Tai họa đại dịch Covid-19 khiến số trẻ mồ côi tại Indonesia tăng cao

2021-08-05 08:00:22 0 Bình luận
Với hơn 3,4 triệu ca mắc và hơn 97.200 ca tử vong do Covid-19 tính đến ngày 3/8, dịch bệnh đã khiến rất nhiều trẻ em tại Indonesia chịu nỗi đau mất cha mẹ, rơi vào cảnh bơ vơ không nơi nương tựa.

Tại một nghĩa trang ở Đông Kalimantan, bé Arga, 13 tuổi, mặc đồ bảo hộ đứng trước mộ của cha mẹ em trong lúc những người thân đang tổ chức tang lễ. Khuôn mặt của Arga bị che kín sau lớp khẩu trang nhưng giọng nói của em bộc lộ sự đau buồn khi đọc những lời cầu nguyện. Cả cha và mẹ em đã qua đời vì Covid-19. Họ được chôn cạnh nhau

Hai đứa trẻ đang chơi với nhau tại một khu dân cư ở Jakarta, tháng 4/2020. Ảnh: Reuters

Arga sống tại một trường nội trú Hồi giáo và cha mẹ em thường gửi cho em những gói đồ ăn do họ tự tay làm. Nhưng khi những gói đồ ăn ngừng chuyển đến, Arga linh cảm có điều gì đó không ổn và em đã viết một bức thư cho mẹ mình.

“Mẹ đang bị ốm à? Hãy gọi cho con khi mẹ cảm thấy đỡ. Ở đây con rất khỏe. Đừng lo lắng cho con. Con vẫn còn 133.000 rupiah trong tài khoản ngân hàng và đủ dùng”.

Nhưng mẹ em vĩnh viễn không bao giờ có cơ hội mở lá thư này.

“Cha của Arga qua đời hôm 28/7 nhưng cháu không biết vì chúng tôi vẫn giấu cháu. Sau đó đến ngày 31/7, mẹ cháu cũng qua đời”, Leo Nita, dì của Arga nói.

“Không ai muốn báo tin buồn này cho cháu. Nhưng anh trai của Arga nói rằng chúng tôi cần phải thông báo cho cháu biết”.  

Anh trai của Arga, 17 tuổi, không thể tham dự lễ tang vì có kết quả xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2, hiện giờ em đã bình phục. Arga và anh trai cùng 2 đứa em nhỏ nữa, một 4 tuổi và một 9 tuổi giờ đây phải đi tìm tương lai cho chính mình.

“Tại sao bố mẹ lại ra đi nhanh như vậy?”

Trong bối cảnh cuộc khủng hoảng Covid-19 diễn biến nghiêm trọng hơn trên khắp đất nước Indonesia, ngày càng nhiều trẻ em phải chịu đựng nỗi đau thương như của Arga.

Cậu bé Alviano 10 tuổi, cũng ở Đông Kalimantan vừa nhận được một món quà là chiếc cần câu mới từ bạn của cha em. Khi xỏ dây vào cần, em lại nhớ về người cha của mình.

“Cháu thích câu cá. Cháu thường đi câu cá với cha khi ông ấy làm việc xong. Cha cháu câu được một vài con to bằng bắp đùi ông. Đôi khi cháu và cha còn đi câu tôm”.

Cách đây 2 tuần, mẹ em qua đời tại bệnh viện do mắc Covid-19 khi đang mang thai 5 tháng. Ngày hôm sau, cha em cũng qua đời.

Ông Margono, bác của Alviano cho biết: “Cháu tâm sự rằng tại sao bố mẹ cháu lại ra đi nhanh như vậy? Chúng tôi đã cố tỏ ra mạnh mẽ để an ủi cháu nhưng thực ra chúng tôi cũng rất đau lòng".

Alviano cũng có kết quả xét nghiệm dương tính với Covid-19 và trong thời gian mắc bệnh, em phải cách ly và ở một mình trong nhà. Để giúp em cảm thấy không cô đơn, nhiều người thân và bạn bè của gia đình em đã ngủ ở bên ngoài. “Khi cháu nhìn ra bên ngoài cháu sẽ thấy chúng tôi. Vì vậy cháu không cảm thấy cô đơn”. Vào ngày 3/8, Alviano sẽ chuyển đến sống cùng với ông bà của em ở Java.

Ảnh hưởng rất đáng lo ngại

Các tổ chức bảo vệ quyền trẻ em tại Indonesia cho biết, ngày càng có nhiều trẻ em mồ côi trên khắp quốc gia này. Tuy vậy, ông Dino Satria thuộc Tổ chức Cứu trợ Trẻ em Indonesia nói rằng, rất khó để xác định có bao nhiêu trẻ em đã mất cha mẹ vì tỷ lệ xét nghiệm tại Indonesia rất thấp và do sự hạn chế trong thu thập dữ liệu.

“Chúng tôi không nắm được số liệu chính xác, nhưng có rất nhiều trẻ em đang phải sống bơ vơ không nơi nương tựa. Các em không có người thân hay bất cứ ai có thể chăm sóc các em. Chúng tôi kêu gọi chính phủ tăng cường hỗ trợ các cộng đồng và giúp chúng tôi thu thập thông tin đầy đủ”.  

Bộ Xã hội Indonesia từ lâu đã yêu cầu các bệnh viện ghi lại thông tin về người nhà của các bệnh nhân để có thể hỗ trợ cho con cái họ khi cần thiết. Nhưng do các bệnh viện đều quá tải và số người tử vong tại nhà do mắc Covid-19 ngày càng gia tăng nên việc tìm kiếm và giúp đỡ những trẻ em mồ côi gặp rất nhiều khó khăn.

“Biện pháp này dường như không phát huy hiệu quả. Số ca mắc Covid-19 đã gia tăng đáng kể. Những gì chúng tôi có hiện nay chỉ là một phần dữ liệu và cũng không mang tính hệ thống”, Kanya Eka Santi – quan chức tại Bộ Xã hội Indonesia cho biết.

Theo ông Santi, việc tìm kiếm nơi nương tựa cho trẻ em mồ côi cũng là thách thức lớn vì nhiều hộ gia đình đang gặp khó khăn về kinh tế do các biện pháp hạn chế phòng chống dịch. “Một số người không muốn nhận nuôi đứa trẻ dù đó là máu mủ ruột thịt của họ, vì họ không có đủ tiền để nuôi chúng. Trong thời điểm dịch bệnh lây lan phức tạp và tình hình tài chính bấp bênh, nhiều người còn không có cả thức ăn”.

“Khi những người thân còn lại trong gia đình không thể nhận nuôi, lựa chọn tiếp theo sẽ là tìm người giám hộ hoặc nhận con nuôi”.  

Ông Santi nói thêm, việc đưa trẻ đến trại trẻ mồ côi sẽ là biện pháp cuối cùng.

“Cháu nghĩ mẹ cháu đang ngủ”

Aisyah, 10 tuổi là một trong những đứa trẻ được nhận làm con nuôi ở Tangerang, ngoại ô thủ đô Indonesia. 6 tháng trước, mẹ của em đã qua đời vì Covid-19. Ký ức cuối cùng của em về mẹ mình là khi bà nằm mê man và thở rất khó khăn. Không lâu sau đó, bà ra đi.

"Cháu tưởng mẹ mình đang ngủ. Khi cháu cố gắng đánh thức bà thì bà không tỉnh dậy. Lúc đó, cháu không biết rằng mẹ cháu đã chết”, Aisyah nhớ lại.

Cha của Aisyah đã qua đời trước khi em sinh ra. Sau khi mẹ mất, em chuyển đến sống với gia đình của một nhân viên xã hội. Cho đến nay vẫn chưa có người thân nào của Aisyah đến thăm em hoặc liên lạc với gia đình nhận nuôi. “Tôi rất vui khi có Aisyah ở đây. Tôi rất yêu cháu và không phân biệt cháu với bất kỳ đứa con nào của tôi. Tôi muốn Aisyah ở lại đây và thực hiện ước mơ của mình”.

Với sự giúp đỡ của gia đình nhận nuôi, Aisyah đã bắt đầu một cuộc sống mới. "Khi cháu bị cách ly vì Covid-19, việc học bị xáo trộn. Nhưng khi đến đây, cháu bắt đầu đi học lại”, Aisyah nói.

“Cháu có ước mơ của riêng mình. Cháu sẽ thực hiện điều đó để mẹ cháu tự hào về cháu. Cháu muốn trở thành bác sỹ”, Aisyah chia sẻ.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Hải Phòng hỗ trợ 100 triệu đồng/hộ xây mới nhà thiệt hại do bão số 3

Những ngày qua, TP.Hải Phòng đã nhận dc sự quan tâm, chung tay, góp sức từ các tỉnh, thành phố, các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp…trong việc khắc phục hậu quả của cơn bão số 3 gây ra. Đây là cơn bão mạnh nhất trong vòng 30 năm qua trên biển Đông, ảnh hưởng trực tiếp, khiến cho Hải Phòng thiệt hại về người và tài sản lên tới 11.000 tỷ đồng.
2024-09-19 19:48:34

Hội nghị Trung ương 10: Cho ý kiến về 10 nội dung thuộc 2 nhóm vấn đề chiến lược

Thực hiện Chương trình làm việc toàn khoá, hôm nay (18/9) Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII tổ chức Hội nghị lần thứ 10 tại Thủ đô Hà Nội. Hội nghị sẽ thảo luận, cho ý kiến về 10 nội dung thuộc 2 nhóm vấn đề chiến lược và một số việc cụ thể.
2024-09-19 16:02:36

Đại nhạc hội sinh viên kinh tế 2024 chính thức ấn định ngày trở lại

Một tin vui bất ngờ dành cho cộng đồng sinh viên NEU! Sau khi tạm hoãn vì những lý do khách quan, BTC NEU Concert 2024 đã chính thức xác nhận thời gian trở lại vào ngày 5/10.
2024-09-19 15:25:44

Hà Giang: CSGT đến tận trường phổ biến luật ATGT cho học sinh

Để hạn chế tai nạn giao thông xảy ra, đặc biệt là đối với các em học sinh, Đội 2 Phòng CSGT Công tỉnh Hà Giang phối hợp với Trường PTDT nội trú THPT tỉnh Hà Giang tổ chức buổi tuyên truyền, giáo dục Luật giao thông đường bộ cho các em học sinh trong trường.
2024-09-19 15:04:52

Chính sách ưu đãi đối với Doanh nghiệp của thương binh và NKT: Những bất cập cần giải quyết

Hiện nay, Việt Nam các chính sách ưu đãi đối với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật còn thiếu đồng bộ và bất cập. Nhìn chung, việc tiếp cận các chính sách ưu đãi trên của các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động là Người khuyết tật còn gặp nhiều khó khăn, nhiều chính sách chưa đi vào cuộc sống.
2024-09-19 10:50:25

UBMTTQ Việt Nam TP.Hải Phòng tiếp nhận hơn 60 tỷ đồng hỗ trợ sau bão số 3

18/9, Quân khu 7 và các doanh nghiệp đã đến trao tặng kinh phí, nhu yếu phẩm, trang thiết bị, vật tư hỗ trợ Hải Phòng khắc phục hậu quả của cơn bão số 3, tổng số tiền 2 tỷ đồng. Tính đến nay, UBMTTQ Việt Nam TP.Hải Phòng tiếp nhận kinh phí ủng hộ khoảng hơn 60 tỷ đồng.
2024-09-19 10:31:19
Đang tải...