Dự án Hoa cài tre đan giữa lòng phố cổ Hà Nội
Công chúng của Thủ đô được trực tiếp trải nghiệm thực tế với nghề Mây tre đan
Đây là Dự án văn hóa, giáo dục, nghệ thuật đặc nhằm hướng tới mục đích phát triển một số làng nghề truyền thống trong khu vực phố cổ của Hà Nội. Đặc biệt việc triển khai chương trình mang nhiều ý nghĩa, giá trị văn hoá này cũng là nhằm hiện thực hoá Dự án giành chiến thắng tại Cuộc thi sáng kiến ý tưởng Xã hội Tôi 20 – Twenties mùa 10 tại Việt Nam vào tháng 4/2023 vừa qua.
Bên cạnh đó, Workshop nói riêng và chuỗi sự kiện trong giai đoạn Hè – Thu 2023 thuộc khuôn khổ Dự án Trường làng trong Phố hướng đến việc mang tới sự thấu hiểu sâu sắc về làng nghề truyền thống. Trong đó, Workshop 1 dành thời gian và không gian chính tại Đình Kim Ngân số 42 - 44 Hàng Bạc để giới thiệu về một trong những làng nghề Mây tre đan Phú Vinh truyền thống có tiếng của Thủ đô.
TS. Trần Đoàn Lâm chia sẻ về nghề Mây tre đan Phú Vinh
Thông qua câu chuyện được truyền tải bởi nghệ nhân dân gian truyền thống Mây tre đan Phú Vinh thuộc xã Phú Nghĩa, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội. Ban tổ chức chương trình mong muốn khơi gợi những rung động, sự đồng cảm với giá trị văn hóa truyền thống dân tộc, lịch sử xoay quanh chuyện làm nghề và gìn giữ nghề từ những người dân Thủ đô, du khách trong nước và quốc tế…
Đồng thời, qua sự tiếp xúc trực tiếp giữa người dân, du khách với các sản phẩm làng nghề (sản phẩm tre đan) cùng nghệ nhân làng nghề, Trường làng trong Phố hướng tới việc thúc đẩy khả năng nhận diện sản phẩm thủ công làng nghề chính hiệu, chính gốc, chất lượng. Từ đó tạo tiềm năng, lợi thế quảng bá giới thiệu sản phẩm trước đông đảo công chúng, bạn bè quốc tế, thúc đẩy việc tiêu dùng, sử dụng các sản phẩm làng nghề chính gốc truyền thống.
Ông Nguyễn Đức Bình, Chủ nhiệm Câu lạc bộ Đình làng Việt chia sẻ về công tác tổ chức chương trình
Cùng với đó, Ban Tổ chức cũng hy vọng sự quan tâm tình yêu Làng – Nghề Mây tre đan đan Phú Vinh cùng các sản phẩm đan tiện lợi, ứng dụng cao sẽ dần được hình thành, tiếp tục nuôi nấng và lan tỏa trong thế hệ người trẻ nói riêng và bộ phận công chúng địa bàn nội đô Hà Nội nói chung.
Dựng bối cảnh theo cảm hứng từ không gian Trường làng trong vùng quê Bắc Bộ xưa, Workshop như một “buổi học”, “buổi trao đổi” hướng dẫn – trò chuyện giữa nghệ nhân và người tham dự. Workshop được diễn ra trong 2 ca sáng – chiều riêng biệt. Với mỗi ca, người dân, du khách ghé thăm sự kiện sẽ cùng các nghệ nhân dân gian làng nghề truyền thống Mây tre đan Phú Vinh đi qua 2 phần.
Ban tổ chức hy vọng người dân và du khách sẽ có thêm sự hiểu biết về những sản phẩm có nguồn gốc chính hiệu, chất lượng từ Mây tre đan
Cụ thể, phần 1 mang tên “Kết nan dựng hình” các Nghệ nhân sẽ hướng dẫn người tham dự những bước đầu tiên trong việc tạo hình cho một chiếc lọ hoa đan bằng tre. Tiếp đó các Nghệ nhân sẽ tiến hành hướng dẫn từ tổng quan cách thức thực hiện đến các bước chi tiết để kết các nan lại với nhau thành khung trong lọ. Sau đó người tham dự sẽ tiến hành đan tiếp nối, bắt đầu cấu thành sản phẩm. Nghệ nhân sẽ tiến hành kết hợp kể các câu chuyện Làng – Nghề ngay từ khi người tham gia bắt đầu đan sản phẩm.
Phần 2 của chương trình mang tên “Đan hoa thưởng sắc. Nghệ nhân sẽ cùng người tham dự hoàn thiện sản phẩm. Một lượng hoa tươi nhất định do Ban Tổ chức cung cấp hoặc kêu gọi từ các nguồn xã hội hóa, người dân tham dự được dùng để cắm vào lọ nhằm mục đích trang trí hoàn thiện sản phẩm đẹp nhất. Các tác phẩm tiêu biểu sẽ được bình chọn và vinh danh trưng bày trực tiếp tại sự kiện.
Đặc biệt Workshop lần này có sự tham gia của Nghệ nhân Ưu tú Nguyễn Văn Trung – Chủ tịch Hội doanh nghiệp Mây tre đan thuộc làng nghề Mây tre đan Phú Vinh, Chương Mỹ, Hà Nội, trong vai trò dẫn dắt, hướng dẫn trải nghiệm chính cho người tham dự. Nghệ nhân Nguyễn Văn Trung được biết đến là một trong Nghệ nhân dân gian đã có khoảng thời gian gần 40 năm gắn bó bên nghề đan lát và góp phần quảng bá sản phẩm mây tre Việt ra thế giới.
Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binh và người khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.