Cần biết gì để tránh bị sập bẫy những cơ sở thẩm mỹ chui
2019-02-19 22:51:51
0 Bình luận
HOANHAP.VN - Có không ít người tìm đến các cơ sở thẩm mỹ để làm đẹp nhưng lại không biết cơ sở đó có được thực hiện dịch vụ mà mình đang có nhu cầu hay không và dẫn đến sập bẫy các sơ sở làm đẹp chui để rồi nhận quả đắng.
Mới đây, báo chí đã phản ánh môt loạt thẩm mỹ viện ở Hà Nội bị xử phạt vì vi phạm quy định, quảng cáo sai phép gồm: Thẩm mỹ viện Sline, Hoàng Tuấn, thẩm mỹ viện Hoàng Sơn, Viện thẩm mỹ Hà Nội, Asia, D'Vincy... vô tư quảng cáo sai quy định, quảng cáo các dịch vụ vượt quá phạm vi chuyên môn. Bên cạnh đó, báo chí cũng điều tra phản ánh nhiều cơ sở thẩm mỹ hoạt động không phép như Thẩm mỹ viện Hanwool Beauty & Spa tại 88 Bùi Thị Xuân, Thẩm mỹ viện Mailisa quảng cáo mỹ phẩm như thần dược chữa bệnh, Học viện Thẩm mỹ Dontra thì ngang nhiên lừa dối học viên và cơ quan chức năng.
Để hiểu đúng hơn về các cơ sở thẩm mỹ tư nhân hiện nay, tránh mắc lừa các cơ sở làm đẹp chui, không phép, hoạt động sai quy định, những người có nhu cầu làm đẹp cần biết về các hình thức tổ chức của cơ sở thẩm mỹ.
Căn cứ Khoản 3 Điều 11 Nghị định 155/2018/NĐ-CP, sửa đổi điều 22 Nghị định số 109/2016/NĐ-CP quy định cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, có thể thấy có 3 hình thức tổ chức của cơ sở thẩm mỹ gồm: Khoa phẫu thuật thẩm mỹ của bệnh viện đa khoa và bệnh viện chuyên khoa phẫu thuật thẩm mỹ; Phòng khám chuyên khoa thẩm mỹ; Cơ sở dịch vụ thẩm mỹ.
Tuy nhiên, do tâm lý ngại đến bệnh viện nên khi có nhu cầu làm đẹp, người dân thường tìm đến các cơ sở tư nhân bên ngoài với các tên gọi phòng khám phẫu thuật thẩm mỹ, thẩm mỹ viện, spa… để làm đẹp.
Chính vì không nắm rõ các điều kiện được cấp phép, chức năng hoạt động của các cơ sở thẩm mỹ này nên nhiều người dân nhầm lẫn về các dịch vụ được phép làm và không được phép làm tại các cơ sở thẩm mỹ kể trên và dẫn tới tiền mất tật mang, thậm chí phải trả giá bằng cả tính mạng.
Tại Khoản 4 Điều 11 Nghị định 155/2018/NĐ-CP có bổ sung Điều 23a Nghị định số 109/2016/NĐ-CP về điều kiện chung để cấp giấy phép hoạt động đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có quy định có ghi, điều kiện nhân lực Phòng khám chuyên khoa thẩm mỹ phải là bác sĩ chuyên khoa phẫu thuật tạo hình hoặc chuyên khoa phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ hoặc chuyên khoa phẫu thuật thẩm mỹ.
Còn Cơ sở dịch vụ thẩm mỹ không thuộc loại hình phải có giấy phép hoạt động nhưng phải có văn bản thông báo đáp ứng đủ điều kiện cung cấp dịch vụ thẩm mỹ theo mẫu quy định tại Phụ lục VIII ban hành kèm theo Nghị định này gửi về Sở Y tế nơi đặt trụ sở trước khi hoạt động ít nhất 10 ngày.
Các dịch vụ thẩm mỹ có sử dụng thuốc, các chất, thiết bị để can thiệp vào cơ thể người (phẫu thuật, thủ thuật, các can thiệp có tiêm, chích, bơm, chiếu tia, sóng, đốt hoặc các can thiệp xâm lấn khác) làm thay đổi màu sắc da, hình dạng, cân nặng, khiếm khuyết của các bộ phận trên cơ thể (da, mũi, mắt, môi, khuôn mặt, ngực, bụng, mông và các bộ phận khác trên cơ thể người), xăm, phun, thêu trên da có sử dụng thuốc gây tê dạng tiêm chỉ được thực hiện tại bệnh viện có chuyên khoa thẩm mỹ hoặc phòng khám chuyên khoa thẩm mỹ hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có phạm vi hoạt động chuyên môn về chuyên khoa thẩm mỹ tùy theo phạm vi hoạt động chuyên môn được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
Để hiểu đúng hơn về các cơ sở thẩm mỹ tư nhân hiện nay, tránh mắc lừa các cơ sở làm đẹp chui, không phép, hoạt động sai quy định, những người có nhu cầu làm đẹp cần biết về các hình thức tổ chức của cơ sở thẩm mỹ.
Hanwool Beauty & Spa tại 88 Bùi Thị Xuân hoạt động chui |
Căn cứ Khoản 3 Điều 11 Nghị định 155/2018/NĐ-CP, sửa đổi điều 22 Nghị định số 109/2016/NĐ-CP quy định cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, có thể thấy có 3 hình thức tổ chức của cơ sở thẩm mỹ gồm: Khoa phẫu thuật thẩm mỹ của bệnh viện đa khoa và bệnh viện chuyên khoa phẫu thuật thẩm mỹ; Phòng khám chuyên khoa thẩm mỹ; Cơ sở dịch vụ thẩm mỹ.
Tuy nhiên, do tâm lý ngại đến bệnh viện nên khi có nhu cầu làm đẹp, người dân thường tìm đến các cơ sở tư nhân bên ngoài với các tên gọi phòng khám phẫu thuật thẩm mỹ, thẩm mỹ viện, spa… để làm đẹp.
Chính vì không nắm rõ các điều kiện được cấp phép, chức năng hoạt động của các cơ sở thẩm mỹ này nên nhiều người dân nhầm lẫn về các dịch vụ được phép làm và không được phép làm tại các cơ sở thẩm mỹ kể trên và dẫn tới tiền mất tật mang, thậm chí phải trả giá bằng cả tính mạng.
Học viện Thẩm mỹ Dontra bị xử phạt vì kinh doanh mỹ phẩm không rõ nguồn gốc |
Tại Khoản 4 Điều 11 Nghị định 155/2018/NĐ-CP có bổ sung Điều 23a Nghị định số 109/2016/NĐ-CP về điều kiện chung để cấp giấy phép hoạt động đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có quy định có ghi, điều kiện nhân lực Phòng khám chuyên khoa thẩm mỹ phải là bác sĩ chuyên khoa phẫu thuật tạo hình hoặc chuyên khoa phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ hoặc chuyên khoa phẫu thuật thẩm mỹ.
Còn Cơ sở dịch vụ thẩm mỹ không thuộc loại hình phải có giấy phép hoạt động nhưng phải có văn bản thông báo đáp ứng đủ điều kiện cung cấp dịch vụ thẩm mỹ theo mẫu quy định tại Phụ lục VIII ban hành kèm theo Nghị định này gửi về Sở Y tế nơi đặt trụ sở trước khi hoạt động ít nhất 10 ngày.
Thẩm mỹ viện Mailisa bị tố vì lợi nhuận mà nhẫn tâm lừa dối khách hàng |
Các dịch vụ thẩm mỹ có sử dụng thuốc, các chất, thiết bị để can thiệp vào cơ thể người (phẫu thuật, thủ thuật, các can thiệp có tiêm, chích, bơm, chiếu tia, sóng, đốt hoặc các can thiệp xâm lấn khác) làm thay đổi màu sắc da, hình dạng, cân nặng, khiếm khuyết của các bộ phận trên cơ thể (da, mũi, mắt, môi, khuôn mặt, ngực, bụng, mông và các bộ phận khác trên cơ thể người), xăm, phun, thêu trên da có sử dụng thuốc gây tê dạng tiêm chỉ được thực hiện tại bệnh viện có chuyên khoa thẩm mỹ hoặc phòng khám chuyên khoa thẩm mỹ hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có phạm vi hoạt động chuyên môn về chuyên khoa thẩm mỹ tùy theo phạm vi hoạt động chuyên môn được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binh và người khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.
Yến Nhi (t/h)