Đóng thuế, gánh nặng và vinh dự
Cách đây 10 năm, giới doanh nhân Việt Nam vinh dự được Nhà nước chọn ngày 13/10 hằng năm là ngày kỷ niệm cho giới của mình. Khi đó, họ được tôn vinh là “những chiến sĩ xung kích thời bình”.
Từ đó đến nay, xã hội ngày càng biết đến vai trò của giới doanh nhân trong công cuộc chấn hưng đất nước, phát triển sản xuất, tạo công ăn việc làm cho hàng chục triệu lao động, góp phần quan trọng vào ngân sách Nhà nước qua các khoản nộp thuế, nâng cao uy tín hàng hóa Việt Nam trên thương trường quốc tế…
Vậy mà 10 năm sau, họ vẫn phải lận đận ngụp lặn trong hàng núi thủ tục hành chính để thực thi sứ mạng “những chiến sĩ xung kích thời bình” của mình.
Mặc dù đã có những lời hứa “có gang có thép” từ các cơ quan có trách nhiệm nhưng cứ nhìn vào những con số ấy, nhiều người vẫn cảm thấy lòng tự tôn dân tộc bị xúc phạm nghiêm trọng và thấy dường như có cái gì tắc trong cổ họng, cố an ủi mà nuốt vẫn khó trôi.
Khó trôi ở chỗ bộ máy hành chính nước nhà từ ngày thành lập nước đến nay vẫn được coi là những công bộc của dân, do dân và vì dân. Vậy mà nay lại thua kém đến mức thảm hại như vậy, liệu mấy ai học chữ ngờ?
Khó trôi bởi ý nghĩa của những đồng tiền thuế kia là của giới DN đóng góp xây dựng đất nước, trong đó có phần để nuôi sống bộ máy ấy. Nay nó quay ra hành hạ mình “lên bờ xuống ruộng”, liệu mấy ai chịu nổi?
Khó trôi nữa là quan điểm tự ru ngủ mình tại cơ quan có trách nhiệm. Một quan chức cao cấp của Tổng cục Thuế cho rằng, thứ hạng nộp thuế của Việt Nam như vậy đã có cải tiến so với giai đoạn đầu tiên báo cáo đánh giá, bởi vì giai đoạn đầu tiên là 1.050 giờ, sau đó giảm xuống 941 giờ, và bây giờ giảm xuống còn 872 giờ. Tự “ru” mình như thế, lời hứa sẽ giảm xuống còn 171 giờ trong năm tới liệu có thể tin?
“Thua thầy một vạn không bằng thua bạn một ly”, ở ta lại thua hơi nhiều “ly” quá. Có ý kiến cho rằng phải coi đây là nỗi nhục thì mới mong sửa được.
Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binh và người khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.