Đầu xuân chiêm bái cột cờ Thành Nam trên 200 tuổi
2016-02-11 15:42:14
0 Bình luận
Cột cờ Nam Định đã được xếp hạng Di tích cấp Quốc gia (28/4/1962), đây là một công trình kiến trúc độc đáo, tiêu biểu của Thành Nam xưa và từ đó đến nay người dân Thành Nam thường rất tự hào gọi là Kỳ Đài.
Tọa lạc ở phía Nam nội thành, trước điện Kính Thiên (nay là chùa Vọng Cung, trên đường Tô Hiệu, phường Ngô Quyền), là một trong bốn cột cờ của cả nước được xây dựng vào đầu thời nhà Nguyễn (Một trong bốn cột cờ được xây dựng vào đầu thời nhà Nguyễn, gồm cột cờ Kinh thành Huế (1807), cột cờ Hà Nội (1812) và cột cờ Thành Bắc Ninh (1838). Căn cứ theo một số tư liệu, cột cờ Thành Nam xây cùng thời với cột cờ Hà Nội).
Được khởi dựng năm 1812, nhưng đến năm 1843 mới hoàn thành. Trải qua trên 200 năm với bao biến cố lịch sử, thiên nhiên khắc nhiệt và cả sự tàn phá của mấy cuộc chiến tranh, thế nhưng cột cờ Nam Định luôn được Đảng bộ và người dân Thành Nam gìn giữ như một hiện vật lịch sử đồ sộ, mang những ý nghĩa vô cùng quan trọng.
Lịch sử Đảng bộ tỉnh Nam Định ghi nhận, vào năm 1873, khi thực dân Pháp đánh chiếm Nam Định lần thứ nhất, nhiều tướng sĩ và nhân dân Thành Nam đã chiến đấu kiên cường bảo vệ Kỳ Đài và đã anh dũng hy sinh, trong đó có nữ anh hùng liệt sỹ Nguyễn Thị Trinh, khi đó mới ngoài 20 tuổi. Nhân dân Thành Nam đã an táng Nguyễn Thị Trinh và các tướng sỹ ngay tại khu vực Kỳ Đài. Ngày 15/3/1874, vua Tự Đức xét công lao những người có công chống Pháp, Nguyễn Thị Trinh được phong tặng “Giám Thương công chúa” (công chúa coi kho) và cho xây dựng miếu thờ ngay tại Kỳ Đài. Năm 1891, vua Thành Thái truy phong 4 chữ “Tiết liệt anh phong”. Bà được nhân dân tấn phong là Thành Hoàng Đương Cảnh, Bạch Hoa công chúa...
Trong thời kỳ Đảng ta còn hoạt động bí mật, nhiều cán bộ, đảng viên tin dùng cột cờ này làm nơi liên lạc và hoạt động để chỉ đạo phong trào cách mạng. Năm 1967, thành phố Nam Định bị máy bay Mỹ đánh phá ác liệt. Đỉnh Cột cờ là nơi tổ quan sát máy bay do đồng chí La Vĩnh Hào - tự vệ nhà máy Dệt chỉ huy làm nhiệm vụ viễn tiêu. Ngày 11-6-1972, máy bay Mỹ lao vào đánh phá thành phố Dệt, vào hồi 10 giờ 10 phút sáng, chúng đã bắn rocket và ném bom trúng vào khu vực Cột cờ làm sập toàn bộ công trình kiến trúc cổ kính này. Năm 1997, nhân kỷ niệm 43 năm Ngày giải phóng thành phố Nam Định (1954 – 1997), Cột Cờ được phục dựng lại theo đúng nguyên trạng ban đầu. Chiều cao công trình là 23,84m gồm 03 bần bệ, thân và vọng lâu. Trên thân có 16 ô thông gió và cầu thang xoáy 54 bậc dẫn lên đỉnh. Cửa phía Nam còn bia đá khắc chữ Hán “Kỳ Đài” và “Thiệu trị tam niên phụng tạo”.
Hiện nay, cột cờ nầy do Bảo tàng Nam Định quản lý và kết hợp với trưng bày những hình ảnh, hiện vật tiêu biểu về Cột cờ và Thành Nam xưa, nhằm không ngừng phát huy những giá trị to lớn của lịch sử địa phương.
Hơn hai thế kỷ qua, cột cờ Nam Định đã chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử, sự đổi thay của đất nước, quê hương, là biểu tượng về lòng yêu nước của nhân dân Thành Nam. Ngày nay, cùng với quần thể các công trình văn hóa như Bảo tàng, chùa Vọng Cung, đền Liệt sỹ…Cột cờ Nam Định là công trình văn hóa quan trọng để nhân dân trong tỉnh và du khách đến tham quan chiêm bái, tìm hiểu truyền thống lịch sử hào hùng về mảnh đất và con người Thành Nam văn hiến. Vì vậy, cứ mỗi độ xuân mới về, đông đảo người dân địa phương và du khách đều đến dâng hương và chiêm bái công trình mang bề dày lịch sử trên 200 tuổi, Cột cờ Nam Định.





Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binh và người khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.
Trần Công
Thủ tướng dâng hương tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh và các anh hùng, liệt sĩ
Chiều 13/7, trong chương trình công tác tại Cần Thơ, nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2025), Thủ tướng Phạm Minh Chính và đoàn công tác đã dâng hương, dâng hoa tưởng nhớ, tri ân Chủ tịch Hồ Chí Minh và các anh hùng, liệt sĩ tại Nghĩa trang Liệt sĩ TP. Cần Thơ.
2025-07-14 09:52:35
Đoàn công tác tỉnh Phú Thọ và hành trình tri ân dọc miền đất lửa
Nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ, Đoàn công tác tỉnh Phú Thọ tổ chức hoạt động tri ân tại Hà Tĩnh và Quảng Trị, thể hiện lòng biết ơn sâu sắc với các Anh hùng liệt sĩ.
2025-07-14 09:17:29
Hành trình tìm lại ký ức về một thời hoa lửa
Từ ngày 7 đến 9/7/2025, Tạp chí Hòa Nhập đã tổ chức chương trình “Hành quân về chiến trường xưa” với sự tham gia của hơn 120 đại biểu là thương binh, bệnh binh, cựu chiến binh, thanh niên xung phong cùng đại diện các đơn vị, doanh nghiệp.
2025-07-14 01:26:47
Bí mật đằng sau màn drift đỉnh cao của sĩ quan Cảnh vệ
Gần đây, thông qua các phương tiện thông tin đại chúng và các nền tảng mạng xã hội, cộng đồng mạng vô cùng phấn khích, mãn nhãn trước tình huống xử lý nghiệp vụ bảo vệ yếu nhân của cán bộ, chiến sĩ Bộ Tư lệnh Cảnh vệ với màn quay xe đỉnh cao trong Chương trình “Vinh quang CAND Việt Nam” tại TP Hồ Chí Minh tháng 6/2025 và chương trình biểu diễn phục vụ Khai mạc Hội thao CAND năm 2024 tại Đà Lạt, Huế, Phú Thọ. Nhưng đó chỉ là một trong rất nhiều kỹ năng của CBCS điều khiển phương tiện nghiệp vụ thuộc Phòng Hậu cần - Bộ Tư lệnh Cảnh vệ, Bộ Công an.
2025-07-13 22:27:00
“Một thời Quảng Trị”: Hồi ức của người lính, dấu ấn một thời trận mạc
Mỗi khi tháng Bảy về, nơi chiến trường xưa Quảng Trị lại đón bước chân lặng lẽ của một người lính từng vào sinh ra tử – Thượng tướng, Viện sĩ, Tiến sĩ Nguyễn Huy Hiệu. Với ông, những địa danh như Cồn Tiên, Dốc Miếu, Khe Sanh, hay dòng Thạch Hãn không đơn thuần là tên gọi, mà là ký ức máu thịt về một thời đạn bom, một thời chiến đấu và cống hiến không tiếc tuổi xuân cho Tổ quốc. Cuộc đời ông, từ người lính trẻ đến vị tướng trí thức, và cuốn hồi ức "Một thời Quảng Trị" đã trở thành một phần di sản quý báu, soi chiếu cho thế hệ hôm nay về sự hy sinh và khát vọng hòa bình.
2025-07-13 19:50:40
Về Thành cổ thăm đồng đội: "Máu xương các anh đã hóa đất lành"
Tháng Bảy, dòng người trên khắp cả nước lại tìm về Quảng Trị, về với Thành cổ - mảnh đất thiêng liêng thấm đẫm máu đào của biết bao thế hệ cha anh. Trong dòng người ấy, có những người lính già, tóc đã điểm sương, trở về thăm lại chiến trường xưa, thăm những người đồng đội đã vĩnh viễn nằm lại nơi đây. Với họ, mỗi tấc đất, mỗi ngọn cỏ ở Thành cổ đều là máu thịt, là ký ức không thể nào quên về một "mùa hè đỏ lửa".
2025-07-13 19:34:43