Vườn bí xanh ngút ngàn của ông thương binh Nghệ An

2024-02-21 06:30:00 0 Bình luận
Nhắc đến ông Bạch Sỹ Xuân sống ở xóm Phú Thắng, xã Thanh Yên, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An, chắc hẳn ai cũng biết đến với nghị lực phi thường vượt qua những nỗi đau về thể xác do chiến tranh để lại vươn lên làm kinh tế giỏi.

Dám nghĩ dám làm

Ông Xuân sinh năm 1952 trong gia đình bần nông bình thường. Năm 1967 theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc ông tham gia cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước tại Trung đoàn 271,Trung đoàn điểm thuộc Bộ Quốc Phòng. Trải qua nhiều chiến trường khốc liệt như Quảng Trị, Tây Ninh, Vĩnh Long, Campuchia, rồi quay về chiến trường Đức Hòa, Long An và bị thương tại đây. Chiến tranh kết thúc ông trở về cuộc sống đời thường với vết thương trên cơ thể và được Nhà nước công nhận thương binh hạng 2/4.

Kể về cuộc đời mình ông Xuân chia sẻ: “Xuất ngũ trở về, Ông lập gia đình với bà Bùi Thị Bình (người cùng xã); Ông và bà có 4 người con, tất cả các con đều được ăn học đầy đủ. Những năm đầu của nền kinh tế thị trường, Ông nhận thấy chỉ có xuất khẩu lao động là thị trường mới lạ và có nhiều tiềm năng nên lần lượt Ông động viên các con đi xuất khẩu từ Malaysia, Đài Loan đến Nhật Bản đến nay cả 4/4 có gia đình riêng và cuộc sống tự lập. Để có tiền cho con đi xuất khẩu làm một vấn đề không nhỏ ở thời điểm đó. Biết đến Ngân hàng Chính sách xã hội thông qua Phòng lao động thương binh và xã hội huyện Thanh Chương, ông mạnh dạn đưa sổ thương binh lên ngân hàng làm thủ tục vay cho các con xuất khẩu.”

Những năm tuổi già, mặc dù cuộc sống an nhàn nhưng với bản tính siêng năng, cần cù chịu khó, khi biết đến mô hình trồng bí xanh của Hội nông dân các xã trên địa bàn huyện Thanh Chương cho kết quả cao, Ông đã mạnh dạn nhận 2 hecta đất. Trồng bí mặc dù mô hình thuộc bãi nổi cạnh sông Lam nhưng nước không tự dưng mà chảy từ dưới sông lên tưới bí được. Ông Xuân đã bàn với bà mạnh dạn vay vốn ngân hàng chính sách để đầu tư mua máy nổ bằng xăng, đào hệ thống mương trữ nước và mua vòi kéo từ Sông Lam lên tận chân ruộng bí trong những ngày nắng nóng nhằm cấp đủ nước cho cây trồng.

Thương binh Bạch Sỹ Xuân vui mừng bên vườn bí được mùa, được giá

Qua tổng kết khẳng định rằng cơ cấu trồng cây bí xanh trên đất bãi phù sa xã Thanh Yên rất phù hợp cho năng suất sản lượng cao cộng với đầu ra ổn định, cho thu nhập gấp nhiều lần so với cây trồng khác, nên Ông đã tập hợp nhiều hội viên nông dân khác kết hợp cùng Hội nông dân xã Thanh Yên phát triển mô hình trồng bí, được nhiều hội viên và nhân dân hưởng ứng thực hiện để nhân rộng mô hình.

Vụ Đông xuân năm 2021-2022, nhận thấy cơ hội đến, hội Nông dân xã Thanh Yên đã nắm bắt, tổ chức cho cán bộ và một số hội viên đi tham quan học hỏi mô hình trồng cây bí xanh tại xã Thanh Lĩnh, xã Thanh Tiên, huyện Thanh Chương. Sau đó Hội đã vận động được 15 hội viên tham gia làm mô hình, vụ đầu cấp ủy chính quyền đã tạo điều kiện quy hoạch với diện tích 0,9 ha; hội đã phối hợp với Trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện Thanh Chương tổ chức tập huấn kỹ thuật và quy trình trồng và chăm sóc cây bí xanh cho hội viên có 3 đợt, với thời gian 4 tháng vụ đông xuân đã cho thu hoạch qua đánh giá tổng kết vụ đầu về NSSLBQ: 1,4 tấn/sào giá BQ 12, 5 nghđ/kg, trừ chi phí đầu tư 3,7 triệu đồng/sào cho thu nhập 13,5 – 14 triệu đồng/sào.

Bước sang vụ đông xuân 2022-2023, nhận thấy được tầm quan trọng và hiệu quả của việc trồng cây hàng hóa. điển hình có hội viên ông Bạch Sỹ Xuân chi hội Phú Thắng xã Thanh Yên huyện Thanh Chương là một trong những hội viên nông dân tiên phong đi đầu trong việc trồng và phát triển cây bí xanh, vụ xuân năm nay ông Bạch Sỹ Xuân đã mạnh dạn đầu tư trồng gần 2 ha, qua 2 đợt thu hoạch gia đình ông đã thu về hơn 750 triệu đồng.

Trồng bí xanh có giá trị kinh tế rất cao

Ông Xuân cho biết: “Năm nay bí không những được mùa mà còn được giá và trồng bí chỉ phải đầu tư cơ sở vật chất vụ đầu tiên như choải, lưới, ni lông còn các vụ sản xuất tiếp theo người dân chỉ việc bỏ công, phân, giống ra trồng và chăm sóc”. Qua tổng hợp đánh giá hiệu quả mô hình từ hội nông dân xã Thanh Yên, bí xanh có năng suất trung bình mỗi vụ là 2,1 tấn/sào x với giá thương lái thu mua tại vườn 14.000/kg, trừ đi chi phí thì mỗi vụ đạt năng suất từ 19.500.000 đến 20.000.000 triệu đồng/sào. Riêng khu vực Đồng Cồn đạt 24.500.000/sào do chăm sóc thâm canh tốt hơn. Ông Xuân không giấu nổi niềm vui mừng cho biết: "Trồng bí xanh có giá trị kinh tế rất cao. Với gần 2 ha sau khi trừ các khoản mùa này gia đình tôi thu về trên 750 triệu đồng. Một khoản tiền vô cùng lớn đối với một hội viên nông dân tham gia mô hình trồng cây hàng hóa, gần 4 tháng của vụ bí thứ nhất trải qua các cung bậc cảm xúc quyết tâm, mạnh dạn, lo lắng và cảm xúc cuối cùng là phấn khởi vui mừng khi bí được mùa, được giá.

Đẩy mạnh đề án chuyển đổi cơ cấu cây trồng

Nhận thấy mô hình trồng bí của Cựu chiến binh Bạch Sỹ Xuân thành công hơn mong đợi, Hội Nông dân xã Thanh Yên đã khuyến khích các hội viên tham gia để thực hiện và đẩy mạnh Đề án chuyển đổi cơ cấu cây trồng và tạo niềm tin cho hội viên nông dân làm kinh tế giỏi.

Sau thành công Đại hội đại biểu hội nông dân xã Khóa XIII, nhiệm kỳ 2023-2028, Hội nông dân xã Thanh Yên đã tổ chức buổi hội thảo về quy trình kỹ thuật và hiệu quả trông cây bí xanh, có hơn 50 cán bộ và hội viên tham gia hội thảo. Tại đây, ngoài được tai nghe mắt thấy trực tiếp sản phẩm của các hộ dân làm, các hội viên còn được nghe quy trình sản xuất cây bí xanh. Chính vì thế nên Hội viên nông dân rất phấn khởi, có rất nhiều hội viên đăng ký tham gia mô hình trồng bí, hiện tại hội đã tham mưu cấp ủy, chính quyền quy hoạch vùng bãi nổi, bãi tập và một số vùng đất giao khoán cơ cấu diện tích từ 7 đến 8 ha trong vụ đông xuân tới.

 

Cây bí là một trong những loại cây trồng phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng của địa phương.

Qua 2 năm làm mô hình trồng bí các hộ dân nơi đây, đặc biệt là tính hiệu quả, kinh tế cao từ mô hình của Ông Xuân đã khẳng định: Bí xanh hiện là cây trồng ngắn ngày mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất so với các loại cây trồng khác. Hiện tại, HĐND tỉnh Nghệ An đã có Nghị quyết số 18/2021 Quy định một số chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2022-2025. Cụ thể Chính sách hỗ trợ tập trung ruộng đất để phát triển sản xuất nông nghiệp quy mô lớn với diện tích tối thiểu 3 ha trở lên với thời hạn 5 năm tạo điều kiện tối đa cho người nông dân; UBND xã cũng đã và đang quy hoạch đất giao cho Hội Nông dân chỉ đạo đồng thời khuyến khích, vận động hội viên nhân dân đẩy mạnh việc trồng và phát triển mô hình này. Hi vọng rằng mô hình trồng bí xanh sẽ là cây trồng chủ lực của người dân xã Thanh Yên nói riêng và các địa phương khác trên địa bàn huyện Thanh Chương nói chung nhằm tạo thành các vùng chuyên canh lớn gắn với chuỗi liên kết bao tiêu sản phẩm; góp phần nâng cao thu nhâp và cải thiện cuộc sống của người dân cũng như đa dạng hoá các sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

“Văn hoá tín ngưỡng và kiến trúc nhà thờ, không gian thờ cúng tổ tiên các dòng họ người Việt trong lịch sử”

Vừa qua, chiều ngày 02/11, tại Khách sạn Nesta, 83 phố Hào Nam - Hà Nội, Công ty Cổ phần Viện Phong thuỷ Khoa học Toàn Cầu – thuộc Tập đoàn Xherozone, Hệ sinh thái Phong thuỷ Đại Nam tổ chức Hội thảo tham vấn chuyên gia Dự thảo nghiên cứu: “Văn hoá tín ngưỡng và kiến trúc nhà thờ, không gian thờ cúng tổ tiên các dòng họ người Việt trong lịch sử”.
2024-11-09 17:15:00

Bản tin Hòa Nhập số 1

Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa phát đi công điện yêu cầu các bộ ngành và địa phương khẩn trương giải quyết dứt điểm những dự án tồn đọng và ngừng thi công, đồng thời triển khai nhanh chóng để hoàn thành và đưa vào sử dụng một cách hiệu quả, tránh tình trạng lãng phí và thất thoát.
2024-11-09 07:55:00

Tạp chí Điện tử Hòa Nhập chúc mừng Hội Phổ biến và Tham vấn Pháp luật Việt Nam

Ngày 8/11, ông Nguyễn Ngọc Quyết – Tổng biên tập Tạp chí Điện tử Hòa Nhập đã tham gia tọa đàm do Hội Phổ biến và Tham vấn Pháp luật Việt Nam tổ chức, nhân kỷ niệm Ngày Pháp luật Việt Nam.
2024-11-08 19:55:00

Hải Phòng là 1 trong 3 điểm cầu truyền hình kỷ niệm 70 năm ‘tập kết ra Bắc’

Theo kế hoạch, Hải Phòng sẽ là một trong 3 điểm cầu truyền hình trực tiếp chương trình kỷ niệm 70 năm “tập kết ra Bắc”. Đây là sự kiện nhằm ghi nhớ những mốc son lịch sử của dân tộc ta, được diễn ra vào lúc 20 giờ, ngày 16/11.
2024-11-08 19:48:51

Khẳng định quyền tiếp cận công bằng với kiến thức pháp luật dành cho người khiếm thị

Sáng ngày 8/11/2024, vòng chung khảo cuộc thi tuyên truyền viên pháp luật giỏi dành cho người khiếm thị đã được tổ chức thành công tại Hà Nội, với sự tham gia của các thí sinh xuất sắc từ vòng sơ khảo ngày 17/10.
2024-11-08 16:19:36

Quảng Ninh: Dân ca độc đáo Nghệ thuật hát Đúm được bảo tồn và phát triển

Loại hình dân ca độc đáo “hát Đúm” xuất hiện từ rất lâu đời ở vùng ven biển Quảng Ninh, đặc biệt tại thị xã Quảng Yên đang rất cần được bảo tồn. Việc lan toả nghệ thuật hát Đúm ngày một rộng rãi trong đời sống nhân dân, góp phần bảo tồn và phát triển nét đẹp văn hoá truyền thống này là hết sức cần thiết.
2024-11-08 16:10:54
Đang tải...