Những lớp học chắp cánh ước mơ cho người khuyết tật

2023-05-16 14:00:00 0 Bình luận
Tình yêu thương, sự quan tâm từ những người bố, người mẹ thứ hai, những người đồng cảnh ngộ và cộng đồng đã trở thành điểm tựa, niềm tin cho ước mơ của những người khuyết tật được bay cao, bay xa…

Trao việc làm, tạo niềm tin

Theo báo Quân đội Nhân dân, lớp học vẽ ở Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp cho người khuyết tật và trẻ mồ côi thành phố Hồ Chí Minh (xã Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn) của họa sĩ Nguyễn Hoàng có 15 học viên đều là người khuyết tật. Cũng vì vậy mà công việc của anh vất vả hơn nhiều, bởi dạy vẽ cho người bình thường đã khó, dạy vẽ cho người khuyết tật còn khó hơn vô vàn.

Những ánh mắt ngơ ngác, những đôi tay tật nguyền lóng ngóng, những gương mặt đủ sắc màu biểu cảm... trước giờ vào lớp, bỗng thay đổi hoàn toàn khi thầy Hoàng bắt đầu giờ giảng. Dường như các em cảm nhận được tấm lòng nhân ái, sự quan tâm, đồng cảm của thầy trước nỗi bất hạnh của mỗi phận đời nên tất cả học trò đều rất chăm chú lắng nghe, tích cực học tập để không phụ công lao thầy dạy dỗ.

Không chỉ dạy nghề, anh Nguyễn Văn Hoàng còn truyền cảm hứng và dạy các em đạo đức làm người; thân tình, thấu hiểu như một người cha, người chú thương yêu các em vô bờ bến. Đến nay, nhiều học trò trong lớp học vẽ của thầy Hoàng đã ra ngoài tự lập, có việc làm ổn định, sống được với nghề và có đóng góp nhất định cho gia đình và cộng đồng xã hội.

Chắp cánh ước mơ cho người khuyết tật bay cao, bay xa (ảnh minh họa).

Vực dậy niềm vui sống

Chia sẻ với báo Hà Nội mới, chị Lê Nguyễn Thùy An nhấn mạnh, “Là người khuyết tật từ miền Trung tới Hà Nội, tôi may mắn được anh Lê Việt Cường tạo điều kiện vào làm việc tại Vụn Art. Hiện nay, thu nhập của tôi khá ổn. Tôi muốn được gắn bó lâu dài với cơ sở, bởi nơi này không chỉ mang lại thu nhập mà còn là nơi tôi được sinh hoạt, giao lưu với những người cùng cảnh ngộ”.

Với mong muốn tập hợp, tạo công ăn việc làm cho người khuyết tật, anh Lê Việt Cường, Chủ tịch Hội Người khuyết tật quận Hà Đông đã sáng lập Vụn Art (một tổ chức chuyên làm các sản phẩm thủ công từ vải vụn) từ năm 2017.

Hiện nay, Vụn Art có 21 nhân công, trong đó có 18 người khuyết tật. Ngoài mức thu nhập bình quân 3 triệu đồng/người/tháng, Vụn Art đóng 100% tiền bảo hiểm xã hội, thuê nhà ở cho người khuyết tật. “Việc đào tạo không chỉ là dạy nghề, mà còn là một liệu pháp giúp người khuyết tật phục hồi thương tổn, đặc biệt là những tổn thương về tinh thần. Sự thay đổi thấy rõ đó chính là món quà mà gia đình người khuyết tật nhận được. Giờ đây họ tự tin hơn, lạc quan hơn, không còn nhút nhát mặc cảm nữa. Mang lại niềm vui sống cho họ, đó mới chính là thành tựu thật sự của chúng tôi, thành tựu nhân văn, hướng đến con người.” – Anh Cường chia sẻ.

Cũng vì mục tiêu lan tỏa hơn nữa tinh thần nhân văn ấy mà những năm qua, Vụn Art đã trở thành một trong những mô hình kinh tế tập thể có thương hiệu ở Việt Nam và quốc tế trong lĩnh vực văn hóa sáng tạo gắn liền với tạo việc làm cho người khuyết tật, thay đổi cách nhìn nhận của xã hội về khả năng lao động, sáng tạo của người khuyết tật.

Chắp cánh ước mơ bay cao, bay xa cho người khuyết tật

Theo Đời sống và Pháp luật, “thầy giáo xe lăn” Nguyễn Ngọc Lâm đã mở lớp học dạy tin học và kỹ năng sống cho những người khuyết tật, có số phận kém may mắn.

Từ một người khuyết tật với tổn thương 97%, anh Nguyễn Ngọc Lâm, 35 tuổi, quê ở Thanh Hóa không đầu hàng số phận. Anh đã mạnh mẽ vượt lên trên sự đau đớn và khiếm khuyết trên cơ thể của mình để theo học tại Trung tâm bảo trợ “Làng may mắn” và trở thành thầy giáo với tên gọi thân thương được mọi người thường gọi là “thầy giáo xe lăn”.

Bằng trái tim nhân hậu, anh Lâm hằng ngày tới lớp, truyền tình yêu thương, truyền đạt kiến thức và nghị lực sống kiên cường tới các em học sinh. Ngoài giờ giảng dạy trên lớp, thứ bảy hàng tuần, anh Lâm mở thêm một lớp học về kỹ năng sống miễn phí tại trung tâm.

Mỗi em ở đây có một số phận, một hoàn cảnh đáng thương, em thì có gia cảnh nghèo khó, em thì bị câm điếc bẩm sinh, em thì bị khuyết tật... Những bài giảng của anh thường giáo dục các em về tình yêu gia đình, quê hương và đất nước. Giáo dục các em những đức tính tốt mà con người cần hướng tới như: nhân, lễ, nghĩa, chí, tín.

Bên cạnh đó, anh Lâm còn sẻ chia về kinh nghiệm sống, kỹ năng sống trong cuộc đời. Những đứa trẻ thiệt thòi về vật chất, về sức khỏe nhưng bù lại có một người thầy tuyệt vời, luôn yêu thương, quan tâm, giúp đỡ các em.

Tại “Làng may mắn”, những đứa trẻ khuyết tật, thiếu may mắn hồn nhiên đã quen thuộc với hình ảnh “thầy giáo xe lăn” Ngọc Lâm trên bục giảng truyền đạt tri thức và nghị lực sống mãnh liệt. Nhờ những bài giảng về kỹ năng tin học và kỹ năng sống của anh Lâm mà các em học sinh ở đây có thể tự tin đi ra ngoài để tìm việc làm phù hợp với bản thân. Từ đó, giúp các em có thể hiện thực hóa ước mơ của mình, ổn định kinh tế, tự tin thu hẹp khoảng cách giữa những người khuyết tật với xã hội và hòa nhập cộng đồng.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Hội nghị Trung ương 10: Cho ý kiến về 10 nội dung thuộc 2 nhóm vấn đề chiến lược

Thực hiện Chương trình làm việc toàn khoá, hôm nay (18/9) Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII tổ chức Hội nghị lần thứ 10 tại Thủ đô Hà Nội. Hội nghị sẽ thảo luận, cho ý kiến về 10 nội dung thuộc 2 nhóm vấn đề chiến lược và một số việc cụ thể.
2024-09-19 16:02:36

Hà Giang: CSGT đến tận trường phổ biến luật ATGT cho học sinh

Để hạn chế tai nạn giao thông xảy ra, đặc biệt là đối với các em học sinh, Đội 2 Phòng CSGT Công tỉnh Hà Giang phối hợp với Trường PTDT nội trú THPT tỉnh Hà Giang tổ chức buổi tuyên truyền, giáo dục Luật giao thông đường bộ cho các em học sinh trong trường.
2024-09-19 15:04:52

Chính sách ưu đãi đối với Doanh nghiệp của thương binh và NKT: Những bất cập cần giải quyết

Hiện nay, Việt Nam các chính sách ưu đãi đối với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật còn thiếu đồng bộ và bất cập. Nhìn chung, việc tiếp cận các chính sách ưu đãi trên của các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động là Người khuyết tật còn gặp nhiều khó khăn, nhiều chính sách chưa đi vào cuộc sống.
2024-09-19 10:50:25

Thủ tướng chỉ đạo tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ

Theo dự báo của Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão trong đêm 18/9, gây gió mạnh, sóng lớn ven biển và đất liền từ Hà Tĩnh đến Quảng Nam. Để chủ động ứng phó, Thủ tướng Phạm Minh Chính ký Công điện số 98/CĐ-TTg ngày 18/9/2024 chỉ đạo tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ.
2024-09-19 10:25:26

Nghĩa tình thủy chung của Bộ đội Cụ Hồ với bạn bè quốc tế

Truyền thống nghĩa tình thủy chung quốc tế của Bộ đội Cụ Hồ có cội nguồn sâu xa từ truyền thống nhân nghĩa yêu thương của người Việt Nam “thương người như thể thương thân”, “lá lành đùm lá rách”.
2024-09-19 10:07:15

Văn bản Phúc đáp của Tổng cục Chính trị - Bộ Quốc Phòng

Ngày 30/7/2024, Tạp chí điện tử Hòa nhập nhận được Đơn đề nghị ghi ngày 23/7/2024 của cựu chiến binh (CCB) Trương Công Ninh (Sinh năm 1954), đối tượng hưởng trợ cấp chất độc hóa học dioxin; hiện đang ngụ tại số nhà 18 đường Trương Đăng Quỹ, tổ dân phố Đông Trung, thị trấn Kiến Xương, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình.
2024-09-18 18:57:28
Đang tải...