Bộ Công an chỉ ra nhiều lỗ hổng liên quan chứng khoán qua vụ án ông Trịnh Văn Quyết

2023-10-31 09:48:00 0 Bình luận
Qua vụ án cựu chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết thao túng thị trường chứng khoán, Bộ Công an chỉ ra nhiều lỗ hổng như tài khoản mở không kiểm soát, lợi dụng mạng xã hội kích động nhà đầu tư...

Nhóm cổ phiếu "họ nhà" FLC như ROS, AMD, HAI, GAB, FLC, ART từng một thời khuynh đảo thị trường chứng khoán với các phiên thanh khoản lớn, tăng kịch trần liên tiếp. Chẳng hạn, mã cổ phiếu ROS của Công ty CP Xây dựng Faros, thuộc hệ sinh thái FLC, khởi điểm từ giá 10.500 đồng/cổ sau đó đạt đỉnh gần 180.000 đồng trước khi trượt dốc "không phanh" giảm về 2.500 đồng và bị hủy niêm yết.

Người bị cáo buộc đứng sau thao túng nhóm cổ phiếu trên là cựu chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết. Ông cùng hai em gái và 18 người vừa bị Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C01) đề nghị truy tố về tội Thao túng thị trường chứng khoán hoặc Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Ông Quyết từng là một trong những người giàu nhất trên sàn chứng khoán Việt Nam. Trong vụ án này, ông và đồng phạm bị cáo buộc thao túng 5 mã chứng khoán (ROS, AMD, HAI, GAB, FLC, ART) thu lời 732 tỷ đồng và chiếm đoạt hơn 3.600 tỷ đồng bằng chiêu tăng vốn điều lệ khống.

Ông Trịnh Văn Quyết Chủ tịch tập đoàn FLC.

Trước ông Quyết, một cái tên đình đám khác trong làng chứng khoán là Chủ tịch Louis Holdings Đỗ Thành Nhân đã bị phạt hơn 5 năm tù cùng với cáo buộc thao túng thị trường. Thủ đoạn của ông Nhân là mua cổ phiếu "rác" giá 1.000-1.800 đồng sau đó thổi giá tăng gấp 42 lần rồi bán tháo, thu lời 152 tỷ đồng.

Qua điều tra vụ án tại FLC, C01 chỉ ra những "lỗ hổng" liên quan giao dịch trên thị trường chứng khoán.

Thứ nhất, việc mở tài khoản chứng khoán dễ dàng và không kiểm soát dẫn đến bị lợi dụng để thuê, nhờ người khác đứng tên. Nhóm thao túng thị trường sử dụng các tài khoản này để mua bán, tạo cung cầu giả, đẩy giá lên cao rồi bất ngờ bán.

Với các hành vi cho mượn tài khoản chứng khoán, C01 đề nghị Ủy ban Chứng khoán xử phạt hành chính bằng hình thức đình chỉ giao dịch tài khoản 6-12 tháng.

Thứ hai, tội phạm lợi dụng việc thiếu kiểm soát hoạt động mạng xã hội để lập các hội nhóm kín hô hào, kích động, lôi kéo nhà đầu tư. Thông qua đó, họ dễ dàng điều khiển và thao túng thị trường để thu lợi bất chính.

Thứ ba, việc kiểm soát vay vốn theo hình thức hợp tác đầu tư còn nhiều kẽ hở. Nhiều nhóm nghi phạm lợi dụng công ty chứng khoán và công ty thứ ba để lách luật ký hợp đồng cho khách hàng vay với lãi suất cố định để thu lợi. Từ đó, họ có nguồn tiền để giao dịch, đẩy giá chứng khoán thu lời.

Theo C01, tội phạm thao túng chứng khoán ngày càng tinh vi, có tổ chức gây ảnh hưởng lớn đến thị trường và thiệt hại cho nhà đầu tư. Thế nhưng Bộ luật Hình sự hiện hành quy định mức phạt còn thấp, phạt tiền cao nhất 4 tỷ đồng, tù cao nhất 7 năm nên gây khó khăn cho điều tra, không đảm bảo phòng ngừa.

Cho rằng chưa có quy định để xác định thiệt hại cho nhà đầu tư tham gia mua bán các mã chứng khoán trong giai đoạn bị thao túng để có căn cứ xác định thiệt hại, C01 đề nghị Bộ Tài chính phối hợp với Bộ Tư pháp, Hội đồng thẩm phán TAND Tối cao sớm ban hành hướng dẫn cơ sở pháp lý trong việc xác định thiệt hại cho nhà đầu tư.

Đề xuất cấm cho mượn tài khoản chứng khoán

C01 đề nghị Bộ Tài chính đẩy mạnh tuyên truyền, kịp thời cung cấp thông tin chính thống về chủ trương điều hành và tình hình kinh tế vĩ mô để ổn định tâm lý nhà đầu tư. Làm được điều này sẽ tạo niềm tin vào thị trường cho nhà đầu tư và nâng cao nhận thức, hiểu biết và kỹ năng tài chính của họ.

Bộ Tài chính cần tăng cường kiểm tra, yêu cầu các doanh nghiệp niêm yết, công bố thông tin theo quy định; sửa đổi các văn bản hướng dẫn thi hành liên quan đến cổ phiếu như: cấm tổ chức, cá nhân cho mượn pháp nhân hoặc cho mượn giấy tờ để thành lập pháp nhân, mở tài khoản chứng khoán; cấm công ty chứng khoán cho vay tiền để mua cổ phiếu khi tài khoản không có tiền.

Theo Bộ Công an, việc quy định thêm trách nhiệm của các đơn vị quản lý, kiểm toán trong công bố thông tin, niêm yết chứng khoán là cần thiết. Hơn nữa phải có cơ chế giám sát các khâu tăng vốn điều lệ, kiểm toán, đăng ký niêm yết và quản lý giao dịch chứng khoán. Bộ Tài chính cần tăng cường nắm tình hình để phối hợp xử lý hành vi đưa thông tin không chính xác gây mất an toàn thị trường.

Giám sát các cổ phiếu tăng mạnh

Với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, C01 đề nghị tập trung giám sát các giao dịch của mã cổ phiếu có biến động mạnh về giá, các mã được lôi kéo, hô hào trong các hội nhóm. Ủy ban Chứng khoán tăng cường thanh tra các doanh nghiệp đăng ký công ty đại chúng, làm thủ tục niêm yết trên sàn chứng khoán; thu thập thông tin các công ty có dấu hiệu như FLC để chuyển hồ sơ cho Cơ quan Cảnh sát điều tra (Bộ Công an) xử lý.

C01 nhận thấy nhiều doanh nghiệp lợi dụng kẽ hở của pháp luật để dùng các thủ thuật nghiệp vụ kế toán chỉnh sửa, tăng vốn mà cổ đông không phải góp thêm tiền thật. Để ngăn chặn tình trạng tăng vốn ảo, C01 đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư tham mưu cho Chính phủ hoàn thiện chính sách pháp luật, tăng cường giám sát để kiểm tra dòng tiền đầu tư tăng vốn.

Sẽ tiếp tục xử lý hình sự những vụ việc tương tự

Đối với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN), CQĐT đề nghị tăng cường giám sát thị trường chứng khoán, tập trung vào giao dịch các mã cổ phiếu có dấu hiệu biến động giá mạnh nhưng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp yếu kém hoặc chuyển từ lỗ thành lãi.

Kịp thời nhận diện các mã cổ phiếu có giao dịch bất thường và phát hiện các giao dịch của các mã cổ phiếu được lôi kéo, hô hào thông qua các hội, nhóm online, diễn đàn, mạng xã hội, có biến động giá thuộc tiêu chí giám sát của sở giao dịch chứng khoán.

Tăng cường thanh tra, giám sát các doanh nghiệp đăng ký đại chúng, đăng ký niêm yết và các tổ chức khác tham gia thị trường để kịp thời ngăn ngừa sai phạm.

Theo CQĐT, UBCKNN cần xử phạt vi phạm hành chính về hành vi cho mượn tài khoản chứng khoán dẫn đến hành vi thao túng, theo quy định tại khoản 1, Điều 34, Nghị định số 156 đối với các cá nhân, pháp nhân.

CQĐT cũng đề nghị UBCKNN phối hợp để đánh giá lựa chọn một số mã cổ phiếu, trái phiếu, vụ việc nổi cộm để phối hợp kiểm tra, xác minh làm rõ xử lý nghiêm; chuyển Bộ Công an các vụ việc có dấu hiệu tương tự (vụ án FLC - PV) để kịp thời giải quyết.

Đồng thời, đề nghị Bộ Tài chính thường xuyên trao đổi thông tin với các đơn vị nghiệp vụ của Bộ Công an về diễn biến thị trường tài chính, tiền tệ, chứng khoán; các hoạt động đăng ký, niêm yết, phát hành đầu tư, giao dịch cổ phiếu.

Theo kết luận điều tra, trong giai đoạn từ ngày 26/5/2017 đến 10/01/2022, ông Trịnh Văn Quyết chỉ đạo hai em gái Trịnh Thị Thúy Nga và Trịnh Thị Minh Huệ cùng một số người dùng nhiều tài khoản chứng khoán liên tục thực hiện giao dịch để thao túng thị trường chứng khoán. Việc này nhằm đẩy giá cổ phiếu FLC từ 15.500 lên 24.050 đồng/cổ phiếu, tăng 64%.

Ngày 10/1/2022, ông Quyết chỉ đạo đặt bán hơn 76,7 triệu cổ phiếu FLC và khớp lệnh 74,8 triệu cổ phiếu với giá trung bình 22.586 đồng nhưng không công bố thông tin trước khi giao dịch. Tổng số tiền thu về sau khi bán chui cổ phiếu là 1.689 tỷ đồng.

Kết luận xác định, ông Quyết cùng đồng phạm đã thao túng 5 mã cổ phiếu AMD, HAI, GAB, FLC, ART thu lợi bất chính 723 tỷ đồng.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Hải Phòng hỗ trợ 100 triệu đồng/hộ xây mới nhà thiệt hại do bão số 3

Những ngày qua, TP.Hải Phòng đã nhận dc sự quan tâm, chung tay, góp sức từ các tỉnh, thành phố, các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp…trong việc khắc phục hậu quả của cơn bão số 3 gây ra. Đây là cơn bão mạnh nhất trong vòng 30 năm qua trên biển Đông, ảnh hưởng trực tiếp, khiến cho Hải Phòng thiệt hại về người và tài sản lên tới 11.000 tỷ đồng.
2024-09-19 19:48:34

Hội nghị Trung ương 10: Cho ý kiến về 10 nội dung thuộc 2 nhóm vấn đề chiến lược

Thực hiện Chương trình làm việc toàn khoá, hôm nay (18/9) Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII tổ chức Hội nghị lần thứ 10 tại Thủ đô Hà Nội. Hội nghị sẽ thảo luận, cho ý kiến về 10 nội dung thuộc 2 nhóm vấn đề chiến lược và một số việc cụ thể.
2024-09-19 16:02:36

Đại nhạc hội sinh viên kinh tế 2024 chính thức ấn định ngày trở lại

Một tin vui bất ngờ dành cho cộng đồng sinh viên NEU! Sau khi tạm hoãn vì những lý do khách quan, BTC NEU Concert 2024 đã chính thức xác nhận thời gian trở lại vào ngày 5/10.
2024-09-19 15:25:44

Hà Giang: CSGT đến tận trường phổ biến luật ATGT cho học sinh

Để hạn chế tai nạn giao thông xảy ra, đặc biệt là đối với các em học sinh, Đội 2 Phòng CSGT Công tỉnh Hà Giang phối hợp với Trường PTDT nội trú THPT tỉnh Hà Giang tổ chức buổi tuyên truyền, giáo dục Luật giao thông đường bộ cho các em học sinh trong trường.
2024-09-19 15:04:52

Chính sách ưu đãi đối với Doanh nghiệp của thương binh và NKT: Những bất cập cần giải quyết

Hiện nay, Việt Nam các chính sách ưu đãi đối với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật còn thiếu đồng bộ và bất cập. Nhìn chung, việc tiếp cận các chính sách ưu đãi trên của các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động là Người khuyết tật còn gặp nhiều khó khăn, nhiều chính sách chưa đi vào cuộc sống.
2024-09-19 10:50:25

UBMTTQ Việt Nam TP.Hải Phòng tiếp nhận hơn 60 tỷ đồng hỗ trợ sau bão số 3

18/9, Quân khu 7 và các doanh nghiệp đã đến trao tặng kinh phí, nhu yếu phẩm, trang thiết bị, vật tư hỗ trợ Hải Phòng khắc phục hậu quả của cơn bão số 3, tổng số tiền 2 tỷ đồng. Tính đến nay, UBMTTQ Việt Nam TP.Hải Phòng tiếp nhận kinh phí ủng hộ khoảng hơn 60 tỷ đồng.
2024-09-19 10:31:19
Đang tải...