Tưởng niệm 1981 năm ngày Giỗ Hai Bà Trưng

2024-04-14 16:54:54 0 Bình luận
Ngày 14/4 (tức ngày mùng 6 tháng 3 năm Giáp Thìn), Huyện ủy - HĐND - UBND - UBMTTQ Việt Nam huyện Phúc Thọ tổ chức Lễ dâng hương tưởng niệm 1981 năm Ngày Giỗ Hai Bà Trưng.

Theo sử sách còn lưu truyền lại đến ngày nay mùa Xuân năm 40, đất nước ta dưới sự đô hộ của nhà Đông Hán. Hai Bà Trưng đã tụ quân, dựng cờ khởi nghĩa, chiến đấu chống lại quân xâm lược. Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà đã giành thắng lợi, thu phục được 65 thành trì, non sông thu về một mối, nhân dân được hưởng thái bình.  
 


Tổ chức dâng hương tưởng niệm 1981 năm Ngày Giỗ Hai Bà Trưng (43 -2024)

Nhưng được hai năm, năm 42 sau Công Nguyên, nhà Hán cử Mã viện - một tướng có nhiều kinh nghiệm, lại đem 2 vạn quân sang xâm lược nước ta. Sau 1 năm chiến đấu anh dũng, ngoan cường, vì sức yếu, quân ta phải lui về Cấn Khê, nơi Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa.

Cũng theo sử sách còn ghi lại thì khởi nghĩa Hai Bà Trưng là cuộc khởi nghĩa đầu tiên trong lịch sử Việt Nam do phụ nữ lãnh đạo. Cụ thể, năm 40 (sau Công nguyên), Trưng Trắc cùng em là Trưng Nhị sau khi hoàn tất công việc chuẩn bị đã quyết định chọn cửa sông Hát (nay là xã Hát Môn, huyện Phúc Thọ) làm nơi hội quân, lập đàn thề, tế trời đất trước khi ra trận. 

Cũng trên dòng sông Hát lịch sử linh thiêng này là nơi được Hai Bà Trưng chọn làm nơi tuẫn tiết để về cõi vĩnh hằng. Đó là minh chứng khẳng định, trong suốt tiến trình của cuộc khởi nghĩa, Phúc Thọ vinh dự và tự hào là quê hương gắn liền với tên tuổi, chiến công của Hai Bà. 
 


Các vị đại biểu Trung ương, thành phố Hà Nội và huyện Phúc Thọ tham dự Lễ tưởng niệm 

Cảm sâu công đức của Hai Bà Trưng, bao đời nay, các thế hệ người dân huyện Phúc Thọ nói chung, xã Hát Môn nói riêng đã lập đền thờ, tu bổ ngôi Đền Hát Môn khang trang; luôn trao truyền, phát huy những sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng tốt đẹp để bày tỏ tấm lòng thành kính thiêng liêng.

Tương truyền, khi bị quân gặc truy đuổi, Hai Bà Trưng dừng chân ở một quán nhỏ ven đường, được bà quán nước mách bảo phía trước là sông sâu, vận trời khó đoán, mong Hai Bà bảo trọng. Sau khi ăn bánh trôi, biết trước được vận trời, để bảo toàn khí tiết, Hai Bà đã sai quân mang chôn cất ấn tín, cùng đoàn quân gieo mình xuống dòng sông Hát (nay là sông Đáy). Và cũng từ đó, để tưởng nhớ công ơn của Hai Bà, hằng năm, nhân dân xã Hát Môn làm bánh trôi dâng cúng vào Ngày Giỗ (6 tháng 3 âm lịch).

Lễ rước bánh trôi là nghi lễ hết sức quan trọng và đặc trưng nhất của lễ hội truyền thống đền Hát Môn. Những đĩa bánh trôi dâng lên Hai Bà được làm theo quy trình nghiêm ngặt. Gia đình được chọn làm bánh trôi cũng phải là những gia đình hoà thuận, không tang chế và đáp ứng nhiều yêu cầu khác.



Ông Nguyễn Đình Sơn, Chủ tịch UBND huyện Phúc Thọ tuyên chúc văn tại buổi Lễ

Những viên bánh trôi làm từ lúa gạo trong lễ hội Đền Hát Môn thể hiện tín ngưỡng thờ lúa, đề cao hạt lúa và gửi gắm những ước mơ về mùa màng tươi tốt; phản ánh sự đa dạng, phong phú của văn hoá vùng miền và khẳng định tính bản địa của phong tục bánh trôi ở Việt Nam.

Lễ rước bánh trôi là nghi lễ hết sức quan trọng và đặc trưng nhất của lễ hội truyền thống đền Hát Môn. Những đĩa bánh trôi dâng lên Hai Bà được làm theo quy trình nghiêm ngặt. Gia đình được chọn làm bánh trôi cũng phải là những gia đình hoà thuận, không tang chế và đáp ứng nhiều yêu cầu khác.

Những viên bánh trôi làm từ lúa gạo trong lễ hội đền Hát Môn thể hiện tín ngưỡng thờ lúa, đề cao hạt lúa và gửi gắm những ước mơ về mùa màng tươi tốt; phản ánh sự đa dạng, phong phú của văn hoá vùng miền và khẳng định tính bản địa của phong tục bánh trôi ở Việt Nam.

 


Bí thư huyện ủy Phúc Thọ dâng hương tại Đền Hát Môn

Một trong những tục lệ mà người dân xã Hát Môn duy trì từ hàng ngàn năm là trước khi dâng bánh trôi lên Hai Bà vào Ngày Giỗ (6/3 âm lịch), thì nhân dân xã Hát Môn dù sống ở bất cứ nơi đâu cũng đều không ăn bánh trôi. Tục lệ đó được truyền từ đời này sang đời khác như một nét văn hoá đặc sắc của người dân địa phương, thể hiện sự tôn kính đối với Hai Bà.

Lễ vật bánh trôi của người dân xã Hát Môn được cúng vào 3 kỳ lễ hội trong năm, trong đó đại tiệc bánh trôi là ngày 14/4 (6/3 âm lịch), cũng là Ngày Giỗ của Hai Bà. Gần 2.000 năm đã trôi qua nhưng phong tục làm bánh trôi và lễ hội truyền thống đền Hát Môn vẫn giữ được sức sống mãnh liệt.

Đặc biệt việc tổ chức trang trọng Lễ dâng hương tưởng niệm Ngày Giỗ Hai Bà Trưng cũng là dịp để giới thiệu, quảng bá đến du khách trong nước và quốc tế biết đến Đền Hát Môn - Một trong những Di tích Quốc gia đặc biệt của thành phố Hà Nội. Đồng thời là công trình văn hóa, tín ngưỡng lâu đời, có ý nghĩa quan trọng trong đời sống tâm linh của người dân địa phương.

Dưới đây là một số hình ảnh tại Lễ tưởng niệm 1981 năm Ngày Giỗ Hai Bà Trưng (43 - 2024) tại Đền Hát Môn, huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội.

 

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Hội nghị Trung ương 10: Cho ý kiến về 10 nội dung thuộc 2 nhóm vấn đề chiến lược

Thực hiện Chương trình làm việc toàn khoá, hôm nay (18/9) Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII tổ chức Hội nghị lần thứ 10 tại Thủ đô Hà Nội. Hội nghị sẽ thảo luận, cho ý kiến về 10 nội dung thuộc 2 nhóm vấn đề chiến lược và một số việc cụ thể.
2024-09-19 16:02:36

Hà Giang: CSGT đến tận trường phổ biến luật ATGT cho học sinh

Để hạn chế tai nạn giao thông xảy ra, đặc biệt là đối với các em học sinh, Đội 2 Phòng CSGT Công tỉnh Hà Giang phối hợp với Trường PTDT nội trú THPT tỉnh Hà Giang tổ chức buổi tuyên truyền, giáo dục Luật giao thông đường bộ cho các em học sinh trong trường.
2024-09-19 15:04:52

Chính sách ưu đãi đối với Doanh nghiệp của thương binh và NKT: Những bất cập cần giải quyết

Hiện nay, Việt Nam các chính sách ưu đãi đối với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật còn thiếu đồng bộ và bất cập. Nhìn chung, việc tiếp cận các chính sách ưu đãi trên của các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động là Người khuyết tật còn gặp nhiều khó khăn, nhiều chính sách chưa đi vào cuộc sống.
2024-09-19 10:50:25

Thủ tướng chỉ đạo tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ

Theo dự báo của Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão trong đêm 18/9, gây gió mạnh, sóng lớn ven biển và đất liền từ Hà Tĩnh đến Quảng Nam. Để chủ động ứng phó, Thủ tướng Phạm Minh Chính ký Công điện số 98/CĐ-TTg ngày 18/9/2024 chỉ đạo tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ.
2024-09-19 10:25:26

Nghĩa tình thủy chung của Bộ đội Cụ Hồ với bạn bè quốc tế

Truyền thống nghĩa tình thủy chung quốc tế của Bộ đội Cụ Hồ có cội nguồn sâu xa từ truyền thống nhân nghĩa yêu thương của người Việt Nam “thương người như thể thương thân”, “lá lành đùm lá rách”.
2024-09-19 10:07:15

Văn bản Phúc đáp của Tổng cục Chính trị - Bộ Quốc Phòng

Ngày 30/7/2024, Tạp chí điện tử Hòa nhập nhận được Đơn đề nghị ghi ngày 23/7/2024 của cựu chiến binh (CCB) Trương Công Ninh (Sinh năm 1954), đối tượng hưởng trợ cấp chất độc hóa học dioxin; hiện đang ngụ tại số nhà 18 đường Trương Đăng Quỹ, tổ dân phố Đông Trung, thị trấn Kiến Xương, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình.
2024-09-18 18:57:28
Đang tải...