Con 1 tuổi mắc bệnh tim hiếm gặp, vợ chồng nghèo cầu xin trợ giúp
Đó là Hồ Trọng Bảo Khang (SN 2021), ngụ tại thôn Xuân Dục 2, xã Xuân Ninh, huyện Quảng Ninh. Bố mẹ em là chị Nguyễn Thị Thu (SN 1982) và anh Hồ Trọng Cương (SN 1977). Hai người kết hôn với nhau vào năm 2006 và có một cô con gái đầu.
Bảo Khánh mắc bệnh tim hiếm gặp, gia đình không đủ khả năng chạy chữa (Ảnh:Báo Sức khoẻ & đời sống)
Chị Thu là nhân viên thư viện trường học cấp 3 trên địa bàn, anh chăm đám ruộng và theo chân bạn bè đi phụ hồ. Tuy cuộc sống không dư dả nhưng khá hạnh phục.
Năm 2001, vợ chồng chào đón thêm một thiên thần, với tất cả niềm hứng khởi. Nhưng rồi sau những lần thăm khám, tiếng sét lại đánh ngang tai khi biết hình hài ấy đang phát triển không bình thường và mang trên mình bệnh tim bẩm sinh một thất vô cùng hiếm gặp.
Bác sĩ Trần Thanh Toàn, Khoa Nội Tim mạch, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Nam – Cuba Đồng Hới (Quảng Bình) cho biết, bệnh Tim một thất là một trong những khuyết tật về tim hiếm gặp. Trung bình cứ 100.000 trẻ sinh ra thì có 1 trẻ bị khuyết tật này. Những đứa trẻ được sinh ra với khuyết tật tim một thất khó có thể phát triển toàn diện được.
Để giữ mạng sống cho sinh linh bé bỏng, vợ chồng anh chị đã đi hết bệnh viện này đến bệnh viện khác tìm cách cứu chữa.
Tháng 3/2021, Bảo Khang ra đời trong sự vui mừng khôn xiết. Với đồng lương ít ỏi, một ít tiền tích góp và vay mượn cùng sự giúp đỡ của người thân, anh chị lại tiếp tục hành trình giữ sự sống cho con nhỏ. Mỗi chuyến viện vào Huế nào là tiền xe, tiền ăn, tiền viện, tiền thuốc cứ thế "đốt" hết số tiền ít ỏi vợ chồng này có.
Bệnh tình của con nhỏ vẫn cứ trở nặng từng ngày, rồi lần thăm khám mới nhất khi anh chị lần đầu tiên trong đời đến TP. Hồ Chí Minh xa xôi với hy vọng bệnh tật của con sẽ tiến triển tốt hơn. Qua Thăm khám, Bảo Khang được chẩn đoán bệnh Tim một thất, sai vị đại động mạch (Còn gọi là chuyển vị đại động mạch, là một bệnh lý tim mạch bẩm sinh xảy ra ở trẻ sơ sinh. Khi đó, hai động mạch có chức năng vận chuyển máu từ tim đến phổi và đến các cơ quan trong cơ thể không được kết nối như bình thường, chúng bị đảo vị trí) và tăng áp phổi.
Kết luận của bác sĩ cho rằng sức khỏe và bệnh lý của Bảo Khang hiện không thể thực hiện phẫu thuật mà phải tiếp tục dùng thuốc duy trì sự sống chờ đợi. Nếu bệnh tiếp tục chuyển xấu, cơ hội duy nhất cho sự sống của cháu là thay tim, một cơ hội vô cùng nhỏ nhoi. Nhưng vợ chồng nghèo này vẫn không muốn bỏ cuộc, để níu lại cơ hội dù là nhỏ nhất cho con trai.
Thương tâm hơn là hoàn cảnh của gia đình ông Mai Gia Khánh, ở tầng 5, khu tập thể K5, phố Ao Sen, Mộ Lao, Hà Đông. Trong căn nhà rộng chừng 20m2 là chỗ trú ngụ của 4 con người. Sinh được 2 người con trai, những tưởng có chỗ nương tựa về già, nào ngờ ông Khánh lại bất hạnh đến vậy.
Ông Khánh bất lực khi nghĩ đến con khờ, cháu dại (Ảnh: Dân trí)
Một đứa cn mất vì tai nạn giao thông, vợ bỏ đi, để lại con cho ông bà nội nuôi. Còn đứa con nữa, 40 năm nay tâm trí không minh mẫn vì bệnh bại não. Để kiếm tiền trang trải cho 4 miệng ăn, vợ ông phải đi bòn mót phế liệu. Còn ông, phụ trách ở nhà trông chừng đứa con dại khờ.
Cuộc sống càng khó khăn, bĩ cực khi ông bà không chỉ gánh nặng con trai bệnh tật mà còn nuôi cháu gái (con của anh Tuấn Anh đã mất). Bố cháu không còn nữa, mẹ cũng bỏ đi từ bấy đến nay nên ông bà cứ tằng tiện, chắt chiu nuôi cháu mỗi ngày. Nhắc đến việc này, khiến ông bà nơm nớp sợ: "Tôi cũng già rồi, cũng sẽ phải về với tổ tiên. Nhưng tôi sợ thật cô ạ, sợ là khi tôi không còn nữa, thì cháu tôi sẽ như thế nào, đi đâu, về đâu, nương tựa vào ai, rồi lại phải đèo bòng người chú bại não thế này thì sao mà sống được", ông Khánh chia sẻ với Dân trí.
Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binh và người khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.