Hơn 3.000 trẻ em tàn tật, thiệt mạng do các cuộc chiến tranh xung đột
UNICEF cảnh báo tình trạng vi phạm nghiêm trọng quyền trẻ em trong các cuộc xung đột vũ trang tiếp tục gia tăng trong năm 2021, đem đến những hậu quả nghiêm trọng những tổn thương lớn cho hàng nghìn trẻ em.
Những vụ bạo lực nghiêm trọng nhằm vào trẻ em không còn là hình ảnh mới tại các điểm nóng xung đột như Afghanistan, Yemen, Syria, miền bắc Ethiopia... Theo thống kê, từ năm 2005 đến nay, Liên hợp quốc ghi nhận 266 nghìn vụ bạo lực nghiêm trọng nhằm vào trẻ em tại hơn 30 cuộc xung đột diễn ra ở châu Phi, châu Á, Trung Ðông và Mỹ Latin. Song số liệu thực tế thể còn cao hơn nhiều.
Trẻ em là nạn nhân của các vụ xung đột
Trong đó, Afghanistan là quốc gia có số trẻ em bị thiệt mạng do xung đột cao nhất, chiếm 27% tổng số trường hợp trên toàn thế giới. Trong năm 2020, hơn 3.900 trẻ em đã thiệt mạng và bị tàn tật do các thiết bị nổ. Bên cạnh đó, trẻ em thường xuyên bị vi phạm nhân quyền nghiêm trọng. Có tới 37% số vụ bắt cóc là nhằm tuyển mộ và sử dụng trẻ em cho các cuộc xung đột. Con số này thậm chí vượt quá 50% tại Somalia, CHDC Congo, CH Trung Phi.
Trẻ em cũng bị ép, huấn luyện trẻ thành binh lính làm "công cụ" cho các cuộc tấn công, xung đột. Những đứa trẻ đó không có quyền lựa chọn khi không được đến trường, không đủ ăn và bị ép buộc phải cầm súng. Nạn đói, bạo lực, bệnh tật do những cuộc xung đột đã khiến nhiều trẻ em tại Afghanistan rơi vào cảnh lưu lạc.
Trẻ em bị còi xương, suy dinh dưỡng gia tăng
Để có lương thực, khôgn tí gia đình ở Afghanistan đã phải bán các con đổi cái ăn. Tính đến cuối năm 2021, khoảng 3,2 triệu trẻ em dưới 5 tuổi ở Afghanistan bị suy dinh dưỡng trầm trọng, theo số liệu của Liên hợp quốc.
Ðể trẻ em không tiếp tục bị cuốn vào vòng xoáy các cuộc xung đột và là nạn nhân của tình trạng bạo lực gia tăng, UNICEF kêu gọi tất cả các bên tham gia xung đột cam kết thực hiện các kế hoạch hành động cụ thể để bảo vệ trẻ em như ngăn chặn tình trạng vi phạm quyền trẻ em, giải phóng trẻ em khỏi các nhóm vũ trang, chấm dứt các cuộc tấn công vào bệnh viện và trường học... Tuy nhiên, kể từ năm 2005 đến nay, chỉ có 37 kế hoạch được ký kết.
UNICEF kêu gọi cộng đồng quốc tế và các bên liên quan cuộc xung đột ưu tiên bảo vệ trẻ em thông qua tìm kiếm giải pháp hòa bình và chấm dứt bạo lực, tuân thủ các cam kết quốc tế về bảo vệ trẻ em một cách vô điều kiện trong xung đột
Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binh và người khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.