Bàn thờ Bác Hồ trong các đình, chùa

2019-08-19 10:11:52 0 Bình luận
HOANHAP.VN - Trong chiến tranh, bà con vùng Bảy Núi (An Giang) vẫn luôn tin vào sức mạnh dân tộc, sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ trong cuộc cách mạng giải phóng đất nước. Một trong những minh chứng cụ thể nhất là bàn thờ Bác được lập ở chính điện đình, chùa. Các nhà nghiên cứu văn hóa cho rằng nhiều ngôi đình, chùa ở Bảy Núi là nơi đầu tiên lập bàn thờ Bác, cả trong giai đoạn trước và sau ngày giải phóng.

Khi Bác qua đời, người dân ở Bảy Núi - cũng như cả Nam Bộ - đều mong muốn lập bàn thờ để thờ Bác. Tuy nhiên, nơi đây từ năm 1968 về sau trở thành vùng chiến địa - nơi địch tập trung binh lực, hỏa lực để tiêu diệt lực lượng cách mạng. Thời gian này, việc thờ Bác Hồ công khai chỉ hạn chế trong vùng căn cứ cách mạng, còn bà con bên ngoài thì chỉ có thể ngưỡng vọng trong lòng. “Từ năm 1968 về sau, địch kiểm soát toàn vùng Bảy Núi ghê gớm. Chúng lùng sục tối ngày. Các hoạt động tuyên truyền của ta rất khó. Chuyện lập bàn thờ Bác càng không thể. Ngày Bác mất, anh em chiến sĩ và người dân ở Bảy Núi buồn lắm. Nhiều cán bộ lập bàn thờ Bác trong hang nơi đóng quân. Còn phía bên ngoài bà con buồn nhưng chẳng thể làm gì, chỉ có thể khóc”, AHLLVTND Lê Thành Cư nay đã ngoài 80 tuổi, người chỉ huy trận chiến 128 ngày đêm đồi Tức Dụp, kể lại.


Bàn thờ Bác Hồ trong chùa Linh Sơn ở núi Nước huyện Tri Tôn – An Giang


Đối với đồng bào Khmer ở Bảy Núi, các vị chức sắc, sư sãi, à cha, gia đình tham gia cách mạng thì hình bóng Bác hiện diện trên “bàn thờ vọng” ở những ngôi chùa cổ kính, uy nghi nằm xa ngoài đồng, bao phủ dưới tán cây rừng hẻo lánh. Vì đó là nơi địch khó kiểm soát, ít lui tới. Anh Chau Mo Ni Sóc Kha (58 tuổi, Trường Cấp 2 Dân tộc Nội trú Tri Tôn) kể lại: Cha tôi từng tu học ở trong chùa và ông thường kể lại rằng, thời đó Mỹ ngụy kiểm soát gắt gao các hoạt động thờ cúng ở đình, chùa để ngăn ngừa tinh thần ủng hộ cách mạng của các sư sãi, à cha và phật tử. Nhưng với niềm tin vào Bác Hồ và cách mạng, dù bị kiểm soát, bàn thờ Bác Hồ vẫn được lập bí mật trong các ngôi chùa nằm giữa đồng mà địch ít lui tới, như chùa Svaydoncum (còn gọi chùa B52, thuộc xã An Tức, Tri Tôn), chùa Rô (Ô Lâm, Tri Tôn)... Nhằm tránh tai mắt kẻ thù, các sư sãi, à cha và bà con Khmer chỉ lập bàn thờ vọng, không để di ảnh Bác. Hằng ngày vẫn thắp nhang tưởng nhớ.

Tâm tưởng về Bác đã đồng hành cùng các phong trào đấu tranh của các vị chức sắc, sư sãi, à cha Phật giáo Nam tông Khmer ở Bảy Núi qua nhiều cuộc biểu tình phản đối địch bình định nông thôn, lập ấp chiến lược, bắt bớ, đốt phá chùa chiền... Niềm yêu kính Bác Hồ đã đồng hành cùng những tấm gương anh dũng ở vùng Bảy Núi như cô Ba Danh dẫn dắt chị em đồng bào dân tộc Khmer đấu tranh chống giặc trong giai đoạn 1970-1973; nữ AHLLVTND Néang Nghét bị địch tra tấn vẫn không đầu hàng.

Ngày giải phóng, một trong những việc đầu tiên người dân Bảy Núi làm là lập bàn thờ Bác, cùng với quá trình xây dựng lại đình, chùa, miếu bị tàn phá bởi chiến tranh. Nếu trước đây người ta “thờ vọng” - bàn thờ chỉ có lư hương, nhang khói - thì trong những ngày độc lập, di ảnh Bác Hồ được đặt trang trọng trên bàn thờ bằng tất cả cảm xúc và niềm hạnh phúc của ngày chiến thắng.

Ở Bảy Núi, nếu không tính thời gian trước giải phóng, từ năm 1975 đã có nhiều đình, chùa... lập bàn thờ Bác. Những di ảnh còn lưu lại đến ngày nay minh chứng cho sự nối truyền tâm tưởng về Bác. Tiêu biểu là ảnh thờ trắng - đen đã lốm đốm bạc màu thời gian, được đặt trang trọng trên bàn thờ ở chính điện đình Cây Me (Châu Lăng, Tri Tôn). Ông Trần Văn Hoài (nay đã hơn 73 tuổi), Ban Quý tế đình Cây Me cho biết: Di ảnh là kỷ vật quý của đình, bởi tấm hình trắng đen này được người dân xã Châu Lăng đem lại đình đặt trên bàn thờ ngay những ngày đầu giải phóng. Ngày đặt di ảnh Bác trên bàn thờ trong đình, bà con đến đây đều khóc. Bởi vì nhiều năm rồi từ ngày Bác ra đi, người dân đều nghe đều biết, nhưng chưa ai được nhìn ảnh vị lãnh tụ của dân tộc.

Bà con tín đồ đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa ở Ba Chúc (Tri Tôn) cũng có tâm trạng như thế khi đặt di ảnh Bác trên bàn thờ phía Đông Lang của ngôi Tam Bửu điện. Cô Sáu (60 tuổi), người thủ từ hương khói Tam Bửu điện, cho biết: “Di ảnh và bàn thờ Bác Hồ đặt ở Đông Lang có từ ngày đầu sau giải phóng. Di ảnh này do một tín đồ của đạo tham gia kháng chiến đem về thờ. Từ đó đến nay đã hơn 40 năm, hàng ngày vẫn hai thời nhang khói”.

Tư tưởng, tấm lòng yêu nước thương dân và tấm gương đạo đức của Bác Hồ có sự tương đồng, gần gũi với giá trị đạo đức truyền thống và đạo đức tôn giáo. Với tâm thức đó, nhiều ngôi đình, chùa ở Bảy Núi nói riêng và An Giang nói chung, trong khoảng 30 năm gần đây đã lập bàn thờ Bác một cách phổ quát. Trụ trì Chau Kim Sa, chùa Phnom Pi Lơ (chùa Nam Vi Trên, xã Châu Lăng, huyện Tri Tôn) cho biết: “Bàn thờ Bác Hồ được lập ở chùa hơn 10 năm nay. Hồi trước thờ bức ảnh nhỏ, sau này nhận được một bức ảnh lớn nên đặt ngay chính điện; bàn thờ cũng rộng hơn”.

Còn ở chùa Thới Sơn, huyện Tịnh Biên - trung tâm của đạo Bửu Sơn Kỳ Hương do Ông Đạo Đoàn Minh Huyên (còn gọi Phật Thầy Tây An) sáng lập - hình tượng Bác Hồ, bàn thờ Bác Hồ được đặt trang trọng ngay chính điện, với bàn thờ cao được cẩn khảm xà cừ, hoa văn rất đẹp. Ông Nguyễn Văn Sáu (76 tuổi), Quản tự chùa Thới Sơn cho biết: “Bàn thờ Bác Hồ được lập hơn mười năm. Đạo đức của Bác Hồ ai cũng thấu hiểu. Bác sống cả đời vì dân tộc”.

Những bàn thờ Bác đặt nơi linh thiêng mà chúng tôi có dịp ngưỡng vọng, hoặc câu chuyện lịch sử về những bức di ảnh, hay tâm tưởng của các bậc tu hành và bà con Nhân dân ở Bảy Núi về Bác; đã giúp chúng tôi nhận ra rằng, đạo đức truyền thống, đạo đức tôn giáo, tư tưởng đạo đức của Bác có sự đồng điệu. Bởi tất cả cùng đề cao lòng yêu thương con người, hy sinh vì con người./.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Cuộc thi vẽ tranh "Đan Mạch trong mắt em 2024" chính thức được phát động

Ngày 25/9, tại trường Nguyễn Siêu (Hà Nội), Hội Hữu nghị Việt Nam - Đan Mạch (VIDAFA) phối hợp với Đại sứ quán Đan Mạch tổ chức lễ phát động cuộc thi vẽ tranh “Đan Mạch trong mắt em” năm 2024 với chủ đề “Những ý tưởng xanh”.
2024-09-25 15:29:44

HND xã Công Lý phối hợp Cty CPSX TM Ngọc Ánh ủng hộ các tỉnh phía Bắc bị thiệt hại của bão Yagi

Thực hiện lời kêu gọi của UBMTTQ các cấp, Hội Nông dân (HND) xã Công Lý đã triển khai vận động hội viên nông dân ủng hộ Nhân dân các tỉnh phía bắc bị thiệt hại do cơn bão số 3.
2024-09-25 10:30:10

HDBank là doanh nghiệp niêm yết được nhà đầu tư yêu thích nhất

Ngày 24/9/2024, Ngân hàng TMCP Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh (HDBank, mã chứng khoán: HDB) được bình chọn là "Doanh nghiệp niêm yết lĩnh vực tài chính vốn hóa lớn có hoạt động Quan hệ Nhà đầu tư được Nhà đầu tư yêu thích nhất", theo kết quả công bố tại IR Awards 2024 do Vietstock, Hiệp hội Các nhà Quản trị Tài chính Việt Nam (VAFE) và Tạp chí Fili đồng tổ chức.
2024-09-25 10:13:17

Xuất hiện tình trạng 'cò đấu giá đất' thao túng thị trường

Theo Bộ Xây dựng, hiện tượng bỏ giá rất cao một số lô đất rồi bỏ cọc, tạo mặt bằng giá ảo để thao túng thị trường nhằm thu lợi bất chính diễn ra khá phổ biến và mang tính tổ chức.
2024-09-25 10:04:22

Các tân sinh viên trường Báo hào hứng với sự kiện Meeting Day

Premiere 2024 đã tổ chức sự kiện đồng hành Meeting Day, tạo cơ hội cho thầy cô và tân sinh viên Khoa Quan Hệ Công Chúng Và Quảng Cáo trò chuyện, giao lưu với nhau.
2024-09-25 10:00:00

Phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại phiên thảo luận chung cấp cao Đại hội đồng LHQ Khoá 79

Ngày 24/9 theo giờ địa phương, tại Trụ sở Liên Hợp Quốc ở New York, Hoa Kỳ, đã diễn ra Lễ khai mạc phiên Thảo luận chung cấp cao Đại hội đồng Liên Hợp Quốc Khoá 79 với chủ đề “Không để ai bị bỏ lại phía sau: Hành động đoàn kết để thúc đẩy hoà bình, phát triển bền vững, phẩm giá con người vì các thế hệ hôm nay và tương lai”.
2024-09-25 09:47:56
Đang tải...