Vốn Ngân hàng An Giang: Cho vay doanh nghiệp thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu

2023-07-10 08:58:42 0 Bình luận
Những năm qua, An Giang đã thực hiện nhiều giải pháp cho vay vốn doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất, nhập khẩu (XNK) qua biên giới, tạo động lực phát triển bền vững kinh tế - xã hội góp phần đưa tốc độ tăng tổng sản phẩm (GRDP) của tỉnh 6 tháng đạt 6,5%, xếp thứ 4/13 tỉnh, thành phố vùng ĐBSCL.

Kết quả này có sự đóng góp của hệ thống ngân hàng An Giang trong việc tập trung cho vay vốn đầu tư hỗ trợ doanh nghiệp XNK hàng hóa, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics và thương nhân biên giới tiếp cận vay vốn ngân hàng.

Gạo của Tập đoàn Lộc Trời xuống tàu xuất khẩu. Ảnh Trọng Triết

 

Lợi thế phát triển dịch vụ logistics

An Giang với lợi thế có đường biên giới tiếp giáp Vương quốc Campuchia dài gần 100km và 5 cửa khẩu thực hiện thông quan hàng hóa, được xem là đầu mối giao thông quan trọng, kết nối các tỉnh, thành phố khu vực ĐBSCL, TP. Hồ Chí Minh với Campuchia và các nước trong khối ASEAN. Việc phát triển hệ thống logistics là rất cần thiết và phù hợp với xu thế phát triển. Tỉnh lộ 957 được nâng cấp, mở rộng kết hợp tuần tra biên giới, cứu hộ, cứu nạn và ngăn lũ, tạo điều kiện thuận lợi trao đổi hàng hóa và liên kết vùng. Bên cạnh đó, Dự án tuyến đường bộ cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng có điểm đầu giao với Quốc lộ 91, TP. Châu Đốc và điểm cuối tại khu vực cảng Trần Đề (Sóc Trăng) đã khởi công. Khi dự án hoàn thành góp phần hoàn chỉnh kết cấu hạ tầng khu vực, thúc đẩy phát triển hoạt động logistics.

Cùng với các quy hoạch được phê duyệt, tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều doanh nghiệp đầu tư phát triển trên nhiều lĩnh vực, như: Công nghiệp, thương mại, dịch vụ, xuất nhập khẩu, hậu cần logistics... Từ đó, góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Bên cạnh đó, An Giang có 2 trung tâm thương mại, 7 siêu thị, 90 cửa hàng tiện lợi và 189 chợ được phân hạng; 45 chi nhánh, địa điểm kinh doanh, kho hàng hóa. Năm 2022, tỉnh tiếp nhận 48 dự án đầu tư đăng ký mới. Đã phê duyệt 9 dự án với tổng vốn đầu tư 860 tỷ đồng, gồm 2 dự án đầu tư nước ngoài, tổng vốn đăng ký 391 tỷ đồng, 7 dự án đầu tư trong nước, tổng vốn đăng ký 469 tỷ đồng và chấp thuận chủ trương đầu tư để thực hiện đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư 1 dự án với tổng vốn 14.096 tỷ đồng. 6 tháng đầu năm 2023, tỉnh tiếp nhận 17 dự án đầu tư đăng ký mới với tổng vốn đầu tư đăng ký 28.139 tỷ đồng. Về đầu tư trực tiếp nước ngoài, tỉnh có 40 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký đầu tư 305,9 triệu USD, tổng vốn thực hiện 176 triệu USD. Điển hình như Công ty Mekong Smart City thuộc Tập đoàn NovaGroup đang đề xuất thực hiện dự án đầu tư Khu phi thuế quan và logistics Vĩnh Xương tại khu vực Cửa khẩu Quốc tế Vĩnh Xương, quy mô 150ha, gồm: Khu Cửa khẩu Quốc tế Vĩnh Xương; Khu thương mại và vui chơi giải trí khu vực Cửa khẩu Quốc tế Vĩnh Xương; Khu quản lý, thương mại và dịch vụ Cửa khẩu Quốc tế Vĩnh Xương và phần diện tích mở rộng. Đây là dự án lớn, sẽ góp phần phát triển hệ thống logistics của khu vực.

Về phát triển kết cấu hạ tầng giao thông thủy, bộ, tỉnh thực hiện nhiều công trình giao thông trọng điểm, kết nối đồng bộ hạ tầng giao thông, như: Tuyến tránh Long Xuyên; ủy thác quản lý Quốc lộ 91 đoạn từ km51 - km67... Riêng 2 dự án cơ sở hạ tầng giao thông (xây dựng tuyến đường liên kết vùng, đoạn từ TX. Tân Châu đến TP. Châu Đốc kết nối tỉnh Kiên Giang và Đồng Tháp; nâng cấp Tỉnh lộ 949) dài 39,6km, thuận lợi liên kết giữa các vùng thuộc tỉnh An Giang, Kiên Giang, Đồng Tháp.

Ngoài ra, Khu công nghiệp Vàm Cống đã được Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư cho Công ty Cổ phần Tập đoàn T&T thực hiện dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, diện tích 193,31ha. Nơi đây hoàn thành tạo thuận lợi thu hút đầu tư, góp phần quan trọng duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế và giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh.

Về kho chứa và bến, bãi tập kết hàng hóa, tỉnh có 45 chi nhánh, địa điểm kinh doanh, kho hàng hóa; 129 điểm phục vụ bưu chính/116 xã, phường, thị trấn; 7 doanh nghiệp kinh doanh kho ngoại quan và bến bãi tập kết, kiểm tra hàng hóa xuất, nhập khẩu ở biên giới; 7 cảng thủy, phân bố dọc theo tuyến sông Hậu. Trong đó, cảng Mỹ Thới là cảng biển, với diện tích 39,5ha, công suất thiết kế 4 - 4,750 triệu tấn/năm, là cảng quan trọng của tỉnh, giữ vai trò tập kết hàng hóa vận chuyển bằng đường thủy ra vào địa phận An Giang.

Ngoài ra, cảng Mỹ Thới còn quản lý hệ thống 7 bến phao neo đậu có thể tiếp nhận các tàu có trọng tải từ 3.000 - 10.000 DWT; hệ thống kho bãi có thể phục vụ lưu kho lên đến 23.500 tấn và bãi đa chức năng có thể tiếp nhận 52.000 tấn hàng hóa các loại.

Cùng với đó là một số cảng nội địa, như: cảng Bình Long, cảng nhà máy xi-măng An Giang, cảng Công ty Cổ phần bê tông ly tâm An Giang, cảng Gavi (huyện Phú Tân), cảng bốc xếp hàng hóa An Giang, cảng hành khách Châu Đốc. Trong đó, cảng Bình Long có thể tiếp nhận tàu 3.000 tấn, hệ thống kho khoảng 6.000m2 có sức chứa 15.000 tấn hàng hóa. Đồng thời, tỉnh có 466 bến thủy nội địa phân bố trên các tuyến đường thủy; 9 bến phà, 142 bến khách ngang sông phục vụ nhu cầu đi lại của người dân. Ngoài ra, tại Khu kinh tế cửa khẩu An Giang có 5 địa điểm tập kết, kiểm tra, giám sát hàng hóa xuất, nhập khẩu ở biên giới được Tổng cục Hải quan công nhận.

Đầu tư vốn tín dụng cho phục vụ phát triển XNK

Hoạt động tín dụng của hệ thống ngân hàng An Giang ngoài cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn còn tập trung nguồn vốn cho vay hỗ trợ doanh nghiệp XNK hàng hóa, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics và thương nhân biên giới tiếp cận vay vốn.

Đáng chú ý, kết quả hoạt động cho vay XNK tăng trưởng tốt. Trong 6 tháng đầu năm 2023, tình hình dư nợ cho vay xuất, nhập khẩu của tỉnh tăng 43,8% so với cuối năm 2022, đạt 2.980 tỷ đồng. Bên cạnh đó, việc ứng dụng thương mại điện tử vào hoạt động logistics, biên giới; đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt trong thương mại biên giới, cung cấp các dịch vụ, các tiện ích thanh toán trên nền tảng di động, các dịch vụ thanh toán điện tử phục vụ cho giao dịch thương mại điện tử được đẩy mạnh.

Hiện nay, hình thức thanh toán qua ngân hàng bằng hình thức thanh toán quốc tế bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi (chủ yếu USD) là hình thức thanh toán phổ biến trong quan hệ thanh toán hàng hóa xuất khẩu Việt Nam – Campuchia. Số liệu doanh số thanh  toán xuất, nhập khẩu (XNK) hàng hóa, dịch vụ qua cửa khẩu biên giới đất liền (cửa khẩu biên giới với Campuchia) qua các năm như sau:

ĐVT: nghìn USD

Chỉ tiêu

2019

2020

2021

2022

Tháng 6/2023

Kim ngạch XNK qua biên giới

472.526   

545.242   

897.345   

988.857   

548.094

Doanh số thanh toán XNK qua biên giới

24.472   

46.368   

117.822   

465.513   

252.924

Tỷ lệ doanh số thanh toán XNK biên giới/tổng kim ngạch XNK biên giới

5,18%

8,50%

13,13%

47,08%

46,15%

 

Từ năm 2019 đến năm 2020, doanh số thanh toán XNK qua cửa khẩu biên giới An Giang có sự tăng trưởng. Cụ thể, năm 2019, tỷ lệ thanh toán XNK tại cửa khẩu biên giới qua ngân hàng/tổng kim ngạch XNK tại cửa khẩu biên giới đạt 5,18%; năm 2020, tỷ lệ tăng 8,5%; năm 2021, tăng 13,13%; năm 2022, tăng 47,08%. Trong 6 tháng đầu năm 2023, doanh số thanh toán XNK qua cửa khẩu biên giới đạt 252.924.000 USD, đạt 46,15%/tổng kim ngạch XNK biên giới; dự kiến cuối năm 2023, tỷ lệ sẽ đạt hơn 50%. Qua đó cho thấy, hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt, thanh toán thông qua ngân hàng được đẩy mạnh.

Bên cạnh đó, tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, giới thiệu các sản phẩm tiện ích thanh toán không dùng tiền mặt tại các siêu thị, trung tâm mua sắm và cơ sở phân phối hiện đại duy trì và nâng cao chất lượng dịch vụ chấp nhận thanh toán không dùng tiền mặt mua/bán hàng hóa; đẩy mạnh chương trình thanh toán quét mã QR tại các chợ truyền thống. Hiện nay, các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán đã triển khai tuyên truyền, tiếp cận chợ Tịnh Biên, chợ Ba Chúc (thị xã Tịnh Biên). Bên cạnh đó, Agribank An Giang phối hợp Sở Công Thương, Liên minh Hợp tác xã tỉnh, Mobifone An Giang và các đơn vị có liên quan triển khai thanh toán không dùng tiền mặt cho các hộ kinh doanh, hợp tác xã,… thuộc huyện An Phú, thị xã Tân Châu và thành phố Châu Đốc.

Khởi công tuyến đường cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng. Ảnh Trọng Triết

Để phát triển dịch vụ logistics, tỉnh tiếp tục mời gọi đầu tư, tạo môi trường thông thoáng, sử dụng tốt các nguồn lực cho đầu tư phát triển, kêu gọi vốn trong và ngoài nước đầu tư cơ sở hạ tầng về kho chứa, bến bãi tập kết và trung chuyển hàng hóa, trung tâm logistics… theo hướng văn minh, hiện đại. Tiếp tục xây dựng đồng bộ hệ thống cơ sở hạ tầng thiết yếu, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước tại các khu vực cửa khẩu với việc đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án, công trình, hạng mục đang triển khai. Nâng cấp, mở mới cửa khẩu, mời gọi đầu tư phát triển hạ tầng thương mại biên giới, đặc biệt là hạ tầng phục vụ phát triển logistics, góp phần đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa sang Vương quốc Campuchia./.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Hiệp định Geneve: Việt Nam mềm dẻo, sáng suốt và kiên định trong đàm phán

Tại Hội nghị Geneve, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Văn Đồng thay mặt Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã kiên định với lập trường: "Đi tới một giải pháp hoàn chỉnh là đình chỉ chiến sự trên toàn bán đảo Đông Dương đi đôi với giải pháp chính trị cho vấn đề Việt Nam, Lào và Campuchia trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của mỗi nước Đông Dương".
2024-04-27 19:43:25

Triển lãm ảnh những chiến thắng làm thay đổi dòng chảy lịch sử

Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội phối hợp cùng Bảo tàng chiến thắng B52 và Bảo tàng lịch sử quân sự Việt Nam vừa tổ chức triển lãm ảnh với chủ đề “Việt Nam - những chiến thắng làm thay đổi dòng chảy lịch sử Thế giới”.
2024-04-27 01:13:48

Khai mạc Lễ hội Du lịch Hà Nội 2024

Tối 26/4, tại Công viên Thống Nhất, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư Thương mại Du lịch Hà Nội đã tổ chức Khai mạc Lễ hội Du lịch Hà Nội năm 2024.
2024-04-26 23:56:34

SHB tăng tốc chuyển đổi, lợi nhuận quý I năm 2024 cao nhất lịch sử

Năm 2024, SHB đặt kế hoạch lợi nhuận đạt 11.286 tỷ đồng, cao hơn 22% so với năm trước. Với chiến lược chuyển đổi 2024 - 2028, SHB xác lập mục tiêu TOP 1 về hiệu quả, khẳng định vị thế định chế tài chính hàng đầu, vươn tầm khu vực.
2024-04-26 18:33:29

Hoa Kỳ và tỉnh Cà Mau khởi động dự án hỗ trợ người khuyết tật

Ngày 25/4, Phái đoàn Ngoại giao Hoa Kỳ tại Việt Nam, thông qua Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) và UBND tỉnh Cà Mau tổ chức lễ khởi động dự án hỗ trợ người khuyết tật do USAID tài trợ được triển khai trên địa bàn tỉnh.
2024-04-26 12:27:06
Đang tải...