Xung quanh chuyện doanh nghiệp Thái Lan mua 34% cổ phần của SDWTP

2019-11-04 08:51:31 0 Bình luận
HOANHAP.VN - Chúng tôi những người CCB quen xông pha trận mạc, tuy ít chữ nhưng đổi lại lại rất nhiều thông tin, do chăm đọc báo, nghe đài và xem truyền hình nên tình hình chính trị - kinh tế - xã hội trong, ngoài nước cũng không đến nỗi lạc hậu. Đó là lời tự nhận xét về mình của một số thương binh, CCB quận Hai Bà Trưng - Hà Nội khi ngồi mạn đàm về chuyện doanh nghiệp Thái Lan mua 34% cổ phần của SDWTP (Công ty Cổ phần Nước mặt sông Đuống).

CCB N.M.C. nói: Các yếu tố tích cực của nền kinh tế cùng với nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh và việc Việt Nam tham gia các Hiệp định thương mại tự do - khiến hoạt động mua bán - sáp nhập doanh nghiệp (M&A) của Việt Nam mấy năm gần đây rất phát triển. Do vậy, việc một doanh nghiệp Thái Lan mua cổ phần của SDWTP cũng là chuyện bình thường. Với lại doanh nghiệp Thái Lan này chỉ mua có 34% của SDWTP thì có gì mà phải bàn. Vì việc mua này được Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn Luật này cho phép.
Ông C. vừa dứt lời thì thương binh, CCB N.T.L - nguyên Bí thư đảng ủy, phó giám đốc một công ty xây dựng có uy tín ở Hà Nội tiếp luôn. Cái đáng bàn ở đây là SDWTP là doanh nghiệp sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích. Đã là doanh nghiệp sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích thì phải chịu sự điều chỉnh của Nghị định số: 130/2013/NĐ-CP ngày 16/10/2013 của Chính phủ “Về sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích”.


Lãnh đạo Thành phố Hà Nội cùng các Đại biểu trực tiếp đi tham quan Nhà máy Nước mặt Sông Đuống trong buổi lễ khánh thành


Trong Nghị định này, Chính phủ giải thích và quy định rất rõ các khái niệm, cách tính các chỉ tiêu như: Trợ giá sản phẩm, dịch vụ công ích; Mức trợ giá sản phẩm, dịch vụ công ích; Trợ cấp sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích; Mức trợ cấp sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích; Chi phí hợp lý của nhà sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích; Người có thẩm quyền là người đứng đầu (hoặc người được ủy quyền) cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quyết định phương thức cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích…

Do vậy, việc quan trọng ở đây là UBND thành phố Hà Nội, Lãnh đạo SDWTP có thực hiện đúng các quy định mà pháp luật quy định không?

Được biết, dự án Nhà máy Nước mặt Sông Đuống được đầu tư xây dựng theo quy hoạch cấp nước Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Dự án được phê duyệt đầu tư theo Quyết định 499/QĐ-TTg ngày 21/03/2013 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định chủ trương đầu tư số 2869/QĐ-UBND ngày 03/6/2016 của UBND thành phố Hà Nội.

Nhà máy nước mặt sông Đuống là nhà máy nước sạch sinh hoạt quy mô cấp vùng, tổng diện tích 65ha với mức đầu tư giai đoạn 1 gần 5.000 tỷ đồng, với công suất 300.000 m3/ngày đêm. Tiếp nối giai đoạn này, dự án sẽ phát triển và mở rộng liên tục đến năm 2023 đạt 600.000 m2/ ngày đêm, đến năm 2030 đạt 900.000 m3/ ngày đêm, và sau năm 2030 đạt 1,2 triệu m3/ngày đêm.

Ngày 13/10/2019, Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã nhấn nút phát nước giai đoạn 1 của dự án Nhà máy nước mặt sông Đuống và phát động khởi công xây dựng giai đoạn 2 của nhà máy này.

Điều đáng nói ở đây là Nhà máy nước mặt sông Đuống đang bị “tuýt còi” không được khai thác, cấp nước trước thời điểm tổ chức khánh thành. Vậy tại sao việc khánh thành trên vẫn diễn ra?


Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung trao Bằng công nhận công trình Nhà máy nước mặt Sông Đuống là công trình chào mừng 65 năm Ngày giải phóng Thủ đô


Theo tôi được biết, CCB N.T. L nói: Nguyên nhân dẫn đến việc Cục Giám định Nhà nước về Chất lượng công trình xây dựng thuộc Bộ Xây Dựng “tuýt còi” là vào thời điểm đó Nhà máy nước mặt sông Đuống chưa cung cấp thiết kế ống qua đường, đường cao tốc (phải được đặt trong lồng theo quy chuẩn QCVN 07:2016/BXD, tiêu chuẩn TCXDVN 33:2006); chưa làm rõ căn cứ thực hiện và kết quả thí nghiệm bổ sung thí nghiệm vật liệu ống, chiều dày lớp sơn phủ Epoxy; kết quả thử áp chưa bổ sung đầy đủ với các chủng loại ống. Quan trọng hơn là Nhà máy đã để xảy ra sự cố vỡ ống tại chân cầu vượt Phú Thụy (Dương Xá, Gia Lâm, Hà Nội) ngày 3/6/2019. Căn cứ theo quy định tại Điều 31, 32 Nghị định số 46/2015 của Chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng thì công trình chưa đủ điều kiện nghiệm thu đưa vào khai thác sử dụng.

Im lặng, ngồi nghe từ đầu đến giờ, lúc này CCB Đ.V.B. mới lên tiếng. Ông B. nói: Trong khi Công ty CP Nước sạch sông Đà đang cấp nước sạch cho các đơn vị Viwaco và Hà Đông với giá bán 5.069,76 đồng/m3 và đang có lãi hàng ngàn tỷ đồng, thì từ tháng 7/2017, Hà Nội tạm tính giá nước sạch của nhà máy nước mặt sông Đuống là 10.246 đồng/m3 (chưa bao gồm thuế VAT) với lộ trình tăng giá tối đa 7%/năm. Song, Hà Nội vẫn đang bù lỗ tiền tỷ mỗi ngày cho Nhà máy Nước mặt Sông Đuống?

Đây là câu hỏi mà cử tri chúng tôi muốn đề xuất đến Đoàn Đại biểu Quốc hội TP. Hà Nội và Hội đồng nhân dân TP. Hà Nội để họ thay mặt cử tri giám sát chặt chẽ công việc này, để ngân sách nhà nước của Thành phố đỡ bị thâm hụt, người dân đỡ phải còng lưng đóng thuế cho một nhóm người hưởng lợi./. 

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Hàng trăm ngàn người háo hức ngắm pháo hoa, vui chơi tại quảng trường biển Sầm Sơn

Lễ khánh thành Quảng trường biển và trục cảnh quan lễ hội TP Sầm Sơn đã diễn ra tối 27/4, trong khuôn khổ đêm khai mạc Lễ hội du lịch biển Sầm Sơn 2024. Hơn 300 ngàn người dân, du khách đã tham gia sự kiện, thưởng thức các tiết mục nghệ thuật sôi động và chiêm ngưỡng màn pháo hoa tưng bừng tại quảng trường biển hiện đại, quy mô bậc nhất Việt Nam.
2024-05-03 09:43:01

Nữ giám đốc khuyết tật biến đất hoang thành vườn cây thảo dược

Không chỉ vượt qua nhiều nghịch cảnh trong cuộc sống, chị Trần Thị Thuần, Giám đốc Hợp tác xã (HTX) Tâm Ngọc giờ đây còn giúp đỡ được nhiều người khuyết tật khác.
2024-05-03 06:30:00

Ông Trần Thanh Mẫn được phân công điều hành Quốc hội

Ủy ban Thường vụ Quốc hội phân công ông Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cho đến khi kiện toàn được chức danh Chủ tịch Quốc hội khóa XV theo quy định.
2024-05-02 18:49:22

Mô hình vườn mẫu ở xã Quảng Tiên đang được nông dân hưởng ứng

Xã Quảng Tiên đã chú trọng vận động nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, cải tạo vườn tạp, áp dụng khoa học - kỹ thuật để xây dựng vườn mẫu. Đây là giải pháp thiết thực không chỉ tạo cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp, giúp góp phần nâng cao thu nhập, đời sống của người dân.
2024-05-02 15:30:00

Kiểm lâm tỉnh Quảng Bình áp dụng công nghệ để quản lý, bảo vệ rừng

Tỉnh Quảng Bình là địa phương có diện tích rừng lớn. Để kịp thời theo dõi diễn biến tài nguyên rừng, thời gian qua, ngành kiểm lâm tỉnh đã từng bước ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong quản lý, bảo vệ rừng.
2024-05-02 14:25:00

Lễ thượng cờ ‘Thống nhất non sông’ bên bờ Hiền Lương - Bến Hải

Sáng ngày 30/4, tỉnh Quảng Trị tổ chức lễ Thượng cờ "Thống nhất non sông" lá cờ Tổ quốc được kéo lên tại kỳ đài Di tích Hiền Lương - Bến Hải trong tiếng nhạc "Tiến quân ca" khiến nhiều người xúc động.
2024-04-30 14:05:00
Đang tải...