Giá nước tăng cao- người dân lãnh đủ
Hiện trạng hệ thống cấp nước TP. Bảo Lộc.
Sơ đồ hệ thống cấp nước thành phố Bảo Lộc. |
TP. Bảo Lộc có vị trí ở phía Tây Nam của tỉnh Lâm Đồng, nằm trên cao nguyên Di Linh và Quốc lộ 20 đi Đà Lạt, cách TP.Hồ Chí Minh khoảng 180km. Đây là điểm dừng chân quen thuộc trên tuyến du lịch TP.Hồ Chí Minh- Đà Lạt, còn là trung tâm của khu vực Nam Lâm Đồng, tiếp giáp với miền Đông Nam Bộ và là “cửa ngõ” của cao nguyên. Theo số liệu của cơ quan chức năng, nguồn khai thác dùng cho TP. Bảo Lộc hiện nay là nguồn nước ngầm và nguồn nước mặt hồ Nam Phương, bao gồm:
- 19 trạm bơm nước giếng, được phân bố rải rác trên địa bàn thành phố, cấp cho mục đích sinh hoạt và các dịch vụ công cộng.
- Nguồn nước hồ Nam Phương, đi vào khai thác năm 2016, hiện nay nhà máy nước của Công ty Thiên Hòa An, đang đảm nhiệm cấp nước cho một phần khu dân cư của thành phố với công suất 5.000m3/ngày đêm đến năm 2020.
Tính đến tháng 6/2017, sản lượng thương phẩm đạt 8.550m3, trong đó: Sản lượng nước ngầm đạt 6.250m3/ngày đêm; nguồn nước hồ Nam Phương cung cấp 2.300m2/ngày đêm, trong đó, tỷ lệ thất thoát toàn hệ thống là 26%.
Theo đó, về trữ lượng và chất lượng nước: Qua kết quả xét nghiệm, phân tích mẫu nước ngầm ở TP. Bảo Lộc, chủ yếu là hàm lượng sắt cao và có vi sinh vật, nhiễm ít mangan. Nguồn nước hồ có chất lượng tương đối tốt và ổn định, chủ yếu là hàm lượng cặn lơ lửng. Hai nguồn nước đều đạt tiêu chuẩn làm nguồn nước cấp cho sinh hoạt. Tại Bảng thống kê tình hình cấp phát và tiêu thụ nước TP. Bảo Lộc, đơn vị tính m3/ngày đêm, có số liệu như sau:
- Năm 2000: Nguồn cung là 6.000m3, tiêu thụ 4.000m3.
- Năm 2017, nguồn cung là 11.500m3, tiêu thụ 8.500m3
Số liệu trên cho thấy, hơn 10 năm qua, lượng tiêu thụ chỉ tăng hơn 2 lần và dự báo trong những năm tới như sau :
-Năm 2019, nguồn cung 11.500m3, tiêu thụ 9.500m3
-Năm 2020, nguồn cung 11.500m3, tiêu thụ 10.000m3
-Năm 2011, nguồn cung 28.500m3, tiêu thụ 11.500m3...
Như vậy, không có sự gia tăng đột biến về nhu cầu tiêu thụ nước trên địa bàn TP. Bảo Lộc.Tại Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư sử dụng vốn ODA của Đan Mạch, có đưa ra số liệu về tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty Bảo Lộc, tính tới ngày 31/12/2018 (hồ sơ kiểm toán):
1.Doanh thu: 25.364.302.276 VNĐ.
2. Lợi nhuận: 2.788.936.739 VNĐ.
3. Tiền gửi Ngân hàng: 1.392.168.107 VNĐ
4.Tổng quỹ đầu tư phát triển: 1.944.184.290 VNĐ.
Trong Báo cáo đầu tư dự án Kiểm soát tỷ lệ thất thoát nước sạch, nâng cấp và mở rộng hệ thống cấp nước TP. Bảo Lộc của Công ty Bảo Lộc, gồm các nội dung: Cải tạo hệ thống cấp nước, xây dựng mới nhà máy lấy nước từ hồ Lộc Thắng tại huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng, với mục tiêu là xây dựng nhà máy nước công suất 17.000m3/ngày đêm và hệ thống đường ống dẫn nước từ hồ Lộc Thắng về thành phố Bảo Lộc. Dự kiến nhà máy sẽ hoàn thành vào năm 2021, giá bán nước khởi điểm là 12.790 đồng/m3, sau đó sẽ tăng theo lộ trình, trong khi giá nước hiện nay là 8.985 đồng. Dự án có tổng chi phí đầu tư là 448.499.302.622 đồng, tương đương 17.714.255 USD. Tuy nhiên, chuyên gia cũng lưu ý các số liệu cần xem xét, đó là:
- Doanh thu bán nước là 105,946 tỷ đồng/năm (Trang 42-BCĐT) thì số liệu đúng là 55.742.439 đồng (= 4.358.283m3 x 12.790 đồng/m3).
- Lợi nhuận 49,557 tỷ đồng/năm (Trang 42-BCĐT), số liệu đúng: 6.020.183.473 đồng (= 55.742.439.570 đồng x 10,8%), lấy theo tỷ suất lợi nhuận của Công ty Bảo Lộc năm 2018.
Vấn đề mà dư luận quan tâm là, sản lượng nước được bán ra chỉ khoảng 4,4 triệu m3/năm và để thu về 106 tỷ đồng/năm thì giá nước phải ở mức 24.000 đồng/m3, chứ không phải giá 12.790 đồng/m3.
Nhà máy nước Thiên Hòa An đang khai thác nguồn nước hồ Nam Phương |
Qua thông tin mà chúng tôi nắm được, UBND tỉnh Lâm Đồng đã chấp thuận cho Công ty Bảo Lộc, lập DA và trình duyệt hồ sơ đầu tư công trung hạn bằng nguồn vốn vay ODA từ Đan Mạch để đầu tư DA Kiểm soát tỷ lệ thất thoát nước, nâng cấp và mở rộng hệ thống cấp nước TP. Bảo Lộc, từ nguồn nước hồ Lộc Thắng, huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng. Theo các nhà chuyên môn về lĩnh vực cấp thoát nước, DA này phải xây dựng nhà máy cùng hệ thống cấp nước từ hồ Lộc Thắng, huyện Bảo Lâm, về trung tâm TP. Bảo Lộc dài 14km, với chi phí đường ống, giải phóng mặt bằng, nhà cửa, công trình kiến trúc, cơ quan, trường học, khu dân cư...sẽ rất tốn kém, trong khi Nhà máy nước của Công ty Thiên Hòa An nằm giữa trung tâm TP. Bảo Lộc, hiện đang sử dụng nguồn nước hồ Nam Phương, công suất 5.000m3/ngày đêm, có đủ điều kiện nâng công suất lên 17.000m2/ngày đêm... đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng nước cho người dân và doanh nghiệp trên địa bàn thành phố. (Còn tiếp)
Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binh và người khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.