Cầm cố sổ tiết kiệm, chỉ 30 phút vay cả tỷ đồng, biến tướng nguy hiểm
2019-09-21 12:53:29
0 Bình luận
Từ những biến tướng của việc cho vay cầm cố sổ tiết kiệm thời gian qua, việc Ngân hàng Nhà nước phát đi cảnh báo là rất cần thiết. NHNN cũng nên mạnh tay với các hành vi cố ý lợi dụng việc cho vay cầm cố để biến tướng.
Mới đây, Ngân hàng Nhà nước đã ra văn bản cảnh báo về việc cho vay cầm cố sổ tiết kiệm của các ngân hàng không có phương án vay vốn, mục đích sử dụng vốn cụ thể, dễ dẫn đến rủi ro; đồng thời siết chặt hoạt động này của các tổ chức tín dụng. Vậy, vay cầm cố sổ tiết kiệm là gì, vì sao lại trở nên phức tạp?
Từ cách để hỗ trợ khách hàng
Cho vay cầm cố sổ tiết kiệm là một hình thức cấp tín dụng của các ngân hàng. Theo một cán bộ Ngân hàng Nhà nước (NHNN), các ngân hàng thương mại (NHTM) khi cấp tín dụng thường yêu cầu khách hàng phải có tài sản đảm bảo cho khoản vay, trường hợp này, là tiền gửi tiết kiệm của họ. Còn “cầm cố” chỉ là một biện pháp đảm bảo. Theo đó, khách hàng sẽ bàn giao sổ tiết kiệm cho ngân hàng phong toả, quản lý trong suốt thời gian được sử dụng để đảm bảo cho khoản vay.
Theo Giám đốc Quản trị rủi ro của một ngân hàng, loại tài sản là tiền gửi tiết kiệm thường được coi là an toàn nhất, dễ xử lý nhất trong các loại tài sản được đem đảm bảo; và cầm cố cũng là biện pháp mà ngân hàng “nắm đằng chuôi” nên nguồn lực cho việc xử lý các tài sản thường thấp. Chính vì vậy, các ngân hàng thường có xu hướng “thả lỏng” hơn các điều kiện về thẩm định khách hàng, giấy tờ mục đích sử dụng vốn cũng như trình tự, thủ tục cấp tín dụng được đảm bảo bằng tiền gửi cũng rất đơn giản, gọn nhẹ, thậm chí từ lúc yêu cầu, đến lúc giải ngân nhanh nhất chỉ 30 phút đồng hồ.
Cũng theo vị này, “chúng tôi thường ưu tiên tiền gửi tại ngân hàng mình trước, còn tiền gửi tại các tổ chức khác, chúng tôi quy định danh sách các ngân hàng có uy tín, và thường bắt buộc yêu cầu nhân viên đi xác minh số dư, yêu cầu phong toả”.
Khi được hỏi về vay cầm cố sổ tiết kiệm, chị T., một giao dịch viên nhiều năm ở của ngân hàng, cho biết, ở cấp độ của chị, đây là hoạt động rất bình thường, thường được sử dụng để hỗ trợ khách hàng có nhu cầu rút tiền tiết kiệm trước hạn.
“Nếu khách hàng sắp đến hạn nhưng cần rút trước một vài ngày, chúng tôi thường tư vấn giải pháp là vay cầm cố chính sổ tiết kiệm đó, khi đến hạn sẽ tất toán, thu nợ, đỡ thiệt thòi hơn nhiều”.
Chị Hường (Long Biên, Hà Nội), một khách hàng từng cầm cố sổ tiết kiệm, kể: “Tôi có gửi tiết kiệm 1,2 tỷ, thời hạn 3 tháng, lãi suất 5,1%/năm tại một ngân hàng, tính ra được hơn 15 triệu tiền lãi. Nhưng vì có việc gấp, mà 1 tuần nữa mới đến hạn, nếu rút ra ngay bị tính lãi suất không kỳ hạn lãi chỉ được hơn 1 triệu. Trong khi đó, nếu tôi vay cầm cố sổ tiết kiệm, lãi 10%/năm. Khi tất toán, sau khi trừ đi phần lãi suất vay, tôi vẫn còn lãi hơn chục triệu”.
Biến tướng nguy hiểm
Với những khoản vay “giải nguy” tiền mặt cho khách hàng như trên, hồ sơ cho vay thường rất đơn giản, không kèm theo chứng từ chứng minh mục đích sử dụng vốn, thời gian giải ngân rất nhanh. Tuy nhiên, ở các cấp độ cao hơn trong hệ thống ngân hàng, đây lại đang trở thành một công cụ biến tướng.
Đầu tiên, việc cầm cố sổ tiết kiệm trở thành công cụ “chạy chỉ tiêu kinh doanh” cho các chi nhánh của ngân hàng. “Cuối năm thường thiếu chỉ tiêu dư nợ, các giám đốc chi nhánh thường có ‘chiêu’ là đề nghị một số khách hàng thân quen cầm cố tiết kiệm/tiền gửi, để giải ngân. Việc này làm tăng cả hai đầu, dư nợ và dư tiền gửi, lại tương đối an toàn nên thường được áp dụng” - Giám đốc một chi nhánh NHTM cho hay.
Dấu hiệu rõ ràng nhất của tình trạng này, là dư nợ thường tăng nhanh vào các thời điểm chốt như 30/6 hay 31/12, nhưng qua mốc đó dư nợ sụt giảm mạnh.
“Chúng tôi biết việc này, và đã từng xử lý kỷ luật cả giám đốc chi nhánh, giám đốc kinh doanh có liên quan”, Giám đốc Quản trị rủi ro một một ngân hàng chia sẻ. Tuy nhiên, đây vẫn là hình thức biến tướng còn nhẹ nhàng, và chưa quá nguy hiểm cho hệ thống ngân hàng”, vị giám đốc trên nhận xét.
Biến tướng nguy hiểm hơn là việc lợi dụng tính an toàn theo lý thuyết của việc đảm bảo tiền vay bằng sổ tiết kiệm/tiền gửi để buông lỏng việc thẩm định cho vay ban đầu, thiếu thu thập các chứng từ chứng minh mục đích sử dụng vốn, hồ sơ yêu cầu đơn giản, quá trình thẩm định khoản vay ngắn.
Đây chính là một trong những cách làm biến tướng việc cho vay cầm cố bằng tiền gửi. Trong đại án Phạm Công Danh tại Ngân hàng Xây dựng (VNCB), ông này đã cầm cố một số dư tiền tiền gửi lớn của VNCB tại các ngân hàng khác, bảo lãnh cho các khoản vay của các công ty nằm trong liên minh của mình. Khi đến hạn, các công ty con này không có tiền trả, ngân hàng thì thu nợ bằng số tiền cầm cố, dẫn đến thiệt hại cho chính VNCB.
Cáo trạng thể hiện rõ việc thẩm định các khoản vay trên của các ngân hàng đều thiếu trách nhiệm, được phê duyệt thần tốc, quản lý sau vay lỏng lẻo, để Phạm Công Danh sử dụng vốn sai mục đích. Cho đến tận phiên xét xử phúc thẩm, tính hợp pháp của khoản vay và số phận của khoản tiền được cầm cố vẫn là sự tranh cãi kịch liệt giữa các bên.
Một loại hình tội phạm cũng đang nổi lên, là cán bộ ngân hàng lợi dụng việc vay cầm cố để chiếm đoạt tài sản của khách hàng. Với lòng tin, khách hàng đã đưa sổ tiết kiệm cho cán bộ, thường là lãnh đạo của chi nhánh/phòng giao dịch ngân hàng. Chính những người này lại quay ra làm giả hồ sơ để vay vốn, hình thức đảm bảo bằng cầm cố các sổ tiết kiệm.
Từ những biến tướng của việc cho vay cầm cố sổ tiết kiệm thời gian qua, việc NHNN ra văn bản cảnh báo là rất cần thiết. Có lẽ, NHNN cũng nên mạnh tay với các hành vi cố ý lợi dụng việc cho vay cầm cố để biến tướng, làm sai lệch các chỉ số.
Đồng thời, bản thân các ngân hàng cũng định vị lại rủi ro, và có tiêu chí để kiểm soát được loại hình cho vay này, vừa hỗ trợ được khách hàng với mục đích tốt đẹp, giảm thiệt thòi khi gửi tiết kiệm nhưng cũng cần kiểm soát chặt chẽ rủi ro, tránh biến tướng, lợi dụng.
Từ cách để hỗ trợ khách hàng
Cho vay cầm cố sổ tiết kiệm là một hình thức cấp tín dụng của các ngân hàng. Theo một cán bộ Ngân hàng Nhà nước (NHNN), các ngân hàng thương mại (NHTM) khi cấp tín dụng thường yêu cầu khách hàng phải có tài sản đảm bảo cho khoản vay, trường hợp này, là tiền gửi tiết kiệm của họ. Còn “cầm cố” chỉ là một biện pháp đảm bảo. Theo đó, khách hàng sẽ bàn giao sổ tiết kiệm cho ngân hàng phong toả, quản lý trong suốt thời gian được sử dụng để đảm bảo cho khoản vay.
Theo Giám đốc Quản trị rủi ro của một ngân hàng, loại tài sản là tiền gửi tiết kiệm thường được coi là an toàn nhất, dễ xử lý nhất trong các loại tài sản được đem đảm bảo; và cầm cố cũng là biện pháp mà ngân hàng “nắm đằng chuôi” nên nguồn lực cho việc xử lý các tài sản thường thấp. Chính vì vậy, các ngân hàng thường có xu hướng “thả lỏng” hơn các điều kiện về thẩm định khách hàng, giấy tờ mục đích sử dụng vốn cũng như trình tự, thủ tục cấp tín dụng được đảm bảo bằng tiền gửi cũng rất đơn giản, gọn nhẹ, thậm chí từ lúc yêu cầu, đến lúc giải ngân nhanh nhất chỉ 30 phút đồng hồ.
![]() |
Cho vay cầm cố sổ tiết kiệm là một hình thức cấp tín dụng của các ngân hàng |
Cũng theo vị này, “chúng tôi thường ưu tiên tiền gửi tại ngân hàng mình trước, còn tiền gửi tại các tổ chức khác, chúng tôi quy định danh sách các ngân hàng có uy tín, và thường bắt buộc yêu cầu nhân viên đi xác minh số dư, yêu cầu phong toả”.
Khi được hỏi về vay cầm cố sổ tiết kiệm, chị T., một giao dịch viên nhiều năm ở của ngân hàng, cho biết, ở cấp độ của chị, đây là hoạt động rất bình thường, thường được sử dụng để hỗ trợ khách hàng có nhu cầu rút tiền tiết kiệm trước hạn.
“Nếu khách hàng sắp đến hạn nhưng cần rút trước một vài ngày, chúng tôi thường tư vấn giải pháp là vay cầm cố chính sổ tiết kiệm đó, khi đến hạn sẽ tất toán, thu nợ, đỡ thiệt thòi hơn nhiều”.
Chị Hường (Long Biên, Hà Nội), một khách hàng từng cầm cố sổ tiết kiệm, kể: “Tôi có gửi tiết kiệm 1,2 tỷ, thời hạn 3 tháng, lãi suất 5,1%/năm tại một ngân hàng, tính ra được hơn 15 triệu tiền lãi. Nhưng vì có việc gấp, mà 1 tuần nữa mới đến hạn, nếu rút ra ngay bị tính lãi suất không kỳ hạn lãi chỉ được hơn 1 triệu. Trong khi đó, nếu tôi vay cầm cố sổ tiết kiệm, lãi 10%/năm. Khi tất toán, sau khi trừ đi phần lãi suất vay, tôi vẫn còn lãi hơn chục triệu”.
Biến tướng nguy hiểm
Với những khoản vay “giải nguy” tiền mặt cho khách hàng như trên, hồ sơ cho vay thường rất đơn giản, không kèm theo chứng từ chứng minh mục đích sử dụng vốn, thời gian giải ngân rất nhanh. Tuy nhiên, ở các cấp độ cao hơn trong hệ thống ngân hàng, đây lại đang trở thành một công cụ biến tướng.
Đầu tiên, việc cầm cố sổ tiết kiệm trở thành công cụ “chạy chỉ tiêu kinh doanh” cho các chi nhánh của ngân hàng. “Cuối năm thường thiếu chỉ tiêu dư nợ, các giám đốc chi nhánh thường có ‘chiêu’ là đề nghị một số khách hàng thân quen cầm cố tiết kiệm/tiền gửi, để giải ngân. Việc này làm tăng cả hai đầu, dư nợ và dư tiền gửi, lại tương đối an toàn nên thường được áp dụng” - Giám đốc một chi nhánh NHTM cho hay.
![]() |
NHNN cũng nên mạnh tay với các hành vi cố ý lợi dụng việc cho vay cầm cố để biến tướng (ảnh minh họa) |
Dấu hiệu rõ ràng nhất của tình trạng này, là dư nợ thường tăng nhanh vào các thời điểm chốt như 30/6 hay 31/12, nhưng qua mốc đó dư nợ sụt giảm mạnh.
“Chúng tôi biết việc này, và đã từng xử lý kỷ luật cả giám đốc chi nhánh, giám đốc kinh doanh có liên quan”, Giám đốc Quản trị rủi ro một một ngân hàng chia sẻ. Tuy nhiên, đây vẫn là hình thức biến tướng còn nhẹ nhàng, và chưa quá nguy hiểm cho hệ thống ngân hàng”, vị giám đốc trên nhận xét.
Biến tướng nguy hiểm hơn là việc lợi dụng tính an toàn theo lý thuyết của việc đảm bảo tiền vay bằng sổ tiết kiệm/tiền gửi để buông lỏng việc thẩm định cho vay ban đầu, thiếu thu thập các chứng từ chứng minh mục đích sử dụng vốn, hồ sơ yêu cầu đơn giản, quá trình thẩm định khoản vay ngắn.
Đây chính là một trong những cách làm biến tướng việc cho vay cầm cố bằng tiền gửi. Trong đại án Phạm Công Danh tại Ngân hàng Xây dựng (VNCB), ông này đã cầm cố một số dư tiền tiền gửi lớn của VNCB tại các ngân hàng khác, bảo lãnh cho các khoản vay của các công ty nằm trong liên minh của mình. Khi đến hạn, các công ty con này không có tiền trả, ngân hàng thì thu nợ bằng số tiền cầm cố, dẫn đến thiệt hại cho chính VNCB.
Cáo trạng thể hiện rõ việc thẩm định các khoản vay trên của các ngân hàng đều thiếu trách nhiệm, được phê duyệt thần tốc, quản lý sau vay lỏng lẻo, để Phạm Công Danh sử dụng vốn sai mục đích. Cho đến tận phiên xét xử phúc thẩm, tính hợp pháp của khoản vay và số phận của khoản tiền được cầm cố vẫn là sự tranh cãi kịch liệt giữa các bên.
Một loại hình tội phạm cũng đang nổi lên, là cán bộ ngân hàng lợi dụng việc vay cầm cố để chiếm đoạt tài sản của khách hàng. Với lòng tin, khách hàng đã đưa sổ tiết kiệm cho cán bộ, thường là lãnh đạo của chi nhánh/phòng giao dịch ngân hàng. Chính những người này lại quay ra làm giả hồ sơ để vay vốn, hình thức đảm bảo bằng cầm cố các sổ tiết kiệm.
Từ những biến tướng của việc cho vay cầm cố sổ tiết kiệm thời gian qua, việc NHNN ra văn bản cảnh báo là rất cần thiết. Có lẽ, NHNN cũng nên mạnh tay với các hành vi cố ý lợi dụng việc cho vay cầm cố để biến tướng, làm sai lệch các chỉ số.
Đồng thời, bản thân các ngân hàng cũng định vị lại rủi ro, và có tiêu chí để kiểm soát được loại hình cho vay này, vừa hỗ trợ được khách hàng với mục đích tốt đẹp, giảm thiệt thòi khi gửi tiết kiệm nhưng cũng cần kiểm soát chặt chẽ rủi ro, tránh biến tướng, lợi dụng.
Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binh và người khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.
Theo Vietnamnet
Công an Quảng Trị dâng hoa, dâng hương tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ
Hướng tới dịp kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/71947 – 27/7/2025), Công an Quảng Trị tổ chức dâng hoa, dâng hương tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ tại Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Trường Sơn, Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Đường 9, Thành cổ Quảng Trị và Bến thả hoa bờ nam sông Thạch Hãn.
2025-07-04 17:37:57
Vũ Phi Hổ vị quan thanh liêm
Trước khi bỏ cấp huyện, thành phố Hạ Long đầu tư 29 tỷ đồng, xây dựng con đường 4 làn xe lòng đường rộng 26m, dài 500m nối đường QL279 với đền thờ “Anh nghị Đại vương” Phó đô Ngự sử, tiến sĩ Vũ Phi Hổ tại xã Lê Lợi.
2025-07-04 10:26:00
Quy định mới về giá bán, thuê mua nhà ở xã hội
Chính phủ ban hành Nghị định số 192/2025/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Nghị quyết số 201/2025/QH15 ngày 29/5/2025 của Quốc hội thí điểm về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội.
2025-07-04 09:19:13
Tổng thống Hoa Kỳ thông báo đạt được thỏa thuận thương mại với Việt Nam
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã thông báo đạt được thỏa thuận thương mại với Việt Nam sau cuộc điện đàm với Tổng Bí thư Tô Lâm về quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ và đàm phán về thuế đối ứng giữa hai nước.
2025-07-03 18:55:07
Hạ tầng APEC trăm nghìn tỷ đổ bộ, Phú Quốc cất cánh siêu đô thị tương lai
Hàng loạt dự án hạ tầng chiến lược với tổng vốn đầu tư lên tới hàng trăm nghìn tỷ đồng đang được triển khai tại Phú Quốc nhằm phục vụ Tuần lễ Cấp cao APEC 2027, tạo cú hích cho Phú Quốc chuyển mình mạnh mẽ, từng bước hiện thực hóa khát vọng trở thành một đô thị biển đẳng cấp quốc tế, trung tâm tài chính – du lịch mới của khu vực
2025-07-03 14:27:52
Diễn đàn công nghiệp sản xuất M-TALKS 2025 tại Hà Nội
Ngày 2/7, tại Hà Nội, RX Tradex Việt Nam tổ chức Diễn đàn công nghiệp sản xuất M-TALKS 2025. Sự kiện mang chủ đề “Đổi mới tương lai ngành sản xuất điện tử Việt Nam: Ứng dụng Al, Tự động hóa và Hội nhập chuỗi cung ứng toàn cầu”, đây là hoạt động mở màn cho chuỗi hội thảo chuyên ngành trong khuôn khổ triển lãm quốc tế NEPCON Vietnam 2025 sẽ diễn ra từ ngày 10-12/9/2025 tại Trung tâm Triển lãm Quốc tế I.C.E Hà Nội.
2025-07-03 10:28:45