Giáo sư Hàn Quốc quỳ gối xin lỗi thường dân bị sát hại ở Bình Định

2016-02-27 13:49:04 0 Bình luận
“Nửa thế kỉ trôi qua kể từ ngày xảy ra vụ thảm sát Bình An, nhưng niềm đau và nỗi buồn vẫn còn đó. Thật là xấu hổ và tôi sẽ luôn ghi nhớ điều này. Bổn phận của chúng ta, những người còn sống sót là phải ghi nhớ, biết hối cải và nhìn nhận lại bản thân trước những vấn đề lịch sử. Tôi sẽ cố gắng hết mình để sự hy sinh của những người đi trước không trở thành vô nghĩa”.

Chiều 26-2, tại khu chứng tích lịch sử Gò Dài (thôn Gò Dài, xã Tây Vinh, huyện Tây Sơn), UBND tỉnh Bình Định trang trọng tổ chức Lễ tưởng niệm 50 năm vụ thảm sát Bình An (26/2/1966-26/2/2015).

Tại buổi lễ tưởng niệm, nhiều tổ chức quốc tế như Quỹ Hòa bình Hàn-Việt, Liên minh vì hòa bình Châu Á, Hội Y tế Hàn Quốc vì hòa bình Việt Nam, thành viên Hội đồng Quản trị Bảo tàng Hòa Bình Hàn Quốc…, lãnh đạo tỉnh Bình Định, các sở ban ngành, cùng đông đảo nhân dân các vùng từng hứng chịu trong vụ thảm sát đã thành kính dâng hương, hoa tưởng nhớ những nạn nhân.

Tròn nửa thế kỷ đã trôi qua, vùng đất Bình An (nay là 3 xã Tây Vinh, Tây Bình và Tây An, huyện Tây Sơn, Bình Định) - nơi từng hứng chịu vụ thảm sát diễn ra trong nhiều ngày, cướp đi mạng sống của hơn 1.000 người dân vô tội - nay đã hồi sinh, diện mạo thay đổi và bình yên đúng như cái tên vốn có.

Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Hồ Quốc Dũng phát biểu tại lễ tưởng niệm

Cách đây 50 năm, từ ngày 23-1 đến 26-2-1966, 1.004 người dân vô tội tại xã Bình An cũ (nay thuộc các xã Tây Vinh, Tây Bình, Tây An, huyện Tây Sơn và các xã Nhơn Phúc, Nhơn Mỹ, Nhơn Hậu, thị xã An Nhơn) đã bị lính Nam Triều Tiên sát hại dưới sự chỉ huy của đế quốc Mỹ. Đau thương hơn, chỉ trong 1 giờ ngày 26-2-1966, hơn 380 dân thường tại Gò Dài bị giết hại, 1.925 ngôi nhà bị phá hủy,… những nạn nhân được chôn chung trong một hố.

Ông Nguyễn Tấn Lân (ở xã Tây Vinh) - nhân chứng sống trong vụ thảm sát, nhớ lại: “Ngày 23 tháng Giêng Xuân Bính Ngọ 1966 là ngày mà tôi và những người dân Tây Vinh sẽ không bao giờ quên. Tiếng súng, tiếng pháo nổ liên hồi, 3 mẹ con tôi cùng người dân trong làng kéo nhau xuống hầm.

Thế nhưng, lính Triều Tiên phát hiện và ra lệnh chúng tôi đi theo chúng. Tại điểm tập trung - đám ruộng Cạnh Buồm (thuộc xóm 1, thôn An Vinh 1), có hơn 20 gia đình ngồi ở đó trong vẻ hãi hùng. Rồi sau một tiếng hét to, chúng đồng loạt nã súng vào người dân. Xác người đổ lên nhau, máu tuôn đỏ ruộng đồng, tiếng la khóc thảm thiết của người dân gọi người thân”.

Đại diện các tổ chức quốc tế, các hội, đoàn thể Hàn Quốc dâng hoa, dâng hương đến những người dân vô tội trong vụ thảm sát năm 1966

Tại buổi lễ, Giáo sư Roh Hwa Wook, Chủ tịch Ủy ban xúc tiến thành lập Quỹ Hòa bình Hàn-Việt, gửi lời xin lỗi đến thân nhân các gia đình có người tử nạn trong vụ thảm sát.

“Nửa thế kỉ trôi qua kể từ ngày xảy ra vụ thảm sát Bình An, nhưng niềm đau và nỗi buồn vẫn còn đó. Thật là xấu hổ và tôi sẽ luôn ghi nhớ điều này. Bổn phận của chúng ta, những người còn sống sót là phải ghi nhớ, biết hối cải và nhìn nhận lại bản thân trước những vấn đề lịch sử. Bởi không có quá khứ sẽ không có tương lai; không biết ăn năn, hối lỗi không thể xây dựng được hòa bình. Tôi sẽ cố gắng hết mình để sự hy sinh của những người đi trước không trở thành vô nghĩa”.

Năm 1990, Bộ Văn hóa công nhận Di tích Lịch sử - Văn hóa cho những địa điểm ghi lại tội ác của quân Nam Triều Tiên tàn sát nhân dân từ ngày 23/1 đến ngày 26/2/1966 tại Bình An (huyện Tây Sơn). Ngày 25-2, nhân dân các địa phương chịu đau thương trong vụ sát hại đã tổ chức lễ giỗ tập thể để tưởng nhớ đến các nạn nhân trong vụ thảm sát.

Giáo sư Roh Hwa Wook, Chủ tịch Ủy ban xúc tiến thành lập Quỹ Hòa bình Hàn-Việt quỳ xuống xin lỗi đến thân nhân của người dân vô tội trong vụ thảm sát

Ngày nay, tại Khu di tích Gò Dài, thế hệ con cháu vẫn có thể hình dung về vụ thảm sát tàn khốc năm nào qua bức tranh bằng gốm phác họa lại vụ thảm sát. Bức tranh mô tả cảnh pháo, máy bay địch đang bắn phá làng mạc, làm nhà cháy, trâu bò chết, ruộng vườn tan hoang; lính Nam Triều Tiên dồn người già, phụ nữ, trẻ em rồi xả súng để giết họ, người chết nằm ngổn ngang đè lên nhau.

Ông Nguyễn Tấn Lân (ở xã Tây Vinh) - nhân chứng sống trong vụ thảm sát không bao giờ quên được giây phút kinh hoàng đó.

Nhân dân địa phương lấy ngày 25-2 hàng năm làm ngày giỗ chung tưởng nhớ các nạn nhân

 

Các hội, đoàn thể, trí thức Hàn Quốc thành kính dâng hương đến các nạn nhân

 

Lãnh đạo, nguyên lãnh đạo tỉnh Bình Định thắp hương tưởng niệm người dân vô tội trong vụ thảm sát

 

Những cụ già ở Tây Vinh chẳng bao giờ quên giây phút bị lính chư hầu Nam Triều Tiên thảm sát người thân mình

 

Bức tranh kể lại cuộc thảm sát của 50 năm trước.
Bức tranh kể lại cuộc thảm sát của 50 năm trước.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Quảng Ninh: Tổng kết công tác ứng phó và khắc phục hậu quả cơn bão số 3 - Xây dựng Đề án khôi phục tái thiết lại tỉnh sau bão

Sáng 21/9, tỉnh Quảng Ninh đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác ứng phó và khắc phục hậu quả cơn bão số 3. Hội nghị được truyền hình trực tuyến đến các điểm cầu cấp huyện và 177 điểm cầu cấp xã. Trước khi diễn ra hội nghị, các đại biểu đã thành kính dành một phút mặc niệm các nạn nhân bị thiệt mạng do cơn bão số 3.
2024-09-21 20:09:05

Thành phố Hạ Long: Trên 1,5 vạn phụ nữ thành phố chung tay khắc phục hậu quả do bão số 3

Nhằm khắc phục hậu quả sau bão số 3, chung tay dọn dẹp vệ sinh môi trường, các công trình thiết yếu, đường giao thông công cộng và khu các dân cư, các bãi biển để sớm ổn định đời sống nhân dân, khôi phục sản xuất kinh doanh, hoạt động dịch vụ và đón khách du lịch. Ban Thường vụ Hội LHPN Thành phố Hạ Long phát động “Chương trình ra quân tổng vệ sinh môi trường khắc phục hậu quả cơn bão số 3 (YAGI)”
2024-09-21 19:55:35

Cô học trò nhỏ vùng cao đạt ước mơ ĐH sư phạm với trung bình hơn 9 điểm

Tại kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 vừa qua, ba môn thi khối C của em Nguyễn Thị Ánh Nguyệt đạt 27,5 điểm (Lịch sử 8,75 điểm, Địa lý 9,5 điểm và Ngữ văn 9,25 điểm). Nguyệt đã trúng tuyển vào Khoa Sư phạm Tiểu học, Trường Đại học Sư phạm Huế.
2024-09-21 10:05:00

Nhà báo Vũ Phong Cầm được khen trong khắc phục bão số 3

Thành phố Hạ Long (Quảng Ninh) tổ chức Hội nghị tổng kết chiến dịch cao điểm 7 ngày đêm khắc phục thiệt hại bão số 3, khen thưởng tập thể-cá nhân có thành tích dọn dẹp vệ sinh môi trường. Thành phố đã khen thưởng một số nhà báo đồng hành với địa phương khắc phục hậu quả thiên tai; trong đó có Nhà báo Vũ Phong Cầm, phóng viên Báo Xây dựng.
2024-09-21 09:56:21

Hội nghị của Thường trực Chính phủ làm việc với các doanh nghiệp lớn

Sáng 21/9, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị của Thường trực Chính phủ làm việc với các doanh nghiệp lớn về giải pháp góp phần phát triển kinh tế - xã hội đất nước.
2024-09-21 09:48:13

MTTQ Việt Nam tỉnh Quảng Trị tiếp nhận gần 20 tỉ đồng ủng hộ các tỉnh phía Bắc

Chiều ngày 20/9, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Quảng Trị tiếp tục tổ chức tiếp nhận hơn 14 tỉ đồng từ các huyện, thị xã, thành phố ủng hộ các tỉnh phía Bắc khắc phục hậu quả thiên tai. Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh ông Đào Mạnh Hùng tiếp nhận hỗ trợ.
2024-09-20 17:30:00
Đang tải...