Vietcombank được cấp tín dụng vượt khung sau khi 3 ngân hàng rút lui tại Dự án Nhiệt điện Quảng Trạch I

2021-05-29 11:20:00 0 Bình luận
Sau khi 3 ngân hàng là Vietinbank, BIDV, Agribank rút lui việc tài trợ vốn cho dự án Nhiệt điện Quảng Trạch I. Theo Quyết định 483/QĐ-TTg ban hành ngày 29/3/2021, Thủ tướng đồng ý để Vietcombank cấp tín dụng vượt giới hạn cho EVN thực hiện dự án Nhiệt điện Quảng Trạch I (thôn Vĩnh Sơn, xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình).

Nhà máy Nhiệt điện Quảng Trạch 1 sẽ được khởi công trong quý II/2021

Dự án nhà máy Nhiệt điện Quảng Trạch I do Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) làm chủ đầu tư có tổng mức đầu tư sau thuế là 42.022 tỉ đồng. Dự án có nhu cầu vay vốn 27.100 tỉ đồng, do một mình Vietcombank thu xếp sau khi 3 ngân hàng khác là Vietinbank, BIDV, Agribank rút lui.

Tuy nhiên, để cung cấp được số vốn này, Vietcombank cần được Thủ tướng đồng ý cấp tín dụng vượt khung bởi theo Luật Các tổ chức tín dụng, Vietcombank không thể cho EVN vay quá 15% vốn tự có của mình, quá 25% cho EVN và bên có liên quan. Uỷ ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp đã từng đưa kiến nghị này lên Thủ tướng hồi năm 2019.

Với quyết định mới đây của Thủ tướng, Vietcombank được xem xét cấp tín dụng vượt khung, giúp tăng hạn mức của EVN tại ngân hàng này lên 37.402 tỉ đồng, EVN và bên có liên quan lên 51.630 tỉ đồng.

Với việc một dự án nguồn điện đầu tiên của EVN được thu xếp 100% vốn vay từ ngân hàng trong nước và không có bảo lãnh của Chính phủ, đặc biệt lại là nhiệt điện than, ông Phạm Xuân Hòe, Nguyên Phó Viện trưởng Viện Chiến lược Ngân hàng, cho biết, ở góc độ kinh tế vĩ mô, nếu các ngân hàng tiếp tục “đổ” tiền vào các dự án nhiệt điện than sẽ đe dọa đến rủi ro của hệ thống tài chính.

Nguyên nhân là để xây dựng 1 nhà máy nhiệt điện 600 MW cần hơn 1 tỷ USD, mà vốn tự có của ngân hàng thương mại lớn nhất Việt Nam hiện nay chỉ hơn 3 tỷ USD. Trong khi đó, vốn từ các tổ chức tài chính được xem là một “vòi” bơm tiền quan trọng của nền kinh tế, chiếm tới 70% tổng tài sản, tài chính của nền kinh tế Việt Nam. Như vậy, nếu tiếp tục dồn tiền cho các dự án nhiệt điện than vay, hệ thống tài chính quốc gia sẽ bị ảnh hưởng.

Đối với Vietcombank, khi ngân hàng này “bơm” vốn “khủng” cho EVN sẽ phải đối diện với rủi ro chiến lược. Bởi theo ông Hòe, nếu một ngân hàng muốn vươn ra ngoài lãnh thổ Việt Nam buộc phải áp dụng các thông lệ quốc tế, tức doanh nghiệp phải tuân thủ tiêu chuẩn môi trường, xã hội và quản trị (ESG), như khi bỏ vốn đầu tư không được gây rủi ro về môi trường, không ảnh hưởng đến đời sống người dân…

“Theo đánh giá của Tổ chức Quốc tế bảo tồn thiên nhiên WWF, việc tuân thủ tiêu chuẩn ESG tại các ngân hàng thương mại Việt Nam còn rất thấp so với các ngân hàng trong khu vực ASEAN. Như vậy đến khi nào ngân hàng Việt Nam mới có thể trở thành tầm cỡ khu vực?”, ông Hòe đặt vấn đề.

Hiện nhiều tổ chức tài chính trên thế giới đã quyết định ngừng đổ vốn vào nhiệt điện than. Một báo cáo của Viện Phân tích kinh tế và tài chính năng lượng (IEEFA) cho biết, nhiều tổ chức tín dụng lớn (có tổng tài sản đang quản lý đạt trên 10 tỉ USD) tuyên bố ngừng, hoãn, hạn chế đầu tư cho điện than cũng như hoạt động hợp tác với các đối tác có tham gia sản xuất điện than. Danh sách này đến nay đã đạt tới con số 132 và được dự báo sẽ còn tiếp tục tăng.

Cùng với đó, gần 700 nhà đầu tư trên thế giới cũng đang đề nghị các chính phủ lên kế hoạch loại bỏ dần nhiệt điện than bằng việc chấm dứt hoàn toàn trợ cấp cho nguyên liệu hóa thạch và đánh thuế phát thải.

Do vậy, theo ông Hòe, Vietcombank hay các ngân hàng vẫn đang rót vốn cho các dự án nhiệt điện than sẽ phải đối mặt với rủi ro về uy tín, bởi xu thế hiện nay, các cổ đông chiến lược và cổ đông nhỏ lẻ của ngân hàng hay kể cả người gửi tiền đang có xu thế thoái vốn khỏi các định chế tài chính cho vay nhiều vào nhiệt điện than.

Mặc dù các nhà đầu tư Việt Nam hiện nay ít quan tâm đến chỉ số trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp niêm yết, nhưng đối với nhà đầu tư nước ngoài, họ quá hiểu câu chuyện này. Đối với một nhà đầu tư nước ngoài, người ta bỏ tiền mua trái phiếu của một ngân hàng, người ta phải đánh giá lại xem doanh nghiệp có thực hiện trách nhiệm với xã hội hay không.

“Hiện giá cổ phiếu của doanh nghiệp ngân hàng đang rất hot, nhưng rất có thể khi thị trường minh bạch hơn, yếu tố trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp được nhà đầu tư quan tâm nhiều hơn, sẽ là câu chuyện khác”, ông Hòe nhấn mạnh và không quên cảnh báo, lãnh đạo ngân hàng Vietcombank phải tiếp cận với xu thế của thế giới để có quyết định thông minh hơn khi đầu tư vào các dự án nhiệt điện than.

Dự án Nhà máy nhiệt điện Quảng Trạch 1 gồm 2 tổ máy có quy mô công suất 2x600MW thuộc Trung tâm điện lực Quảng Trạch (Quảng Bình). Dự án ban đầu do Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) làm chủ đầu tư, nhưng sau đó PVN bàn giao cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) theo chỉ đạo vào tháng 10/2016.

Tháng 9/2017, Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã điều chỉnh và phê duyệt dự án, với tổng mức đầu tư là hơn 42 nghìn tỷ đồng.

Theo quy hoạch điện VII, kế hoạch phát điện Tổ máy số 1 và số 2 tương ứng là các năm 2021 và 2022. Tuy nhiên, những vướng mắc về thủ tục và vốn khiến dự án có khả năng chậm trễ.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Ông Trần Thanh Mẫn được phân công điều hành Quốc hội

Ủy ban Thường vụ Quốc hội phân công ông Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cho đến khi kiện toàn được chức danh Chủ tịch Quốc hội khóa XV theo quy định.
2024-05-02 18:49:22

Mô hình vườn mẫu ở xã Quảng Tiên đang được nông dân hưởng ứng

Xã Quảng Tiên đã chú trọng vận động nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, cải tạo vườn tạp, áp dụng khoa học - kỹ thuật để xây dựng vườn mẫu. Đây là giải pháp thiết thực không chỉ tạo cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp, giúp góp phần nâng cao thu nhập, đời sống của người dân.
2024-05-02 15:30:00

Kiểm lâm tỉnh Quảng Bình áp dụng công nghệ để quản lý, bảo vệ rừng

Tỉnh Quảng Bình là địa phương có diện tích rừng lớn. Để kịp thời theo dõi diễn biến tài nguyên rừng, thời gian qua, ngành kiểm lâm tỉnh đã từng bước ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong quản lý, bảo vệ rừng.
2024-05-02 14:25:00

Lễ thượng cờ ‘Thống nhất non sông’ bên bờ Hiền Lương - Bến Hải

Sáng ngày 30/4, tỉnh Quảng Trị tổ chức lễ Thượng cờ "Thống nhất non sông" lá cờ Tổ quốc được kéo lên tại kỳ đài Di tích Hiền Lương - Bến Hải trong tiếng nhạc "Tiến quân ca" khiến nhiều người xúc động.
2024-04-30 14:05:00

Du khách trên sông Nho Quế tăng cao dịp lễ, CSGT căng sức điều tiết thuyền bè

Đội CSGT - TT Công an huyện Mèo Vạc đã triển khai nhiều giải pháp đảm bảo an toàn giao thông dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5.
2024-04-30 01:24:14

Đồng Nai: Bị thổi nồng độ cồn, 'ma men' đốt xe chuyên dụng của CSGT

Vì có hành vi vi phạm nồng độ cồn nên một người đàn ông đã bị tổ công tác của lực lượng CSGT giữ lại. Điều đáng nói là sau đó người đàn ông này đã phóng hoả đốt xe chuyên dụng của cảnh sát.
2024-04-29 18:14:10
Đang tải...