Yêu thương vô bờ…..
Bé ra đời với hạnh phúc ngập tràn của hai vợ chồng (hình minh họa)
Trong ngày kỷ niệm ngày cưới lần thứ 15, người chồng nói với chị vợ là “cảm ơn em, em đã cho anh hạnh phúc của một con người theo đúng nghĩa. Đời này, kiếp này và đời sau, kiếp sau anh sẽ mãi bên em”. Chị vợ cũng yêu chồng không kém “người em muốn mang hạnh phúc đến chính là anh. Làm gì em cũng mong cho anh hạnh phúc. Chúng ta hãy mãi bên nhau dù có chuyện gì anh nhé”.
Bé vừa tròn ba tuổi, lanh lợi và rất nghịch ngợm. Vào một ngày trời nổi cơn dông tố - “chắc là sắp có mưa” – anh chồng nói với vợ là chuẩn bị đóng cửa sổ kẻo mưa tát vào nhà. Rồi đột nhiên, anh có một cuộc điện thoại gọi gấp phải đến công sở để làm nốt dự án đang sắp trình Quốc hội. Đang dang dở với mấy lọ thuốc diệt côn trùng nhưng anh phải đi ngay vì cuộc gọi khẩn đó. Anh nói với vợ “em cất dọn giúp anh nhé, họ đang chờ anh, vội quá”. “Anh đi đi, để đó em lo” – Chị vợ đang bận đóng mấy cửa sổ nhưng vẫn ngoái ra nói với chồng và giục anh đi kẻo trời mưa to lắm “Xong việc anh về nhé, kẻo đường ngập lụt không về được đâu”.
An đang ngồi chơi ở góc nhà, chợt nhìn thấy lọ thuốc có màu sắc hấp dẫn. Bé chồm tới, táy máy nghịch và chợt nhận thấy mùi thơm từ lọ thuốc, cho lên mồm… uống một ít và một ít nữa… Khi chị vợ ngoảnh ra, một thảm họa kinh hoàng diễn ra ngay tích tắc trước mắt chị “Trời ơi, con tôi…”.
…. Không kịp chữa chạy, các bác sỹ lắc đầu trấn tĩnh chị “không kịp nữa chị ạ. Thuốc có hàm lượng độc tố cao, chúng tôi không thể giúp chị được nữa. Chia buồn cùng gia đình”. Chị sụp đổ…. Trời đất quay cuồng. Nỗi đau mất mát đứa con đứt ruột đẻ ra, đứa con “cầu tự”, đứa con yêu quý… Nhưng nỗi đau của chị lúc này là nỗi đau trong sự sợ hãi.
Chị sợ nỗi đau mang lại chính là anh – “làm thế nào để đối diện với chồng bây giờ? Lỗi chính là do mình. Anh ấy đã hạnh phúc biết bao khi có Bé và giờ hạnh phúc đó đã bị đánh mất từ sự bất cẩn của mình. Anh ấy đã căn dặn mình trước khi đi. Trời đất ơi, mình phải sao đây… Mình phải nói gì với anh…”. Từ sự sợ hãi đó, trong lúc quá đau buồn và tuyệt vọng, chị nghĩ đến cái chết “mình sẽ xin lỗi anh ấy và sau đó chết cùng với con để tạ lỗi với anh”.
Anh chồng sau khi nghe hàng xóm kể lại là hai mẹ con vừa vào bệnh viện gần đó thì lập tức phi như bay đến. Anh cũng như người vô hồn khi nhìn thấy con không còn thở. Sau một phút trấn tĩnh, rất tỉnh táo quay sang bảo vợ “Em ơi, anh thương em nhiều lắm, yêu em nhiều lắm. Đã có anh ở bên… đừng đau buồn nữa…” và cả hai cùng bật khóc làm những người xung quanh không ai kìm lòng. Họ khóc thương hai vợ chồng, thương con trẻ nhưng có lẽ họ khóc nhiều hơn vì quá cảm động tình cảm từ người chồng đối với người vợ có lỗi.
Nỗi đau của cả hai (hình minh họa)
Chúng ta nghĩ sao vì câu truyện trên? Phản ứng của chồng là hành vi chủ động và hoàn toàn bất ngờ. Có lẽ anh nghĩ “Con đã chết. Không bao giờ có thể đưa con trở lại cuộc sống. Không cần phải đổ lỗi cho vợ - người mẹ đứt ruột đẻ con ra chính là người yêu quý con nhất. Đó chỉ là điều không may mà thôi. Chắc vợ mình cũng phải rất đau lòng như xé ruột. Vậy sao ta lại làm thêm nỗi đau đó sâu hơn?”.
Biết yêu thương và bao dung cho cuộc đời bớt đi ảm đạm (hình minh họa)
Chính vì thế, anh đã chủ động an ủi vợ và đó chính là những gì mà anh nên dành cho người mà anh yêu quý. Vậy đó, đôi khi chúng ta luôn trì triết, thậm chí gào thét và quy trách nhiệm hoặc đổ lỗi cho người thân chúng ta dù biết rằng họ đâu có muốn vậy. Chúng ta bỏ lỡ cơ hội là mang lại sự ấm áp trong mối quan hệ của con người. Biết bao dung, yêu thương cho cuộc đời bớt đi nỗi ảm đạm. Đâu đó, có phải cuộc đời vẫn rất tươi đẹp phải không?
Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binh và người khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.