ta đã tập trung cho y tế tới 6,4% GDP, một tỉ lệ khá lớn, nhưng chúng ta không thể so bì với các nước khác, khi họ chi cho y tế tỉ lệ thấp hơn, nhưng số tiền trên đầu người lớn hơn ta gấp nhiều lần.

Ngoài vấn đề không để cho dịch bệnh xảy ra, việc phòng dịch còn phải chuẩn bị các phương án để hạn chế tối đa mức độ lây lan, dập tắt ngay các ổ dịch từ khi chúng còn rất nhỏ. Do vậy, việc dự trữ một số thuốc và phương tiện để đối phó với dịch bệnh có thể sẽ tiêu tốn một phần tiền của ngân sách. Và khi dịch bệnh không xảy ra, chúng ta phải hiểu rằng đó là do phòng dịch hiệu quả, do may mắn. Chính xác, đó là điều đáng vui mừng, chứ không phải ném tiền qua cửa sổ.

Ngoài những nỗ lực của ngành y tế, truyền thông đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong công tác phòng chống dịch bệnh. Cộng đồng cần phải hiểu rõ những khó khăn mà chúng ta đang gặp phải, và những giải pháp mà chúng ta đang áp dụng trong việc phòng chống dịch bệnh. Truyền thông cần truyền tải những thông tin chính xác, tránh gây tâm lí hoảng loạn trong xã hội, dẫn đến những hậu quả đáng tiếc như vụ dịch sởi năm nào."

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Hiệp hội người Hàn Quốc tại Hồ Chí Minh và Công ty TNHH K&P HASE ký biên bản ghi nhớ

Ngày 16/5/2024, tại số 47 Nguyễn Cư Trinh, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh diễn ra lễ kí kết biên bản ghi nhớ hợp tác giữa Công ty TNHH K&P HASE và Hiệp hội người Hàn Quốc tại HCM – Lãnh Sự Quán Hàn Quốc (Korean Association in HCMC).
2024-05-16 23:30:00

Hội nghị Trung ương 9: Chuẩn bị các văn kiện trình Đại hội XIV của Đảng

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu rõ, nội dung chương trình Hội nghị Trung ương lần này tuy không nhiều đầu việc, nhưng có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc hoàn thành nhiệm vụ chính trị của Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII chuẩn bị các văn kiện trình Đại hội XIV của Đảng và chỉ đạo chuẩn bị Đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng.
2024-05-16 15:54:13

Đảng ủy Khối DN Đống Đa sơ kết 3 năm Đề án nâng cao chất lượng chi bộ

Sáng 15/5, Đảng ủy Khối Doanh nghiệp quận Đống Đa sơ kết 3 năm thực hiện Đề án 11-ĐA/TU, ngày 6/12/2021 của Ban Thường vụ Thành ủy về “nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ thuộc Đảng bộ thành phố Hà Nội trong tình hình mới”
2024-05-15 16:08:53

Hà Nội: Đảng ủy Khối DN quận Đống Đa trao Huy hiệu 55 tuổi Đảng đợt 19/5

Sáng nay (15/5), Đảng Ủy Khối Doanh nghiệp quận Đống Đa trao tặng Huy hiệu 55 - 45 - 30 tuổi Đảng cho đảng viên nhân dịp 19/5 (kỷ niệm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh).
2024-05-15 12:52:28

Quy định về cấp sổ đỏ cho hộ gia đình đang sử dụng đất không có giấy tờ

Luật Đất đai số 31/2024/QH15 quy định cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất đối với trường hợp hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không có giấy tờ về quyền sử dụng đất mà không vi phạm pháp luật về đất đai, không thuộc trường hợp đất được giao không đúng thẩm quyền (Điều 138).
2024-05-15 12:04:12

Dragonfly phân phối độc quyền thương hiệu Titan tại thị trường Việt Nam

Chiều 14/5, Titan company Limited và Công ty TNHH Dragonfly Select Brands Việt Nam đã thực hiện ký kết hợp tác phân phối độc quyền thương hiệu đồng hồ Titan (Ấn Độ) tại thị trường Việt Nam.
2024-05-15 11:39:51
Đang tải...