Chiến tranh biên giới 1979: Liên Xô đã ủng hộ Việt Nam như thế nào?

2016-02-16 08:43:33 0 Bình luận
Để biểu thị sự ủng hộ đối với Việt Nam và buộc Trung Quốc phải chuyển một phần lực lượng quân đội, 6 quân khu Liên Xô luôn được đặt trong tình trạng báo động và sẵn sàng chiến đấu. Một cuộc biểu dương lực lượng khổng lồ đã được Liên Xô tổ chức.
 
Cảng Cam Ranh tháng 3-1979, các thành viên tàu BPK "Vasily Chapaev" và sỹ quan chiến sỹ vùng 4 hải quân Việt Nam chụp ảnh lưu niệm.

Hãng tin Sputnik hồi tháng 1/2015 từng đăng tải bài viết về vai trò của Liên Xô trong chiến tranh biên giới Việt - Trung nhân dịp kỷ niệm 65 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Nga - Việt Nam. Bài bình luận của tác giả Aleksei Lensov nói về những viện trợ của Moscow dành cho Hà Nội trong cuộc chiến bảo vệ Tổ quốc khi Trung Quốc mở cuộc tấn công vào biên giới phía bắc Việt Nam năm 1979. Ông viết: "Đó là cuộc tấn công mạnh mẽ nhất từ phía Bắc trong vòng hơn hai thiên niên kỷ, với lực lượng thực hiện lên đến 600.000 người".

Để biểu thị sự ủng hộ đối với Việt Nam và buộc Trung Quốc phải chuyển một phần lực lượng quân đội, 6 quân khu Liên Xô luôn được đặt trong tình trạng báo động và sẵn sàng chiến đấu. Một cuộc biểu dương lực lượng khổng lồ đã được Liên Xô tổ chức từ đầu tháng 3/1979. Trong giai đoạn từ ngày 12 đến 26/3 (với mục đích tạo áp lực quân sự lên Trung Quốc do những hành động gây chiến chống lại nước láng giềng) theo quyết định của Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Liên xô, trên tất cả các quân khu vùng biên giới phía Đông, trên lãnh thổ Mông Cổ và trên biển Thái bình dương tiến hành cuộc diễn tập hiệp đồng quân binh chủng và diễn tập hải quân có sử dụng đạn thật. Trong cuộc diễn tập lớn nhất trong lịch sử quân sự có sử dụng lực lượng của 29 sư đoàn bộ binh cơ giới với số quân lên đến 250.000 quân nhân, 2.600 xe tăng, 900 máy bay và 80 chiến hạm. Các trung đoàn máy bay chiến đấu từ lãnh thổ của Ukraine và Belarus cũng được chuyển đến miền đông Liên Xô, trong đó có một sư đoàn ở Mông Cổ, trên sân bay trọng yếu chỉ cách Bắc Kinh 1,5 giờ bay.

Những đợt diễn tập lớn nhất được thực hiện tại Mông Cổ, trong diễn tập có sự tham gia của 6 sư đoàn Bộ binh Cơ giới và Tăng thiết giáp, 3 trong số các đơn vị được điều động từ Siberia và Zabaikalia. Ngoài ra trên lãnh thổ Mông Cổ tham gia diễn tập có 2 lữ đoàn, 3 sư đoàn không quân chiến trường, các đơn vị và phân đội đặc chủng tăng cường. Ngoài ra, cũng trong giai đoạn đó, đồng thời tiến hành các hoạt động diễn tập thực binh của các lực lượng trên vùng Viễn Đông và Đông Kazakhstan, có sự tham gia của các đơn vị binh chủng hợp thành và các đơn vị không quân, phối hợp với lực lượng Biên phòng...

Trong khuôn khổ chương trình diễn tập và vận chuyển khí tài chiến đấu trong không đầy một tháng đã tiến hành cơ động 20.000 quân nhân của lực lượng vũ trang Việt Nam, hơn 1.000 đơn vị trang thiết bị chiến đấu, 20 máy bay quân sự và máy bay trực thăng, hơn 3 nghìn tấn vũ khí trang bị, đạn và cơ sở vật chất phục vụ chiến tranh.

 
 

 

Trữ lượng dầu, tiêu hao trong thời gian thực hiện các hoạt động diễn tập và giúp đỡ Việt nam, Bộ quốc phòng Liên Xô thời bấy giờ đã phải phục hồi lại dự trữ trong vòng hai năm.

Theo Sputnik, khi nhận được các thông tin đầu tiên về ý định tấn công Việt Nam của Trung Quốc, Hải quân Liên Xô đã điều các tàu tuần dương và tàu khu trục tới Biển Đông. Ngay sau khi cuộc tấn công xảy ra, ngoài khơi đã tập trung 13 tàu của Liên Xô. Đến đầu tháng Ba, quân số tàu chiến Liên Xô trên Biển Đông lên tới 30 chiếc. 

Kết quả sự hiện diện của tàu Liên Xô là 300 tàu Hải quân Trung Quốc đã không có cơ hội để tham gia vào cuộc tấn công Việt Nam. Ngoài ra, các tàu của Liên Xô đảm bảo việc chuyển hàng an toàn cho Việt Nam. Chỉ riêng ở Hải Phòng, đã có 20 tàu chở hàng và dầu từ Liên Xô được bốc dỡ. Cùng với đó, thuỷ thủ Liên Xô đã đối phó với các tàu chiến Mỹ. Ngày 25/2/1979, các tàu Mỹ đã đỗ thành chuỗi ngoài khơi bờ biển Việt Nam, mà theo người Mỹ lúc bấy giờ gọi là "để kiểm soát tình hình".  

Để ngăn tàu Mỹ không tới được khu vực hoạt động chiến sự, tàu ngầm Liên Xô đã chặn các ngả đường tiếp cận của tàu Mỹ. Tàu Liên Xô đã tạo ra một rào cản trên biển mà tàu Mỹ đã không dám vượt qua và đến ngày 6/3 thì rút hết khỏi Biển Đông.

Sputnik trích dẫn lời cố vấn quân sự Liên Xô, Đại tá Gennady Ivanov kể lại: "Sáng ngày 19/2/1979, một nhóm cố vấn quân sự Liên Xô gồm các vị tướng giàu kinh nghiệm nhất, đứng đầu là tướng Gennady Obaturov đã bay đến Hà Nội. Ngay khi vừa đến nơi, một cuộc họp với Bộ Tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam đã được tổ chức, sau đó chúng tôi đã lên tuyến đầu, nơi bộ đội Việt Nam đang chiến đấu".

Tổng bí thư Lê Duẩn tán thành đề xuất của ông Obaturov dùng máy bay Liên Xô đưa những quân đoàn tinh nhuệ nhất từ Campuchia về mặt trận biên giới phía Bắc. Hơn nữa, cố Tổng Bí thư Lê Duẩn còn chỉ thị cho các chỉ huy quân sự của Việt Nam, trước khi đưa ra bất cứ quyết định gì, phải thống nhất với các cố vấn quân sự Liên Xô. Rất đáng tiếc là về phía các chuyên gia quân sự Liên Xô đã không tránh khỏi tổn thất. Khi hạ cánh tại Đà Nẵng, máy bay vận tải Liên Xô gặp sự cố, 6 sĩ quan Liên Xô đã hy sinh.

Tướng Obaturov cũng đã báo cáo cho lãnh đạo Liên Xô về việc phải khẩn cấp chuyển đến cho Việt Nam những thiết bị và vũ khí cần thiết để đẩy lùi các cuộc tấn công của Trung Quốc. Tất cả yêu cầu được đáp ứng nhanh chóng. Máy bay vận tải quân sự của Liên Xô đã chuyển cho Việt Nam nhiều tên lửa "Grad", thiết bị cho các đơn vị tình báo điện tử, cùng các phương tiện hỗ trợ chiến đấu khác.

Sputnik nhận định, tất cả điều này đã xác định kết quả cuộc chiến tranh, trong đó vai trò quyết định tất nhiên thuộc về lực lượng vũ trang anh hùng của Việt Nam. Ngày 5/3/1979, Trung Quốc bắt đầu rút quân khỏi các vùng lãnh thổ bị chiếm đóng. Ngày 18/3, chiến sự hoàn toàn chấm dứt. Cuộc tấn công mạnh mẽ nhất của Trung Quốc vào Việt Nam trở thành cuộc tấn công có thời gian ngắn nhất.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Nhà báo Vũ Phong Cầm được khen trong khắc phục bão số 3

Thành phố Hạ Long (Quảng Ninh) tổ chức Hội nghị tổng kết chiến dịch cao điểm 7 ngày đêm khắc phục thiệt hại bão số 3, khen thưởng tập thể-cá nhân có thành tích dọn dẹp vệ sinh môi trường. Thành phố đã khen thưởng một số nhà báo đồng hành với địa phương khắc phục hậu quả thiên tai; trong đó có Nhà báo Vũ Phong Cầm, phóng viên Báo Xây dựng.
2024-09-21 09:56:21

Hội nghị của Thường trực Chính phủ làm việc với các doanh nghiệp lớn

Sáng 21/9, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị của Thường trực Chính phủ làm việc với các doanh nghiệp lớn về giải pháp góp phần phát triển kinh tế - xã hội đất nước.
2024-09-21 09:48:13

MTTQ Việt Nam tỉnh Quảng Trị tiếp nhận gần 20 tỉ đồng ủng hộ các tỉnh phía Bắc

Chiều ngày 20/9, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Quảng Trị tiếp tục tổ chức tiếp nhận hơn 14 tỉ đồng từ các huyện, thị xã, thành phố ủng hộ các tỉnh phía Bắc khắc phục hậu quả thiên tai. Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh ông Đào Mạnh Hùng tiếp nhận hỗ trợ.
2024-09-20 17:30:00

Bắc Kạn gặp khó khi xử lý sự cố vỡ đập hồ chứa quặng đuôi tại xã Bản Thi, huyện Chợ Đồn

Ngày 19/9 Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Kạn đã có văn bản gửi Bộ Công Thương báo cáo và đề nghị bộ này hỗ trợ xử lý sự cố sạt lở hồ chứa quặng đuôi mỏ kẽm chì Chợ Điền.
2024-09-20 15:25:41

Tặng quà các đồng chí thương binh, gia đình chính sách bị ảnh hưởng bão lũ tại Yên Bái

Ngày 20/9, Đoàn công tác của Báo Xây dựng, Tạp chí Hòa Nhập và Tập đoàn kinh doanh BĐS Thiên Khôi đã đến tặng quà cho các thương binh, gia đình chính sách bị ảnh hưởng lũ lụt tại Yên Bái.
2024-09-20 15:17:47

'Rốn lũ' Minh Hóa: Ngập nặng, hàng trăm hộ dân lên nhà phao tránh trú

Mưa liên tục những ngày qua kèm theo lượng nước lớn từ thượng nguồn đổ về khiến hàng trăm ngôi nhà của người dân xã Tân Hóa (Minh Hóa) ngập sâu từ 0,5-2m.
2024-09-20 10:05:00
Đang tải...